Giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động dạy kể truyện sáng tạo

Lượt xem:

Đọc bài viết

Trong quá trình giảng dạy tôi quan sát thấy số trẻ trong lớp biết kể chuyện sáng tạo còn thấp. Vì vậy, tôi thường xuyên tổ chức hoạt động cho trẻ kể chuyện sáng tạo theo các chủ đề. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:

* Ưu điểm

+Trường lớp được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, lớp học rộng rãi, có trang bị đồ dùng đồ chơi tối thiểu, có sân chơi cho trẻ hoạt động.

+ Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo sâu sát về chuyên môn. Thường xuyên tổ chức tập huấn, hội giảng, thao giảng để các giáo viên có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau.

+ Đa số trẻ được học qua lớp mầm, chồi và phát triển đúng các mục tiêu theo độ tuổi.

* Hạn chế:

+ Do cơ sở vật chất đã được trang bị nhưng chưa thực sự đầy đủ; lớp có một số trẻ mới, chưa đi học ở trường bao giờ.

+ Do trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều. Trẻ còn nhỏ chưa mạnh dạn và tự tin tham gia các hoạt động của lớp.

+ Một số phụ huynh còn ít quan tâm tới trẻ, đa số trẻ là con em ở nông thôn cha mẹ đi làm xa ít có thời gian giao tiếp với trẻ .

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

Mục đích giải pháp: Nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giáo dục khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và phát âm chuẩn, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, giáo dục văn hóa giao tiếp lời nói.…Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển thẫm mỹ, tình cảm, đạo đức. Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ trẻ có sự giao tiếp mạnh dạn. Hình thành cho trẻ những kỹ năng tốt trong học tập, vui chơi, sinh hoạt như: Chú ý trong giờ học, mạnh dạn giơ tay khi muốn phát biểu ý kiến,biết lắng nghe cô hiểu ý của cô nói gì sắp xếp và bảo quản đồ dùng học tập ngăn nắp, gọn gàng.

Nội dung giải pháp: Nhận thức được sâu sắc, ý nghĩa vai trò quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Tôi đã tạo môi trường hoạt động cho trẻ kể chuyện sáng tạo, Dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo, Lồng ghép các môn học khác khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo, Ứng dụng công nghệ thông tin vào kể chuyện, Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh. Từ những hạn chế nêu trên tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động dạy kể chuyện sáng tạo như sau:

Giải pháp 1: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ kể chuyện sáng tạo.

 Tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất cần thiết cho chương trình đổi mới. Tôi tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao. Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào môi trường bằng cách đưa hình ảnh nhân vật của câu chuyện nổi bật vào góc văn học và một số bộ truyện tranh ngoài chương trình để đưa vào giảng dạy, vận động phụ huynh đóng góp truyện tranh đưa góc văn học cho trẻ hoạt động thường ngày ở nhà. Những câu chuyện được giáo viên kể lại có hình ảnh trực quan thiết trực. Từ đó trẻ biết vận dụng những kiến thức đó vào kể chuyện sáng tạo một cách dễ dàng. Ngoài ra những câu truyện mà giáo viên đã quay và gửi clip đến phụ huynh cho trẻ xem, trẻ tự học tự kể với gia đình tôi còn đi sâu làm một số đồ dùng trực quan cho trẻ hoạt động như: Mũ mão, những truyện tranh cũ,vẽ tranh các con vật trong câu truyện và cắt rời các con vật cho trẻ tự chọn các con vật đó để kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của mình.

 Tạo môi trường cho trẻ kể chuyện sáng tạo là một việc vô cùng quan trọng bởi nó là chỗ dựa, là cơ sở vững chắc cho trẻ kể chuyện sáng tạo. Đòi hỏi cô giáo phải biết tạo cảm xúc cho trẻ bằng các con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu. Đồng thời cũng phải biết hướng lái, gợi mở cho trẻ có cảm xúc tích cực khi tham gia hoạt động kể chuyện sáng tạo. Như vậy ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách phong phú và đa dạng.

 Vì thế bản thân tôi xác định được tầm quan trọng và vai trò của mình trong công tác giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ nên tôi đã luôn tìm tòi, học hỏi sách báo, internet, các video clip, những câu truyện phù hợp với chủ đề với lứa tuổi,tìm ra những cái mới, sáng tạo của bản thân để giản dạy, để kể nhằm gây hứng thú thu hút sự tham gia của trẻ, có kiến thức thì mới kể nội dung câu truyện diễn cảm hay. Sau đó tôi kể truyện quay video gửi clip câu truyện cho trẻ xem và kể lại. Tôi đã tìm tòi học hỏi nghiên cứu tài liệu soạn giảng kế hoạch sau đó bàn bạc với BGH và đồng nghiệp để góp ý hoàn thiện sau vài lần như vậy tôi cảm thấy hiệu quả trẻ thích thú hơn.

Giải pháp 2: Dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo.

  Bên cạnh một môi trường hoạt động với đầy đủ các loại đồ dùng trực quan đa dạng phong phú, thu hút sự hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo của trẻ thì chúng ta còn phải dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo.

 Khi dạy trẻ sáng tạo tôi đã chuẩn bị cho trẻ những tập chuyện tranh sưu tầm bằng cách đọc kể cho trẻ nghe qua quay video. Đây là hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, là cơ sở cho trẻ có kiến thức vững vàng khi thực hiện kể chuyện sáng tạo. Qua cách làm quen như vậy trẻ biết đánh giá, nhận xét về đặc điểm tính cách của các nhân vật thông qua ngôn ngữ nói của mình.

