Giải pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong giờ hoạt động góc
Lượt xem:
* Tình trạng giải pháp đã biết:
Hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ trường mầm non mà trẻ sử dụng ngôn ngữ giao tiếp nhiều nhất.Đây là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được giáo viên tổ chức hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn những nhu cầu vui chơi và nhận thức đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ lứa tuổi này. Vì vậy việc tổ chức tốt các hoạt động góc giúp trẻ học được rất nhiều điều,Trẻ phản ánh những gì mình quan sát được và thế giới xung quanh qua đó kích thích sự phát triển giao tiếp của trẻ.
Trong quá trình chơi giáo viên đóng vai trò rất quan trọng là người trung gian Kích thích giao tiếp và cùng trẻ nhập vào cuộc chơi qua đó uống nắng kịp thời kỹ năng giao tiếp của trẻ.Hoạt động góc thật sự là môi trường có nhiều cơ hội cho trẻ giao tiếp và đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo lớn kỹ năng giao tiếp của trẻ cần hoàn thiện hơn để chuẩn bị cho môi trường mới đó là chuyện tiểu học.
Vì hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo giúp trẻ phát triển toàn diện về ngôn ngữ tư duy trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ nên tôi đã chọn và đi sâu nghiên cứu đề tài Sáng kiếm kinh nghiệm rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn trong giờ hoạt động góc ở trường mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
* Ưu điểm:
– Phòng có diện tích rộng rãi nên việc bố trí các góc sắp xếp hợp lý, tạo thuận lợi cho trẻ khi tham gia chơi.
– Đồ dùng, đồ chơi ở các góc đa dạng về chủng loại, số lượng, nguyên vật liệu hấp dẫn trẻ.
– Giáo viên nắm vững phương pháp tổ chức.
– Trẻ ngoan, có nề nếp trong các hoạt động, khả năng nhận thức tốt.
* Hạn chế:
– Có một số góc chơi tập trung quá nhiều trẻ tham gia nên khó khăn cho việc điều hành và tổ chức của cô.
* Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
– Mục đích của giải pháp: Giao tiếp có vai trò quan trọng trong việc phát triển tâm sinh lý của trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu trong hình thành nhân cách con người mới của chủ nghĩa xã hội. Chính vì thế tôi chọn đề tài “Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong giờ hoạt động góc ở trường Mẫu giáo Bình Minh”, nhằm tô điểm cho trẻ những cái hay, cái đẹp, những vốn từ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
– Nội dung giải pháp: Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo giúp trẻ phát triển toàn diện về ngôn ngữ tư duy trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ nên tôi đã tiến hành nghiên cứu và tìm ra giải pháp nhằm rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong giờ hoạt động góc .
Giải pháp 1: Xây dựng nội dung chơi cụ thể ở các góc theo từng chủ điểm
-Giáo viên cần xây dựng nội dung chơi cụ thể ở các cấp theo từng chủ điểm
-Thiết kế gặp bố trí tạo không gian hợp lý ở các góc chơi
-Bố trí những góc ồn áo (góc xây dựng các gia đình) ở xa những góc yên tĩnh (góc tạo hình gấp sách truyện)
– Có ranh giới giữa các góc sử dụng tường cách giá tủ
– Có thể tận dụng mặt sau cái giá đồ chơi để treo tranh ảnh đồ dùng tự tạo cho bé làm ra để trang trí phù hợp với góc chơi
– Có lối đi rộng giữa các góc đủ rộng cho trẻ di chuyển
– Đặt tên góc sao cho dễ hiểu nhưng lại hấp dẫn như: “phòng khám đa khoa”, “siêu thị Big C”, tổ ấm gia đình..
– Từng thời gian hoặc sau mỗi chủ điểm cần thay đổi cách bố trí ở các góc để tạo cảm giác mới lạ hấp dẫn trẻ
Giải pháp 2: Xác định các góc và những động tác của cô để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ
-Tại lớp có các góc chơi đó là góc phân vai, góc xây dựng, góc học tập, góc thư viện, góc thiên nhiên, góc nghệ thuật.
