Giải pháp giáo dục khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi

Lượt xem:

Đọc bài viết

1. Tình trạng giải pháp đã biết:

*Ưu điểm:

       Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sắc của lãnh đạo nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

        Trang bị đồ dùng dạy học, đồ chơi bổ sung cơ bản đã đầy đủ ở lớp, rất thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động trên lớp cũng như các hoạt động ngoài trời. Nhà trường có kết nối internet nên giáo viên dể dàng cập nhật thông tin xã hội tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận thông tin mới nhất.

Đa số trẻ đã qua các lớp mẫu giáo nhỡ nên trẻ rất ham thích đến trường vì được vui chơi, học tập trực quan với các đồ dùng sinh động, sáng tạo góp phần tạo thuận lợi cho việc giáo dục trẻ ngày một tốt hơn. Phần lớn là sự quan tâm và kết hợp chặt chẽ của phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường, giúp cho giáo viên có cơ hội thường xuyên trao đổi với phụ huynh nên việc dạy và học của trẻ tốt hơn.

*Hạn chế:

Vẫn còn một số trẻ chưa qua lớp mẫu giáo 4-5 tuổi, do đó trẻ chưa quen với nề nếp học tập. Trẻ chưa nhớ tuần tự các thao tác vẽ, nặn, cắt, dán. Trẻ chưa biết cách cầm bút, màu và ngồi đúng tư thế.

          Một số phụ huynh giao phó việc giảng dạy, chăm sóc, giáo dục con em mình cho giáo viên nên chưa thực sự quan tâm đến vệ sinh cho trẻ.

Nhiều gia đình phụ huynh còn khó khăn không có điều kiện cho trẻ tiếp xúc với công nghệ thông tin, kiềm chế sự phát triển của trẻ.

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

 -Mục đích của giải pháp: 1Giải pháp giáo dục khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

-Nội dung giải pháp: tính mới của giải pháp giáo dục khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang là giúp trẻ có tính sáng tạo hơn trong hoạt động tạo hình cũng như trong lĩnh vực phát triển thẫm mĩ cho trẻ.

* Công tác chuẩn bị:

Muốn trẻ có khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình thì đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị chu đáo cho lớp học. Giáo viên hổ trợ trẻ chuẩn bị tốt các dụng cụ học tập như giấy a4, giấy màu, sáp màu, bút chì, kéo, …Tùy theo hoạt động phát triển thẩm mĩ mà giáo viên hỗ trợ đồ dùng cho phù hợp với từng hoạt động.

* Dạy trẻ thói quen kỹ năng và nề nếp tốt trong việc hình thành khả năng sáng tạo:

Đây là việc rất cần thiết vì khi trẻ đã có nề nếp và các kĩ năng cơ bản, giáo viên sẽ thuận tiện hơn trong việc thiết kế các giờ hoạt động cho trẻ và trẻ cũng tự tin khi tham gia vào các hoạt động cùng cô. Giáo dục trẻ đi vào nề nếp góp phần rút ngắn thời gian chuẩn bị và trẻ có nhiều thời gian cho hoạt động học hơn góp phần hình thành khả năng sáng tạo cho trẻ.

* Tạo môi trường học tập thuận tiện để trẻ phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo:

Đối với trẻ mầm non việc học lúc nào cũng thông qua học mà chơi, chơi mà học để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ trong lĩnh vực phát triển thẫm mĩ cần chú ý từng hoạt động như: hoạt động cắt, nặn và xé dán, vẽ…Trong mỗi hoạt động cần lồng ghép trò chơi góp phần tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động và phát triển tốt tính sáng tạo trong hoạt động tạo hình.

*Tích hợp nội dung giáo dục khả năng sáng tạo cho trẻ vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ:

Sau khi đã làm quen với tính cách của từng trẻ, tôi tiến hành kiểm tra khả năng nhận thức, sự tập trung chú ý của trẻ khi tham gia các hoạt động chung của lớp.

Sau đó tôi quan sát trẻ kĩ hơn để tiện theo dõi và đưa ra kế hoạch cụ thể để nâng cao yêu cầu với một số trẻ có nhận thức nhanh, bồi dưỡng kịp thời những trẻ yếu, đồng thời kết hợp với phụ huynh tìm ra hướng khắc phục tốt nhất đối với từng trẻ.

*Sưu tầm, sáng tạo thêm một số tranh mẫu, vật mẫu giúp trẻ nhớ các bước thực hiện hoạt động tạo hình ở mọi nơi:

Tranh mẫu, vật mẫu cũng là một trong những phương tiện trực quan vô cùng quan trọng cho trẻ phát triển tính sáng tạo trong hoạt động tạo hình. Tuy nhiên, các tranh mẫu, vật mẫu không nên lặp đi lặp lại ở cùng một tiết học, sẽ dẫn đến trẻ bị nhàm chán, không hứng thú tham gia hoạt động. Yêu cầu của mỗi tranh mẫu, vật mẫu phải thể hiện tính thẫm mĩ, vẽ được đúng theo tranh mẫu, vật mẫu thì mới phát huy tính sáng tạo, tính tích cực của trẻ.

*Giáo dục khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ mọi lúc, mọi nơi:

Giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi là một trong những phương tiện vô cùng quan trọng trong việc giáo dục trẻ có tính sáng tạo trong hoạt động tạo hình. Rèn trẻ ngồi đúng tư thế, cách cầm bút, cách tô màu để tạo ra sản phẩm đẹp. Ngoài ra, hướng dẫn trẻ cách cầm kéo, dán hồ, xé dán phù hợp với bố cục giấy a4. Hướng dẫn trẻ ghi nhớ từng bước trong hoạt động tạo hình góp phần giúp trẻ tạo ra sản phẩm có tính sáng tạo.

* Kết hợp với phụ huynh giáo dục trẻ về khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ :

Thường xuyên phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ là một công việc rất cần thiết và đúng đắn. Trao đổi với phụ huynh hỗ trợ đồ dùng đầy đủ cho trẻ hoạt động tạo hình được tốt hơn. Hỗ trợ giáo dục trẻ cách sử dụng các dụng cụ trong hoạt động tạo hình.