Giải pháp chăm sóc giáo dục trẻ chậm phát triển ở lớp lá 5

Lượt xem:

Đọc bài viết

* Tình trạng giải pháp đã biết:

Trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội, trẻ em là mầm non của đất nước do đó trẻ cần được bảo vệ giáo dục, chăm sóc một cách đặt biệt, chu đáo từ phía gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Mà nhất là trẻ chậm phát triển, vì vậy mà giáo dục trẻ chậm phát triển là nhiệm vụ quan trọng và đầy tính nhân văn của nghành giáo dục chúng ta. Khi trẻ sinh ra không hề lựa chọn được mình như thế nào, không hề biết thế giới rộng lớn có những hạnh phúc và khó khăn gì nên khi trẻ mắc phải một khó khăn nếu chúng ta không có những giải pháp kịp thời có thể ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của trẻ sau này.

* Ưu điểm:

– Lớp học rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, đồ chơi đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho việc học tập của trẻ đảm bảo tốt.

– Lớp có 97,5 % trẻ phát triển bình thường.

* Hạn chế: Trong lớp có một số trẻ chậm phát triển về trí tuệ và ngôn ngữ ở mức độ vừa phải. Những trẻ đó cơ thể phát triển bình thường nhưng ngôn ngữ của cháu phát triển kém. Trẻ  thường không nói chỉ ú ớ khi muốn biểu lộ điều gì, hay ngồi một mình không chơi đùa cùng các bạn, không tham gia các hoạt động trong lớp, trẻ còn hay đi ngoài quần và không biết khả năng tự phục vụ như xúc cơm, mặc quần áo, hay chạy ra khỏi lớp. Kiến thức về việc chăm sóc giáo dục trẻ chậm phát triển của phụ huynh còn hạn chế. Bản thân tôi cũng chưa tìm hiểu sâu về những trẻ này, chưa có kế hoạch chi tiết cụ thể, nhiều lúc cũng chưa mạnh dạn trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về việc chăm sóc trẻ chậm phát triển.

* Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

– Mục đích của giải pháp:

Nhằm giúp trẻ phát triển về trí tuệ và ngôn ngữ, trẻ có thể tự phục vụ bản thân, biết chào hỏi cô và gia đình. Trẻ vui chơi hòa nhận với bạn bè, không tranh giành hay ngồi chơi một mình.Trẻ chú ý nghe cô giáo nó, ngồi chủ đinh được lâu hơn. Điều quan trọng trẻ có thể phát âm bình thường.

Nâng cao ý thức cho phụ huynh về cách giáo dục và chăm sóc trẻ chậm phát triển đúng cách.

Mở rộng thêm biện pháp giúp cho các chị em đồng nghiệp có thêm kiến thức chăm sóc và giáo dục trẻ chậm phát triển tốt hơn.

– Nội dung giải pháp:

Giải pháp 1: Tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ chậm phát triển: Việc cần thiết với một giáo viên đứng lớp như tôi phải làm là tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ chậm phát triển. Đây là biện pháp bắt buộc trong giáo dục và hòa nhập trẻ chậm phát triển để tìm hiểu nhu cầu của trẻ mà xây dựng kế hoạch giáo dục.Tôi thường xuyên quan sát chú ý đến trẻ hằng ngày có những biểu hiện gì cần phải giúp đỡ. Với cháu Châu Hạo Khiêm cháu không nhận thức được hành vi của mình thường xuyên chạy ra ngoài và khóc nhè  khi không có sự tác động và cười vu vơ, la hét trong giờ học làm cho các bạn không thể tập trung học được, cháu không nói được, không nhận thức được đâu là nơi nguy hiểm cho cháu, cháu cứ trèo lên cao và phóng xuống, cháu phá tất cả các đồ trang trí trên lớp.

Giải pháp 2: Xây dựng chương trình kế hoạch giáo dục cá nhân dành riêng cho trẻ: Để đánh giá trẻ tôi dựa vào các tiêu chí sau: Phát triển thể chất – Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp – Khả năng nhận thức – Khả năng tự phục vụ . Để trẻ có thể hòa nhập với các bạn trong lớp và học tập hứng thú hơn tôi đã lập kế hoạch “ Can thiệp sớm và theo dõi trẻ hằng ngày” và ghi vào nhật ký.

  Ví dụ: Lập kế hoạch tuần: Hằng tuần tôi lập kế hoạch cho trẻ để hướng dẫn trẻ thực hiện và theo dõi quan sát từng biểu hiện của trẻ.

