Giải pháp rèn kỹ năng phát âm chuẩn cho trẻ lớp mầm 1

Lượt xem:

Đọc bài viết

* Tình trạng giải pháp đã biết:

Giáo viên nắm được đặc điểm ngôn ngữ riêng của từng trẻ. Linh hoạt lồng ghép phát triển ngôn ngữ trong các hoạt động tạo môi trường cho trẻ được nghe, được phát âm…linh hoạt trong công tác giảng dạy.Trẻ nói rõ ràng sử dụng linh hoạt các loại câu khác nhau trong giao tiếp, chủ động khởi xướng trong các cuộc trò chuyện với bạn bè cô giáo, người xung quanh…

Trẻ rèn luyện kỹ năng phát âm chuẩn hơn, nói ngọng ít hơn, khẩu hình khi phát âm của trẻ chuẩn hơn, trẻ mạnh dạn tự tin, và đặc biệt vốn từ của trẻ phong phú đa dạng hơn tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ mạch lạc

* Ưu điểm:

–  Đầu năm tôi được phân công dạy lớp 3 – 4 tuổi. Cơ sở vật chất phòng học sạch, thoáng mát, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho việc học tập của trẻ được trang bị đầy đủ. Bản thân đã có thời gian công tác 5 năm, có trình độ chuyên ngành sư phạm mầm non, nên phần nào cũng có ít nhiều kinh nghiệp trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.

– Được sự quan tâm của phụ huynh trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ

– Trẻ ngoan và chủ động trong mọi hoạt động.

– Tài liệu hướng dẫn đảm bảo, theo chương trình giáo dục Mầm non.

– Giáo viên có trình độ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ và nắm được phương pháp tổ chức hoạt cho trẻ phù hợp với độ tuổi.

* Hạn chế: Tuy nhiên qua khảo sát các hoạt động, tôi nhận thấy có một số trẻ phát âm chư đúng, chưa rõ còn nói ngọng và ngôn ngữ ở mức độ vừa phải. Những trẻ đó có thể phát triển bình thường nhưng ngôn ngữ của cháu phát triển kém.

–  Một số trẻ vẫn còn tính nhúc nhát, chậm chạp, có cháu phát âm chưa rõ.

– Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến bậc học mầm non, phụ huynh cho rằng chương trình học mầm non không quan trọng. Nên việc phối hợp với phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các hoạt động theo yêu cầu của giáo viên còn nhiều hạn chế.

* Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

– Mục đích của giải pháp:

Nắm được được đặc điểm ngôn ngữ của từng trẻ,nhằm giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ trong các hoạt động tạo môi trường cho trẻ được nghe, được phát âm linh hoạt trong công tác giảng dạy.

Trẻ nói rõ ràng sử dụng linh hoạt các loại câu khác nhau trong giao tiếp, chủ động khởi xướng trong các cuộc trò chuyện với bạn bè và mọi người xung quanh.

Trẻ rèn luyện kỹ năng phát âm chuẩn hơn, nói ngọng ít hơn, khâu hình khi phát âm của trẻ chuẩn hơn, trẻ mạnh dạng tự tin, và đặc biệt vốn từ của trẻ phong phú đa dạng hơn tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

Nâng cao ý thức cho phụ huynh về cách giáo dục và chăm sóc trẻ chậm phát triển.

Mở rộng thêm biện pháp giúp cho các chị em đồng nghiệp có thêm kiến thức chăm sóc và giáo dục trẻ chậm phát triển tốt hơn.

Nhằm giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ, trẻ có thể tự phục vụ bản thân, biết chào hỏi cô , gia đình và mọi người xung quanh.

Nâng cao ý thức cho phụ huynh về cách giáo dục trẻ chậm phát triển về ngôn ngữ đúng cách.

* Nội dung giải pháp:

– Mục đích của giải pháp:Giúp trẻ 3-4 rèn kỹ năng phát âm chuẩn

– Nội dung giải pháp: Từ những hạn chế đầu năm, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ làm cách nào để giúp trẻphát âm đúng thông qua các hoạt động học. Bằng kiến thức và kinh nghiện giảng dạy của tôi, tôi đã đề ra giải pháp giúp trẻ như sau:

* Giải pháp 1: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói ngọng, phát âm chưa chuẩn của trẻ.

Nói ngọng chính là một biểu hiện phát triển ngôn ngữ chưa hoàn thiện thường thấy ở trẻ 3 tuổi. Nếu không kịp thời chú trọng sửa, rèn luyện phát âm cho trẻ thì những hạn chế đó sẽ tiếp tục phát triển thành thói quen, khó sửa chữa sau này. Do đó cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói ngọng, phát âm chưa chuẩn của trẻ để kịp thời sửa và luyện cho trẻ phát âm đúng, nói rõ ràng, mạch lạc.

