Giải pháp gây hứng thú trong hoạt động học dạy thơ cho trẻ lớp chồi 4

Lượt xem:

Đọc bài viết

1. Tình trạng giải pháp đã biết

Đối với trẻ Mầm non hiện nay thì lĩnh vực phát triển ngôn ngữ là một lĩnh vực được xem là một phần quan trọng để trẻ mầm non phát triển tư duy về ngôn ngữ đặc biệt là hoạt động học thơ,đây cũng là một hoạt động nhằm giúp trẻ có đủ vốn từ để giao tiếp một cách lưu lót diễn đạt tốt ngôn ngữ của bản thân mình, biết sử dụng từ ngữ đúng, bên cạnh đó học thơ giúp trẻ làm quen với các từ ngữ mang tính nghệ thuật giúp tư duy trẻ ngày càng phát triển hơn và tư duy suy nghĩ độc lập hơn. Hoạt động học thơ là một hoạt động cơ bản giúp hình thành nhân cách  cho trẻ nó giữ vai trò quan trọng trong giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non.

Chính vì vậy, bản thân là giáo viên mầm non tôi thấy được việc giúp trẻ có hứng thú khi học thơ là rất quan trọng. Giải pháp gây hứng thú trong hoạt động học thơ cho trẻ lớp chồi 4 tại trường Mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

Trong quá trình tổ chức thực hiện giải pháp của năm học 2022-2023, tôi đã rút ra được những ưu điểm và hạn chế như sau:

          * Ưu điểm:  

– Cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động để hình thành kỹ năng tư duy cho trẻ.

 – Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện giúp đở về đồ dùng dạy học và phân bổ thời gian giảng dạy hợp lí.

– Hoạt động của tổ chuyên môn luôn linh hoạt sáng tạo, luôn tạo điều kiện để giáo viên được chia sẻ kinh nghiệm về việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ.

*Hạn chế:

-Đa số phụ huynh nhận thức về bộ môn văn học ở trẻ mầm non còn chưa cao.

          – Nhiều trẻ chưa qua lớp 3 tuổi nên khi đến trường các cháu thường nhút nhát, rụt rè, không chịu tham gia vào các hoạt động học, ngại phát biểu trước lớp.

 – Trẻ mầm non khi chưa được đến trường thì khả năng cảm thụ về văn học là chưa có, đặc biệt là hoạt động học thơ.

– Khả năng truyền thụ và thu hút trẻ vào hoạt động học thơ của giáo viên còn hạn chế, chưa thu hút trẻ. Ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy chưa linh hoạt.

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

         – Mục đích của giải pháp: Giúp cho trẻ mầm non phát triển ngôn ngữ một cách tốt hơn, biết sử dụng từ phù hợp với ngữ cảnh và có nghệ thuật hơn trong giao tiếp  hàng ngày, biết cách ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh. Bước đầu hình thành nhân cách của trẻ và tư duy độc lập hơn.

– Nội dung giải pháp: Từ những khó khăn đã nêu trên bản thân tôi đã tiến hành áp dụng giải pháp hứng thú trong hoạt động học thơ cho trẻ lớp chồi 4 tại trường Mẫu giáo Bình Minh mà tôi trực tiếp giảng dạy bằng các việc cụ thể như sau:

Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch bài dạy

Trẻ mẫu giáo rất cần sự tự tin, mạnh dạn nhiều trẻ 3 tuổi khi chưa được đến trường khi tiếp xúc với môi trường mới trẻ còn bỡ ngỡ và nhút nhát, rụt rè và khả năng tham gia các hoạt động cùng cô giáo là rất thấp, vì thế tôi luôn đặt mình vào vị trí của trẻ để trẻ có thể xem tôi như một nguời mẹ cũng có thể xem tôi như một người bạn để trẻ có thể tự tin hơn, mạnh dạn hơn, thoải mái hơn trong khi học, cũng như trong giao tiếp. Vì thế là một giáo viên dạy lớp tôi luôn cố gắng xây dựng kế hoạch bài dạy một cách cẩn thận và khoa học để có thể giúp trẻ tiếp thu bài học một cách hiệu quả hơn.