  Kế hoạch thực hiện như sau:

MỤC TIÊUTHỰC HIỆNKẾT QUẢ
– Cháu biết tên đồ dùng của cháu.         – Cháu thực hiện một số yêu cầu đơn giản mà cô giao như: Để dép lên kệ, cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, cất cặp vào kệ. – Dạy trẻ phát âm một số từ: Dạ, Mẹ, Con,…– Mỗi ngày cô gọi tên cháu nhiều lần và cho cháu tiếp xúc nhiều với đồ dùng vệ sinh của cháu. Cô chỉ cháu cách nhận biết. – Cô quan sát nhắt nhỡ cháu thường xuyên và hướng dẫn cháu thực hiện. Cô làm mẫu cho trẻ xem.   – Dạy trẻ đọc thường xuyên lúc đón trẻ, lúc trả trẻ, lúc trẻ chơi,…– Trẻ biết quay đầu khi nghe cô gọi tên. Nhận biết được 100% đồ dùng cá nhân.     – Cháu thực hiện tốt 90%.         – Cháu nói được 70%.

Nếu trẻ chưa thực hiện được trong ngày, trong tuần, tôi sẽ điều chỉnh kế hoạch, đưa kế hoạch đó vào tuần sau để thực hiện tốt hơn.

Giải pháp 3: Sắp xếp bố trí thời gian để đảm bảo thời gian chăm sóc cho trẻ bình thường và trẻ chậm phát triển: Trong lớp đa phần điều là trẻ phát triển bình thường, nên khi giảng dạy để không làm ảnh hưởng đến trẻ khác tôi cho cháu ngồi gần cô để quan sát. Trẻ chậm phát triển trí tuệ nên rất hay quên và hay lơ đãng không chú ý khi nghe cô dạy, tôi phải chú ý nhắc nhỡ cháu nhiều lần. Đối với các bài thơ thường đọc chậm để cháu nhớ và dễ hiểu. Mỗi ngày tôi dành 15 phút  để cho trẻ đọc thơ, kể chuyện và trò chuyện cùng bé. Giờ tô, vẽ, nặn,… khi hướng dẫn các bé xong tôi quan sát dành thời gian cầm tay bé vẽ những đường nét đơn giản rồi đến khó, tô màu đẹp và đều, cầm viết bằng tay phải, không vẽ bậy lên sách, làm rách sách và khen ngợi khi bé ngoan làm đúng yêu cầu.

Giải pháp 4: Tổ chức cho trẻ vui chơi hòa nhập với các bạn cùng lớp: Lớp tôi có 39 trẻ, trong đó có 38 trẻ cháu phát triển bình thường các cháu đều chơi vui vẻ hòa đồng với nhau. Riêng chỉ có cháu Châu Hạo Khiêm chỉ chơi một mình không hòa đồng với bạn, tôi theo dõi từng cử chỉ và hành động của cháu tôi thường đến bên cháu và trò chuyện với cháu. Khuyến khích các cháu khác hòa đồng cùng chơi với bạn. Đôi lúc đọc thơ cho cháu nghe, khuyến khích cháu Hạo Khiêm đến chơi với bạn.

Giải pháp 5: Tập nói cho trẻ – Tập tự cho trẻ phục vụ bản thân: Cháu rất ít nói nên đôi lúc cần làm điều gì đó cháu chạy đến lay cô ú ớ vài câu. Ví dụ: Cháu muốn cô mở bánh kẹo cho ăn liền chạy lại đưa vào tay cô. Lúc đó tôi đưa cho bé và cố tập cho bé nói . “ Khi nào con muốn cô mở kẹo thì nói – Cô ơi ! Mở kẹo giúp con!” tôi khuyến khích động viên cho trẻ nói. Bằng cách đó cứ cháu muốn đều gì đó thì cháu phải phát ra âm thanh nói với cô thì cháu sẽ được món đồ mà cháu muốn. Không những thế tôi khuyến khích các bé còn lại nói chuyện với cháu Hạo Khiêm nhiều hơn để kích thích cháu giao tiếp với bạn.Vì cháu chậm phát triển trí tuệ nên những nhận thức có phần chậm hơn so với các cháu khác nên những việc các nhân trẻ chưa nhận thức và làm được như: tự múc ăn, tự cầm sữa uống, tự bỏ rác, tự đi vệ sinh,… thời gian đầu tôi phải phục vụ cho cháu nhưng sau vài lần hướng dẫn cháu đã nhận thức tự xúc thức ăn, tự cất cặp, dép, nón, tự mặt quần áo, tự lấy nước , tự cầm sữa uống, … Khi bé làm được một đều gì đó chỉ cần ta khen trẻ đã tạo cho trẻ động lực, niềm vui để thực hiện.

