Giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi học tốt lĩnh vực phát triển thẩm mỹ (Môn âm nhạc)

Lượt xem:

Đọc bài viết

Tình trạng giải pháp đã biết:

– Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non môn âm nhạc là một môn được yêu thích nhất, đầy màu sắc, phong phú, bao ước mơ được gắng liền với tuổi thơ là phương tiện giúp trẻ cảm nhận được thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, ngay từ khi trẻ còn tuổi ấu thơ, trẻ có thể cảm nhận được những giai điệu âm nhạc một cách hồn nhiên trong sáng, vì vây không thể thiếu với trẻ trong lứa tuổi bậc học mầm non, vì nó sẽ giúp cho trẻ phát triển được ngô ngữ, vốn từ mà trẻ cần phát triển tốt hơn nữa.

     *  Ưu điểm:

– Được sự chỉ đạo quan tâm của chính quyền các cấp và BGH nhà trường đã ủng hộ trang thiết bị cơ sở vật chất đầy đủ, có phòng học sạch đẹp thoáng mát, khuôn viên trường rộng rãi có đầy đủ các góc cho trẻ vui chơi hoạt động ngoài trời.

– Bản thân là giáo viên luôn yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình năng nổ trong công việc,  luôn gần gũi tiếp xúc yêu quý trẻ, và người chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cũng luôn có sự quan tâm đến trẻ, kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường.

   – Dạy trẻ môn âm nhạc được tổ chức thông qua các trò chơi, dạy trẻ hát, vận động theo nhạc, kết hợp với nhạc cụ nhằm tạo cho trẻ sự hứng thú để trẻ có thể học tốt ở bộ môn này nhằm giúp cho trẻ có kỹ năng sáng tạo rèn luyện được từng cử trỉ điệu bộ, đặt biệt quan trọng là hát to, rõ lời, lúc trầm, bỏng, nhẹ nhàng, lúc lên độ cao, đô thấp theo từng giai điệu của bài hát.

* Hạn chế:

– Một số trẻ đặc biệt là chưa được học qua lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi nên các cháu rất còn bở ngỡ, phát triển tư duy ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế do có một số cháu còn nói ngọng, một số cháu còn nhút nhát thiếu tự tin trong hoạt động.

– Khi trẻ bắt đầu bước vào tuổi mẫu giáo trẻ cảm nhận được giai điệu của bài hát, còn tùy thuộc vào mức độ, cảm nhận ở mỗi trẻ là khác nhau, có trẻ khi nghe nhạc vang lên thì hát theo, thể hiện động tác minh họa mà trẻ thích, có trẻ khi nghe nhạc vang lên lại thờ ơ không cảm nhận, điều này phần lớn là do hoàn cảnh và môi trường sống của trẻ, của mỗi gia đình.

– Hoạt động kết quả khảo sát của lớp đầu năm :

STTNỘI DUNGSỐ LƯỢNGTỈ LỆ
1Trẻ biết cảm nhận giai điệu của bài hát, hòa quyện vào lời bài hát trước khi hát.17/2085%
2Biết tự chọn cho mình một bài hát mà mình yêu thích, biết phối hợp động tác ninh họa, vận động theo nhạc.16/2080%
3Trẻ biết phối hợp bài hát theo nhóm và tập thể.17/2085%
4Biết liên kết theo các giai điệu bài hát độ cao, độ thấp, lúc bỏng, lúc trầm, lúc nhanh, lúc chậm.17/2085%
5Biết cảm nhận và sáng tạo hơn trong khi vận động theo nhạc, hòa quyện vào bài hát mà mình thể hiện16/2080%
6Phát triển, vận động, giai điệu, nhịp nhàng, khả năng hoạt động.18/2090%

      Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

      – Mục đích của giải pháp

       – Ở lứa tuổi mầm non để chuẩn bị cho trẻ học tốt lĩnh vực phát triển thẫm mỹ  (môn âm nhạc) là hết sức quan trọng, cần thiết, ở mọi độ tuổi. Nội dung này được thể hiện ở lứa tuổi 4 – 5 tuổi trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Tuy nhiên việc trẻ hứng thú, say mê với môn âm nhạc như thế nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình, giáo dục của người lớn xung quanh.

      – Nội dung giải pháp:

      a. Công tác chuẩn bị:

         – Ở lứa tuổi mẫu giáo việc giáo dục âm nhạc được thực hiện qua các dạng, dạy trẻ hát vận động theo nhạc, nghe hát và trò chơi âm nhạc.

b. Làm quen, dạy trẻ hát mọi lúc mọi nơi:

– Đầu giờ đón trẻ thường trò chuyện với trẻ theo chủ điểm cô đặt ra những câu hỏi cho trẻ trả lời, cho trẻ làm quen với bài hát mới mà cô sắp dạy, cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, gây hứng thú cho trẻ bằng thủ thuật qua bài hát, nhằm truyền đạt nội dung, hình tượng nghệ thuật, khơi gợi trí tưởng tượng của trẻ. Giúp trẻ có cảm nhận giai điệu của bài hát nhằm truyền đạt nội dung kiến thức vào cho trẻ.

c. Tích hợp môi trường “Âm nhạc”

– Đối với trẻ mẫu giáo việc học lúc nào cũng thông qua “Học mà chơi, chơi bằng học” cho nên tích hợp cho từng môn học cho trẻ là hết sức cần thiết. môn âm nhạc được   thề hiện qua các bài hát khác nhau.