 Bên cạnh đó tôi còn định hướng cho trẻ quan sát các tranh chuyện, cho trẻ xem qua đĩa hình các câu chuyện. Đồng thời kết hợp tri giác với đàm thoại giữa cô và trẻ, giúp trẻ nhận xét đánh giá nội dung truyện một cách chính xác và nói lên ý tưởng của mình qua sự nhận thức.

 Tôi dạy trẻ kể chuyện qua quay video gửi trẻ, theo thời gian thực hiện mỗi tuần hoặc hai tuần là một câu truyện giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách mạch lạc, khắc sâu kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh cho trẻ.

 Dạy trẻ ghép các nhân vật kể chuyện: chọn những nhân vật mà trẻ thích, sau đó ghép các nhân vật với nhau tạo thành một câu chuyện theo ý tưởng của

trẻ tại nhà mà phụ huynh đã chuẩn bị cho trẻ sẵn.

 Qua cách dạy trẻ tôi đã tiến hành tổ chức quay video kể truyện theo chủ đề có chủ đích kể chuyện sáng tạo. Qua cách làm này, bước đầu tôi đã thành công trong việc thực hiện dạy trẻ kể chuyện sáng tạo, giúp trẻ linh hoạt hơn trong khi kể truyện kết hợp ngôn ngữ nói rõ ràng mạch lạc, có kỹ năng tổng hợp về “ mắt nhìn, miệng nói, tai nghe, tay sử dụng”.

 Thông qua các câu chuyện sáng tạo của trẻ, trẻ sử dụng các ngữ điệu ngắt, nghỉ, để truyền đạt thái độ, tình cảm của mình đối với tác phẩm. Trẻ bắt trước giọng kể diễn cảm của cô, trẻ có thể hiểu được một từ dùng với đồ vật này lại có thể vào các đồ vật khác nữa. Từ đó ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ, vốn từ được làm giàu thêm và qua đó trẻ cảm nhận được sự phong phú của ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ.

Giải pháp 3: Lồng ghép các môn học khác khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.

 Với lời kể diễn cảm, hấp dẫn đã làm rung động người nghe. Nhưng biết tích hợp các môn học khác thì còn hay hơn vì nó làm thay đổi không khí, làm thay đổi trạng thái khi kể chuyện. Bằng những lời ca, lời đối thoại, những câu đố, những bài đồng dao, ca dao hay một số trò chơi xen lẫn. Do hiện nay tình hình dịch bệnh diễn ra hết sức phức tạp không cho trẻ đến lớp học được, chỉ dạy qua quay video nên việc lồng ghép vào các môn học khác nên gặp không ít khó khăn cho cô với trẻ.

 Việc tích hợp các môn học khác tôi phải linh hoạt, lựa chọn nội dung câu chuyện, giúp trẻ tham gia vào hoạt động và ngôn ngữ một cách tích cực nhất của trẻ được phát triển tốt nhất.

 Giải pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào kể chuyện.

Ngày nay với sự phát triển mạnh của mạng thông tin, truyền thông trên Internet, giúp giáo viên chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên phong phú cho việc lựa chọn những hình ảnh, âm thanh, phim sống động… có nội dung, tư liệu bài giảng sinh động giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực để xây dựng giáo án điện tử.

Việc tìm kiếm thông tin, hình ảnh trên internet để xây dựng bài giảng là rất cần thiết và bổ ích, giúp giáo viên giảng dạy đạt hiệu quả cao và giúp trẻ tiếp thu kiến thức dễ dàng, tiết kiệm thời gian làm đồ dùng đồ chơi của giáo viên, ngoài ra những tư liệu ấy còn là cơ sở phát triển và nhân rộng.

Tôi đã sử dụng những video có nhạc nền hoặc được lồng tiếng sẵn ở nhà cho các con xem tùy từng hướng cụ thể khi nào thì giáo viên trực tiếp kể cho trẻ nghe, khi nào thì giáo viên cho trẻ nghe âm thanh lồng tiếng sẵn. 100% trẻ đều thích thú.

Giải pháp 5:  Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh.

 Như chúng ta đã thấy năm nay là một năm rất là khó khăn đối với mọi người cũng như đối với cán bộ giáo viên chúng ta vì tình hình dịch bệnh diễn ra hết sức phức tập nên trẻ không đến lớp học được môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố quyết định trong việc tạo nguồn nhiên liệu của góc văn học để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

 Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm qua trực tuyến tôi nêu tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ của trẻ. Hàng tháng tuyên truyền với phụ huynh qua việc cho trẻ kể truyện sáng tạo taị nhà, về các câu chuyện sáng tạo của cô đã gửi cho trẻ. Qua đó phụ huynh thấy được ngôn ngữ của trẻ phát triển như thế nào và có biện pháp kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình. Sau khi tuyển sinh trực tuyến thì nhà trường phân chia lớp tôi chủ động tìm tòi và lưu lại tất cả thông tin trẻ cũng như số điện thoại, tài khoản zalo hay facebook của cha mẹ trẻ để tiện việc chia sẽ thông tin, video clip, hình ảnh hay những bài học hỗ trợ trẻ trong mùa dịch covid. Thời gian qua, tôi thực hiện nhiều clip hỗ trợ chia sẽ tư vấn cho cha mẹ dạy trẻ nhất là về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mạnh dạn hơn.

 Huy động phụ huynh thu nhặt những nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm như báo họa mi, vải vun, len vụn, các vỏ hộp, mút xốp…kết hợp với phụ huynh tự làm tại nhà để cho trẻ tự kể truyện sáng tạo của mình.