Giải pháp 6: Phối hợp với phụ huynh về việc chăm sóc và giáo dục trẻ: Gia đình là nơi chan chứa đầy tình thương, là nơi trẻ có thể cảm nhận tình yêu thương từ cha mẹ một cách rõ rệt nhất. Phụ huynh có vai trò rất đặt biệt trong công tác giáo dục này, vì vậy mà cha mẹ cần quan tâm đến con nhiều hơn tạo môi trường gần gũi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ của bản thân. Tôi thường trao đổi với phụ huynh của bé Hạo Khiêm về tình hình của cháu vào đầu giờ đón trẻ và cuối giờ trả trẻ. Tôi hay viết những bài thơ ngắn nhờ phụ huynh về nhà nhắc trẻ tập nói. Nhà trường và tôi khuyến khích phụ huynh cháu đi khám và theo dõi tình trạng của bé. Ngoài ra, tôi còn tìm một số thông tin cung cấp về cách chăm sóc giáo dục trẻ chậm phát triển để tuyên truyền đến phụ huynh.

Giải pháp 7: Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong việc chăm sóc và dạy trẻ chậm phát triển: Là một giáo viên công tác được 6 năm, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giúp đỡ và hỗ trợ trẻ chậm phát triển. Tôi thường học hỏi kinh nghiệm của các chị trong trường, trao đổi những biểu hiện của cháu với các đồng nghiệp để tìm cách giáo dục trẻ phát triển. Nhờ đó mà tôi có thể giải quyết kịp thời những vướng mắt và giáo dục trẻ tốt hơn. Ngoài ra tôi còn đọc thêm sách báo tìm nhiều cách để giúp trẻ tiến bộ hơn. Và nhờ có sự giúp đỡ về phía Ban giám hiệu trong trang bị phương tiện, đồ dùng để nuôi dạy và chăm sóc và giáo dục trẻ tốt hơn và có khả quan hơn.

          + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Giải pháp này đã được áp dụng ở lớp mẫu giáo 5 tuổi Trường Mẫu Giáo Bình Minh đã đạt được kết quả tốt trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ chậm phát triển. Giải pháp này có thể nhân rộng ở phạm vi các đơn vị và nhân rộng ra toàn huyện.

– Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Tất cả giáo viên ở trường Mầm Non và Mẫu Giáo trên địa bàn đều có thể áp dụng sáng kiến này.

– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Từ sự giúp đỡ của tất cả mọi người và sự nỗ lực của bản thân tôi, sau khi áp dụng tôi đã thấy được những biểu hiện rất tốt cụ thể là: trẻ biết chào cô khi đến lớp, tạp biệt mẹ, biết chào cô khi ra về, biết cất cặp, để dép lên kệ, biết cầm bút bằng tay phải. Trẻ biết tự bóc bánh, tự cầm sữa, tự bỏ vỏ bánh kẹo vào trong thùng rác, biết ngồi nghe cô dạy lâu hơn không còn chạy lung tung như trước nữa. Cháu đã phát âm và nói một số từ: “Mẹ ơi”, “Đi về”, “Dạ”, “Ạ”,…Cô kêu bé 1 lần bé đã nghe và quay đầu lại nhìn cô và thực hiện theo lời cô nói.

  Bảng đánh giá cụ thể:

STTHành vi đánh giáChưa áp dụngĐã áp dụngSo sánh tăng giảm
1Kiến thức của phụ huynh trong việc giáo dục trẻ chậm phát triển.20/39 trẻ chiếm 51%39/39 trẻ chiếm 100%Tăng 49%
2Trẻ có ý thức trong giờ học.2/39 trẻ chiếm 5%  39/39 trẻ chiếm 100%    Tăng 95%
3Trẻ tự đi vệ sinh.1/39 trẻ chiếm 2,5%  39/39 trẻ chiếm 100%   Tăng 97,5%
4Trẻ phát triển ngôn ngữ.2/39 trẻ chiếm 5%  39/39 trẻ chiếm 100%    Tăng 95%
5Trẻ  la hét, quấy khóc.3/39 trẻ chiếm 7,7 %  0/39 trẻ chiếm 0%   Giảm 92,3%
6Trẻ lễ phép chào hỏi cô và ba mẹ.2/39 trẻ chiếm 5%  39/39 trẻ chiếm 100%    Tăng 95%
7Hòa đồng vui chơi với bạn bè1/39 trẻ chiếm 2,5%  39/39 trẻ chiếm 100%Tăng 97,5%

– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử : Giải pháp này đã được áp dụng ở lớp mẫu giáo 5 tuổi Trường Mẫu Giáo Bình Minh đã đạt được kết quả tốt trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ chậm phát triển tại lớp Lá 5. Giải pháp mang lại cho phụ huynh thêm nhiều kiến thức về việc chăm sóc và giáo dục trẻ chậm phát triển ở lứa tuồi mầm non. Bên cạnh đó, giải pháp còn mang đến những cái mới cho bản thân tôi cũng như những đồng nghiệp trong trường về việc xây dựng, tổ chức và thực hiện việc chăm sóc và giáo dục trẻ chậm phát triển.