– Vì thế cho nên giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức góp phần phát triển trí tuệ có sự tác động lớn đến tâm sinh lý của trẻ. Để nâng cao chất lượng, yêu thích âm nhạc giáo viên cần tạo nhiều đồ dùng đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường mầm non một cách logic có hiệu quả.

d. Kiểm tra và phân nhóm trẻ theo khả năng nhận thức:

– Khi chuẩn bị vào bài dạy giáo viên cần nhẹ nhàng bằng những trò chơi hoặc câu đố để gây hứng thú cho trẻ rồi dẫn dắt trẻ vào bài. Cho trẻ làm quên tên bài hát tên tác giả, muốn thu hút trẻ cô chọn đồ dùng trực quan phù hợp xinh động nhiều màu sắc sặc sở mới thu hút lôi cuốn trẻ vào bài.

     – Sau đó quan sát trẻ kỹ hơn để tiện theo dõi và đưa ra kế hoạch cụ thể để nâng cao yêu cầu với một số trẻ có nhận thức nhanh, bồi dưỡng kịp thời những trẻ yếu, đồng thời kết hợp với phụ huynh tìm ra hướng khắc phục tốt nhất đối với từng trẻ.

     e. Hát vận động theo nhạc:

     – Trẻ 4 – 5 tuổi biết vận động nhịp nhàng theo nhạc, từ các bước nhịp nhàng có thể chuyển sang nhanh hơn, hoặc có thể thực hiện các bước nhảy cơ bản như nhảy thẳng, nhảy vòng tròn, xoay tròn, biết chuyển đội hình đơn giản, thông qua các vận động đơn giản trẻ thể hiện được sự khéo léo, nhanh nhẹn, hoạt bát của mình.

  – Giáo viên kết hợp với làm mẫu có thể dùng lời để giải thích từng động tác, biện pháp này có thể động viên, khuyến khích, giúp trẻ tưởng tượng khi làm động tác.

  – Giáo viên cần rèn luyện giọng hát thật hay, để thu hút được sự chú ý của trẻ, phát âm chuẩn, ngắt nghỉ giọng, sử dụng cường độ to, nhỏ, nhẹ nhàng, mạnh mẽ.

   f. Kết hợp với phụ huynh để nâng cao kỹ năng phát triển triển thẩm mỹ ( môn âm nhạc) cho trẻ:

  – Cô thường xuyện trao đổi vớiphụ huynh về tình hình học tập của con em mình,và cần tuyên truyền thêm cho phụ huynh tên bài hát cô sắp dạy, để phụ huynh nắm bắt, hát ở nhà cho trẻ nghe trước khi đi ngủ, cần để cho trẻ hát cho mình nghe rèn luyện uống nắn trẻ kịp thời, để cho trẻ phát triển tư duy, thẩm mỹ tốt hơn.

  – Qua áp dụng kinh nghiệm thấy trẻ đã có tiến bộ rõ rệt, số lượng, tỷ lệ, trẻ so với đầu năm trẻ đã mạnh dạng, tự tin, linh hoạt hơn trong hoạt động.Tư duy thẩm mỹ trẻ ngày càng tiến bộ hơn so với đầu năm.

      Khả năng ứng dụng của giải pháp:

       – Đề tài được thực hiện tại lớp 4 – 5 tuổi điểm Cái Nứa trường Mẫu Giáo Bình Minh năm học 2019 – 2020, giải pháp có thể áp dụng cho toàn khối Mẫu Giáo 4 – 5 tuổi ở các đơn vị bạn trong toàn huyện.

      Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:

      – So với đầu năm khi áp dụng vào việc giảng dạy cho trẻ làm quen lĩnh vực phát triễn thẩm mỹ ( môn âm nhạc). Quaáp dụng kinh nghiệm tôi nhận thấy trẻ đã có tiến bộ rõ rệt kết quả như sau:

     – Kết quả khảo sát cuối năm.

STTNỘI DUNGSỐ LƯỢNGTỈ LỆ
1Trẻ biết cảm nhận giai điệu của bài hát, hòa quyện vào lời bài hát trước khi hát.19/2090%
2Biết tự chọn cho mình một bài hát mà mình yêu thích, biết phối hợp động tác ninh họa, vận động theo nhạc.20/20100%
3Trẻ biết phối hợp bài hát theo nhóm và tập thể.19/2090%
4Biết liên kết theo các giai điệu bài hát độ cao, độ thấp, lúc bỏng, lúc trầm, lúc nhanh, lúc chậm.20/20100%
5Biết cảm nhận và sáng tạo hơn trong khi vận động theo nhạc, hòa quyện vào bài hát mà mình thể hiện19/2090%
6Phát triển, vận động, giai điệu, nhịp nhàng, khả năng hoạt động.20/20100%

       Kiến nghị

     – Đối với trường: Sưu tầm nhiều tranh ảnh và dụng cụ hỗ trợ cho môn học, bên cạnh đó giáo viên nên lồng ghép âm nhạc vào các môn học khác hoặc tổ chức sân chơi âm nhạc nhằm giúp trẻ tập trung chú ý và tinh thần thoải mái sau giờ học.

      – Đối với cơ quan cấp trên: Cần tạo cho giáo viên điều kiện để học hỏi kinh nghiệm thông qua các lớp tập huấn hoặc bồi dưỡng chuyên môn để có thể áp dụng vào môn học tốt hơn.