Ví dụ: Để xây dựng kế hoạch bài dạy ở chủ điểm thực vật bài “Hoa kết trái” trước hết tôi phải xác định được mục tiêu, đồ đùng dạy học như trái cây thật, hoa thật, chuẩn bị phương pháp dạy học như ứng dụng công nghệ thông tin cho học sinh tham quan, quan sát qua màn ảnh giúp trẻ thêm thích tú hơn, bản thân tôi luôn phải biết linh hoạt, linh động phù hợp với trẻ và ngữ cảnh, Trước hết để xây dựng kế hoạch bài dạy tôi cần phải xác định được các phương pháp dạy học cho phù hợp với khả năng tiếp thu của từng trẻ đảm bảo trẻ của tôi có thể thực hiện tốt và hiệu quả.

Tóm lại, giáo viên cần linh hoạt hơn biết nắm bắt được tâm lý của trẻ từ đó tạo cho trẻ sự thoải mái khi học, gây sự chú ý ở trẻ như thế sẽ tạo bước đầu thuận lợi để giáo viên vào bài dạy mà không tạo sự nhàm chán cho trẻ khi học thơ.

Giải pháp 2: Sử dụng đồ dùng hấp dẫn gây hứng thú cho trẻ

        Như chúng ta đã biết ngoài việc gây hứng thú ban đầu cho trẻ thì việc sử dụng đồ dùng hấp dẫn cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình giúp trẻ nhớ được thơ tốt hơn, nếu như trước đây cô chỉ sử dụng tranh do cô vẽ để đưa vào giảng dạy lúc đầu trẻ thấy thích thú nhưng dần về sau trẻ bắt đầu cảm thấy nhàm chán không còn thích học nữa cho nên kết quả đạt được chưa cao. Hiểu được tâm lý của trẻ luôn thích các đồ dùng trực quan gây hưng thú và sự mới lạ vì thế tôi luôn cố gắng tìm tòi, sáng tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi hấp dẫn trẻ và đồ dùng luôn mang đến sự gần gũi đối với trẻ và phù hợp với từng chủ điểm, nội dung bài thơ mà cô cần chuyển tải cho trẻ. Để giúp trẻ có thể hiểu được nội dung bài thơ, nắm được nội dung bài thơ thì trẻ phải tiếp nhận thông tin bằng tay và mắt vì vậy tranh minh họa và kết hợp giọng đọc sẽ làm sinh động bài thơ hơn.

       Ví dụ: Ở chủ điểm động vật khi dạy thơ bài “rong và cá” tôi có thể tận dụng các vật liệu từ nắp chai nhựa để tạo thành những chú cá vàng xinh xắn và dùng những chú cá tự chế này để làm những con rối que để đọc thơ cho trẻ nghe và dùng các con rối que này cho trẻ sử dụng diễn tả thơ, khi trẻ được trực tiếp cầm và thực hiện thì trẻ sẻ thích thú hơn nhớ bài nhanh hơn, ngoài rối que tôi có thể làm thêm rối nhồi bông để thêm phần sinh động hơn cho trẻ, đối với trẻ mầm non đồ dùng, đồ chơi không quá cầu kỳ nhưng ngược lại phải sinh động, ngộ nghĩnh, màu sắc phải rực rỡ thu hút trẻ vì thế cho trẻ cùng sáng tạo đồ dùng với cô sẻ giúp trẻ thích thú hơn.

      Cứ như thế đồ dùng, đồ chơi luôn được thay đổi sẻ giúp giờ học trở nên hấp dẫn hơn, trẻ hứng thú tham gia các hoạt động hơn, nhưng sử dụng đồ dùng gì và như thế nào cũng là một nghệ thuật của cô để gây dựng nên tình huống cho trẻ. Vì thế việc chuẩn bị đồ dùng và sử dụng đồ dùng hợp lý góp phần không nhỏ trong việc tạo hứng thú, nhằm nâng cao chất lượng trong giờ học. Để ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng một số kỹ năng cơ bản khi lồng ghép công nghệ thông tin vào giảng dạy đó cũng là yêu cầu mà bản thân tôi đặt ra, tôi luôn trao dồi và không ngừng học tập thêm những cách làm hiệu quả để sáng tạo một tiết dạy bằng trình chiếu. Nếu như lúc trước bản thân chỉ biết dạy những bài dạy thông qua tranh ảnh trên giấy, đồ dùng tự làm dẫn dến tốn kém chi phí và công sức, cho đến khi áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy tôi bắt đầu tìm tòi, học hỏi nghiên cứu cách tạo ra một bài dạy sinh động nhằm thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách tạo các slide trình chiếu động để thu hút và gây hứng thú ở trẻ, như khi cho trẻ học quan sát hoa nếu chỉ cho trẻ xem tranh thì tiết học nhàm chán, đơn diệu giờ học sẽ có phần hạn chế vì thế tôi sẽ sử dụng phần mềm powerponit cho trẻ quan sát sự chuyển động phát triển của những bông hoa, với những hình ảnh thật, lồng ghép các trò chơi ô số bi mật bằng các slide hiệu ứng thì tiết dạy sinh động hơn và đạt hiệu quả cao hơn khi giáo viên biết linh hoạt khi áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