-Tuy nhiên tôi xác định góc phần vai âm nhạc góp phần học góp xây dựng là nơi trẻ sử dụng kỹ năng giao tiếp nhiều nhất nên tôi quan tâm và thực hiện việc rèn luyện từng kỹ năng như sau:
+Kỹ năng nghe hiểu: góc âm nhạc
– Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ không gian để trẻ tham gia hoạt động âm nhạc phông nền, sân khấu, đàn, máy cát sét
– Giới thiệu cho trẻ nghe giai điệu nhịp điệu âm thanh từ máy cát sét, đàn, các bạn biểu diễn
– Sau khi trẻ lắng nghe thì cô đặt các câu hỏi nhằm gợi mở cho trẻ trò chuyện giao tiếp để phát triển vốn ngôn ngữ của trẻ
– Ở các góc chơi cô nên gợi ý trẻ luân phiên nhau đọc thơ kể chuyện đóng kịch và khi có bạn biểu diễn thì các khán giả luôn nghe xem nội dung là gì để cùng nhận xét
Giải pháp 3: Rèn kỹ năng giao tiếp trong quá trình chơi.
Ở tuổi mẫu giáo, việc chơi nhóm, bạn bè là một nhu cầu bức bách. Đối với trẻ ở lứa tuổi này không phải thiếu bánh kẹo mà là thiếu bạn cùng chơi, điều đó làm trẻ thường buồn chán.Vì vậy trong các giờ hoạt động góc, trẻ thường tập trung chơi với nhau, qua đó kỹ năng giao tiếp của trẻ được phát triển. Ở góc chơi phân vai theo chủ đề, qua việc đóng vai bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân, hay việc đóng vai cô bán hàng để bán rau, củ, quả cho người mua… trẻ sẽ được phát triển giao tiếp thông qua việc trao đổi giữa bác sĩ và bệnh nhân, giữa cô bán hàng và người mua.
Cần có các biện pháp khác nhau đối với trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt với trẻ có kỹ năng giao tiếp hạn chế hơn.
-Cô nâng cao yêu cầu như phải biết lắng nghe, có chọn lọc, giao tiếp bằng ngôn ngữ không lời, ánh mắt, cử chỉ, hành động ở góc bác sĩ.
-Biết cách trao đổi gian tiếp thông qua người thứ ba.
Giải pháp 4: Tổ chức các góc kích thích trẻ giao tiếp.
Việc tổ chức các góc kích thích trẻ giao tiếp cũng rất quan trọng, cô bố trí các góc hợp lý, khiến trẻ mong muốn được trao đổi, trò chuyện với bạn cùng chơi, khiến trẻ hứng thú với trò chơi, các hoạt động.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: giải pháp này được áp dụng tại lớp Lá 2, trường mẫu giáo Bình Minh đã đạt được kết quả tốt trong việc giáo dục trẻ phát triển giao tiếp. Giải pháp này có thể nhân rộng ở các đơn vị trường bạn trong toàn huyện.
– Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không có
– Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Tất cả giáo viên tại các trường mẫu giáo và mầm non đều có thể áp dụng sáng kiến này.
– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Từ sự giúp đỡ của tất cả mọi người và sự nỗ lực của bản thân tôi, msau khi áp dụng tôi đã thấy trẻ phát triển ngôn ngữ giao tiếp rất tốt, biểu hiện qua lời nói của trẻ trong giao tiếp hằng ngày, trẻ phát triển thêm vốn từ, phát triển lời nói mạch lạc.
+ Số tiền làm lợi (nếu có thể tính được) và nêu cách tính cụ thể :không có
– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): Giải pháp này đã đạt áp dụng ở lớp mẫu giáo 4 tuổi Trường mẫu giáo Bình Minh đã đạt được kết quả tốt trong việc giáo dục phát triển giao tiếp cho trẻ, giúp trẻ phát triển thêm vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc, trẻ tự tin hơn trong giao tiếp hằng ngày.