Giải pháp hình thành kỹ năng tự phục vụ bản thân của trẻ ở lớp chồi 4

Lượt xem:

Đọc bài viết

* Tình trạng giải pháp đã biết:

              Hiện nay việc hình thành kỹ năng tự phụ vụ bản thân ở trẻ mầm non là rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mầm non mục tiêu của việc hình thành kỹ năng tự phục vụ bản thân là quá trình để hình thành và phát triển cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhằm làm nền tảng giúp trẻ có được những kỹ năng cần thiết để tự phục vụ bản thân mình mà không cần đên sự trợ giúp. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy ở trường mầm non, hầu hết trẻ 4,5 tuổi vùng nông thôn chưa hình thành được kỹ năng tự phục vụ cho bản thân. Tất cả đều nhờ vào sự làm thay của người lớn. Chính vì vậy, bản thân là giáo viên mầm non tôi thấy được việc hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là cần thiết. Do đó tôi đã đề xuất với tổ chuyên môn giải pháp hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở lớp chồi 4. Trong quá trình tổ chức thực hiện giải pháp của năm học 2021-2022, tôi đã rút ra được những ưu điểm và hạn chế như sau:

          * Ưu điểm:  

– Cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động để hình thành kỹ năng cho trẻ.

 – Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện giúp đở về đồ dùng dạy học và phân bổ thời gian giảng dạy hợp lí.

– Hoạt động của tổ chuyên môn luôn linh hoạt sáng tạo, luôn tạo điều kiện để giáo viên được chia sẻ kinh nghiệm về việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ.

*Hạn chế:

–  Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc rèn kỹ năng cho trẻ, thường làm thay trẻ.

          –  Trẻ ở nông thôn nên khi đến trường các cháu thường nhút nhát, rụt rè, không chịu tham gia vào các hoạt động học.

 – Trẻ thường không có thói quen tự phụ vụ, khi gặp tình huống trong thực tế thường không biết xử lý như thế nào

 * Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

       – Mục đích của giải pháp:

Hình thành cho trẻ thói quen sinh hoạt hàng ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh. Bước đầu hình thành nhân cách sống chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại..

– Nội dung giải pháp:

Từ những khó khăn đã nêu trên bản thân tôi đã tiến hành áp dụng giải pháp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tự phục vụ bản thân ở trẻ lớp chồi 4 mà tôi trực tiếp giảng dạy bằng các việc cụ thể như sau

Giải pháp 1: Tăng cường công tác tuyên truyền đến phụ huynh học sinh về việc hình thành kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ ở nhà

– Việc kết hợp giữa phụ huynh và nhà trường là rất cần thiết để nhận biết được đặc điểm nhận thức cũng như tâm sinh lí của lứa tuổi để từ đó giáo viên dễ dàng trao đổi với phụ huynh để giúp trẻ hình thành kỹ năng tự phục vụ bản thân.

– Giờ ăn của trẻ: Đối với giờ ăn của trẻ phụ huynh cần nhắc nhỡ trẻ rửa tay trước khi ăn bằng xà phòng rồi mới cho trẻ vào bàn ngồi ăn, tiếp theo là trẻ biết tự chia chén, đũa cho từng thành viên trong gia đình.

– Trước khi tắm: phụ huynh cần giáo dục trẻ phải chuẩn bị đồ dung cá nhân như quần, áo, khăn tắm, xà phòng, khi tắm phụ huynh hướng dẫn trẻ cách tắm giúp trẻ làm quen với việc tự tắm cho bản thân.

– Giáo dục trẻ tự vệ sinh cá nhân: Để giúp cho trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân thì phụ huynh cần quan sát và hướng dẫn trẻ tự rửa mặt sau khi ngủ dậy, rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh hay khi trẻ chơi đất cát.

Tóm lại, giáo viên cần tuyên truyền phối hợp với người lớn ở gia đình trẻ thực hiện khi trẻ mắc lỗi hay lười biếng trong quá trình rèn luyện kỹ năng tự phục vụ bản thân, người lớn cần động viên, khuyến khích, khuyên bảo và uống nắn cho trẻ bằng những lời nhẹ nhàng. Không nên để trẻ có tâm lý tiêu cực khi còn nhỏ. Thường xuyên khuyến khích, khen thưởng thành quả của trẻ ở nhà giúp trẻ biết yêu thích công việc được giao.

Giải pháp 2:Tổ chức linh hoạt, phong phú các hoạt động ở lớp nhằm hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.

          Để hình thành kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ ngoài ở gia đình thì vài trò tổ chức các hoạt động ở lớp là hết sức quan trọng. Người giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức hình thành kỹ năng cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi như: Giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh, học tập, giờ vui chơi, giờ đón trẻ, giờ trả trẻ mọi sinh hoạt là những hình thức mà trẻ được rèn luyện.

                Tạo cho trẻ thấy thích thú khi tham gia vào các hoạt động ở lớp bằng các trò chơi:

          Ví dụ: Trước giờ ngủ trẻ sẽ giúp cô lấy gối, tự trải nệm để ngủ.

           Giải pháp 3: Tăng cường hoạt động thực hành bằng những tình huống gần gũi trong cuộc sống hàng ngày của trẻ:

          Bằng những tình huống gắn liền với thực tế cuộc sống, giáo viên tổ chức cho trẻ sắm vai thực hành xử lý tình huống:

Ví dụ: trong giờ hoạt động góc, trẻ sẽ tự chọn góc chơi cho mình và khi chơi xong trẻ sẽ tự mình cất dọn đồ chơi theo đúng nơi quy định.