           Giải pháp 3: Lồng ghép các trò chơi đa dạng vào dạy thơ cho trẻ

           Như chúng ta đã biết trẻ mầm non khi chưa được đến trường thì khả năng cảm thụ về văn học là rất ít đặc biệt là thơ, đối với trẻ mẫu giáo trẻ bắt đầu quá trình học hỏi và nhận thức vì vậy quá trình học thơ và cho trẻ làm quen với thơ là cần thiết  

           Để tạo cho trẻ hứng thú khi học thơ ngoài việc tạo ra những đồ dùng, đồ chơi sáng tạo cho trẻ thích thú thì bên cạnh đó tạo ra những trò chơi mang tính vui nhộn là không thể thiếu trong những tiết học của trẻ bởi lẻ các trò chơi giúp trẻ được thư giản mà còn giúp trẻ linh hoạt có thể ghi nhớ từng chi tiết thông qua các trò chơi. Trẻ được tham gia các trò chơi sẽ dễ dàng đúc kết được các ý tưởng, liên kết các thông tin nhanh hơn tư duy nhạy bén hơn, sử dụng trò chơi vào việc cung cấp kiến thức cho trẻ là cần thiết để cũng cố kiến thức hoặc thay đổi không khí lớp học trong hoạt động làm quen với thơ là cần thiết, đây là khâu quan trọng trong quá trình tổ chức tiết dạy. Nó mở đầu hoặc kết thúc cho tiết dạy và thu hút sự chú ý của trẻ, đối với trẻ “chơi mà học” “học mà chơi” vì thế cô giáo đánh giá trò chơi như việc trẻ học, hướng dẫn trẻ hỗ trợ trẻ khi trẻ chơi như một phần quan trọng của quá trình học. Để thực hiện điều đó tôi luôn tìm và sáng tạo ra nhiều trò chơi nhằm gây sự hứng thú và ghi nhớ sâu kiến thức cho trẻ thông qua một số trò chơi mang tính phù hợp với từng nội dung bài dạy và từng sở thích của trẻ. Như tôi có thể lồng ghép một số trò chơi dân gian vào trong quá trình dạy trẻ học thơ ở chủ điểm nước và hiện tượng tự nhiên bài thơ “ mưa rơi ” có thể mở đầu cho trẻ hứng thú cô cho trẻ chơi trò chơi lộn cầu vồng để dẫn trẻ vào bài thơ, để trò chơi hấp dẫn trẻ hơn tôi luôn tạo cho trẻ tâm thế thoải mái khi chơi khuyến khích động viên trẻ.

Lồng ghép các trò chơi đa dạng vào dạy thơ là hoạt động thể hiện được sự sáng tạo của giáo viên mà còn giúp giáo viên gần gũi với trẻ hơn ,việc lồng ghép trò chơi vào hoạt động học thơ có ảnh hưởng đến quá trình học tập, vui chơi và phát triển của trẻ từ đó mang lại hiệu quả cho quá trình giảng dạy của giáo viên.

Ví dụ: khi dạy bài thơ “ ong và bướm” thì cuối giờ học  tôi sẽ cho trẻ chơi trò chơi “ xây tổ ong và bướm”tôi sẽ phổ biến  cách chơi đẻ cho trẻ chơi chia lóp thành 2 đội dể chuyển gạch qua chướng ngại vật để xây tổ cho ong và bướm, đội nào xây nhanh và đẹp thì sẽ được thưởng. Nói chung khi sử dụng các trò chơi vào trong tiết dạy giáo viên cần phải lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung bài dạy đồng thời luôn xen kẽ các trò chơi tĩnh và động để gây nên sự hứng thú cho trẻ khi học thơ giúp giờ học và tiết dạy hiệu quả hơn.

       Giải Pháp 4: Đọc thơ diễn cảm kết hợp với ánh mắt, cử chỉ nét mặt để trẻ phát triển khả năng thể hiện cảm xúc của mình.

        Để giúp trẻ có thể cảm thụ được thơ một cách tốt nhất bản thân tôi luôn không ngừng tìm tòi các giải pháp nhằm đem lại hiệu quả cho quá trình giảng dạy, giúp trẻ có thể cảm thụ được bài thơ một cách nhanh nhất thông qua sự dụng và kết hợp Cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để tăng thêm sức biểu cảm cho lời nói là cần thiết, những cử chỉ đơn giản chân thực có nội dung sâu sắc sẽ tăng thêm sức diễn cảm cho bài thơ. Vì thế khi đọc cho trẻ nghe một bài thơ giá viên nên cần chú ý điều này.

        Ví dụ: Ở bài thơ chiếc cầu mới cần chú ý giọng đọc diễn cảm phù hợp với từng câu thơ, kết hợp với cử chỉ điệu bộ hình thể để diễn tả các câu thơ sao cho phù hợp để trẻ dễ dàng ghi nhớ và làm theo một cách đơn giản.

        Trong quá trình đọc thơ giáo viên cần rèn luyện giọng đọc diễn cảm theo nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ đọc diễn cảm và để cho trẻ đọc không ngọng, đọc thơ một cách lưu loát, ngoài luyện cho cả lớp thì giáo viên cần nên chú tâm rèn luyện cho cá nhân trẻ khi cá nhân trẻ đứng lên đọc cô sẽ phát hiện ra lỗi sai và có thể điều chỉnh lỗi sai cho trẻ, hướng dẫn trẻ đọc đúng, đọc diễn cảm hơn giúp trẻ biết thể hiện tình cảm của mình hơn vào trong bài thơ. Cô luôn khích lệ và động viên các trẻ để trẻ có thêm tự tin, mạnh dạn giơ tay đọc thơ từ đó giúp trẻ đọc tốt hơn.

Ví dụ:  Tôi thường xuyên gọi những bé hay nói ngọng lên khuyến khích, trao đổi, tâm sự với trẻ, tạo lòng tin với trẻ tránh trẻ mặc cảm tự ti với bạn bè, khi trẻ đọc đúng từ tôi sẽ khen đồng thời khích lệ từ đó trẻ sẽ tự tin hơn, đọc thơ rõ ràng và không còn nhút nhát nữa.

Thơ thực sự gần gũi với trẻ là món ăn tinh thần không thể thiếu, nó vừa là nội dung cũng vừa là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức và góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ, phát triển ngôn ngữ ở trẻ đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật, thơ với ngữ điệu trong sáng giàu âm thanh, nhịp điệu mang đến sức hấp dẫn kỳ lạ đối với trẻ, thơ kích thích trí tưởng tượng và khả năng tư duy ở trẻ về thế giới xung quanh.

        Giải pháp 5: Giáo dục mọi lúc mọi nơi

         Việc cho trẻ làm quen với thơ là rất quan trọng và cần thiết. Thông qua các tác phẩm thơ trẻ được phát triển về ngôn ngữ cung cấp các vốn từ phát triển lời nói mạch lạc. Vì vậy không những dạy trẻ làm quen với thơ ở trển tiết dạy mà còn có thể cho trẻ học thơ ở mọi lúc mọi nơi, thông qua việc dạy như thế sẽ tạo môi trường học tập mới lạ tạo sự thích thú cho trẻ hơn và từ đó sẽ đem lại kết quả tốt hơn thông qua các hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều…

        Ví dụ: Ở hoạt động ngoài trời khi trẻ tham gia các trò chơi và tiếp xúc với đất, cát thì cô có thể cho trẻ đọc bài thơ “ cô dạy” để giáo dục trẻ rửa tay vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Hình thức này phải luôn được thực hiện thường xuyên bởi đây là hoạt động không những giúp trẻ làm quen với học thơ mà qua đó còn giúp trẻ ôn luyện nâng cao kiến thức cũ nhanh hơn. Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình chính vì thế việc kết hợp gia đình và nhà trường là một việc cần thiết, để việc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao tôi đã phối hợp chặt chẽ với phụ huynh bằng cách tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh qua từng chủ điểm  mà trẻ học để phụ huynh biết được chủ điểm trẻ học là bài thơ gì để cha mẹ trẻ về nhà sẽ dạy thêm ở nhà cho trẻ, từ đó chất lượng cho trẻ học thơ ở nhà được nâng lên ,tạo sự tin tưởng và thu hút sự tham gia của phụ huynh nhiều hơn đặc biệt là đối với những phụ huynh có trẻ chậm tiếp thu ở lớp khi dược tôi trao đổi thì trẻ dã có nhiều tiến bộ vượt bật hơn trước rất nhiều.