Với đặc điểm các cháu 3 tuổi trẻ nói ngọng, không rõ câu chữ, nói không tròn vành…Để tìm hiểu nguyên nhân nói ngọng, phát âm chưa chuẩn tôi đã quan sát các biểu hiện bên ngoài của trẻ khi tham gia các hoạt động trong ngày: Trẻ nói ngọng do thói quen phát âm hàng ngày hay do trẻ mắc một số bệnh ảnh hưởng đến cơ quan phát âm như ngắn lưỡi, đầy lưỡi dẫn đến trẻ nói ngọng. Hàng ngày tiếp xúc với trẻ tôi luôn gần gũi giao tiếp với trẻ, quan sát biểu hiện của trẻ trong quá trình phát âm từ đó xác định xem trẻ nói ngọng có phải là do thói quen nói ngọng hay bắt chước người khác để truyền đạt ý mình cho người khác hiểu theo suy nghĩ riêng của trẻ hay không. Thường xuyên trò chuyện với cha mẹ và những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ để phát hiện, tìm hiểu đúng nguyên nhân trẻ phát âm ngọng, chưa chuẩn… từ đó có biện pháp rèn luyện cách phát âm phù hợp với đặc điểm của từng trẻ. Qua cách làm trên tôi đã có kinh nghiệm trong quá trình phát hiện nguyên nhân, nắm được đặc điểm ngôn ngữ riêng của từng trẻ từ đó có biện pháp luyện phát âm cho trẻ phù hợp với đặc điểm của từng trẻ.

Giải pháp 2 : Xây dựng môi trường ngôn ngữ:

– Trước hết cần tạo môi trường giao lưu ngôn ngữ tích cực cho trẻ :Tâm lí trẻ lành mạnh để trẻ thoải mái và cởi mởi, khi giao tiếp với mọi người, trẻ tự tin và mạnh dạng trao đổi, biểu đạt ý kiến cá nhân, giáo viên cần thường xuyên trò chuyện với trẻ khuyến khích trẻ nói, khi trẻ có khó khăn hoặc tâm lý ngâp ngừng , nhút nhát, cô cần khích lệ, hổ trợ, động viên trẻ, cô cần tạo ra các mối quan hệ giữa trẻ với cô giáo và giữa trẻ với mội người xung quanh. Cái quan trọng nhất là khi giao tiếp với trẻ cần chú ý đến giọng nói và thái độ, giọng nói dịu dàng tình cảm sẽ khiến trẻ tự tin hơn.

Giải pháp 3: Tăng cường phát âm qua việc luyện đọc, nghe các bài thơ, câu chuyện, bài hát, ca dao, đồng dao dành cho lứa tuổi mẫu giáo .

Tăng cường phát âm qua việc luyện đọc, nghe các bài thơ, câu chuyện, bài hát, ca dao, đồng dao cho trẻ vì hát, đọc thơ kể truyện…là những hoạt động tạo nên tính hấp dẫn, sinh động gây được nhiều hứng thú đối với trẻ đồng thời phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

Ngôn ngữ của trẻ được hình thành trên cơ sở các phản xạ có điều kiện, dựa trên tác động của các yếu tố từ môi trường bên ngoài. Vì vậy trong quá trình tổ chức các hoạt động học tôi luôn cố gắng tạo không khí thật thoải mái, vui vẻ không gây căng thẳng áp lực cho trẻ khi tham gia hoạt động. Trong quá trình tổ chức hoạt động chuẩn bị nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp mắt, thu hút sự chú ý của trẻ. Hệ thống câu hỏi của bài đưa ra phù hợp từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động một cách tích cực.

Tôi đã tập trung rèn cho trẻ phát âm thông qua các bài thơ, câu chuyện, ca dao, đồng dao dành cho lứa tuổi mẫu giáo: Đầu tiên cô sưu tầm và đọc các bài thơ, ca dao, đồng dao, kể chuyện cho nghe, sau đó cho trẻ đọc, cô lắng nghe trẻ đọc để phát hiện trẻ ngọng ở từ nào cô luyện phát âm cho trẻ từ đó bằng cách cô phát âm trước cho trẻ phát âm theo. Khi trẻ được nhắc đi nhắc lại mà vẫn không phát âm chuẩn tôi nói từ từ, mở khẩu hình miệng rộng để trẻ có thể nhìn quan sát dễ dàng ngoài ra tôi dạy trẻ cách đặt lưỡi thế nào, hơi bật ra làm sao và làm mẫu để trẻ dễ dàng bắt chước và học theo.

Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ qua bài thơ “đàng gà con” tôi chuẩn bị tranh minh hoạ đẹp để thu hút trẻ, đặt hệ thống câu hỏi ngắn gọn, khi hỏi không hỏi dồn mà để trẻ có thời gian suy nghĩ, trả lời. Đồng thời khi trẻ đọc cần chú ý lắng nghe, phát hiện những trẻ đọc ngọng, trẻ phát âm chưa chuẩn để sửa. Trẻ đọc thường ngọng “mười quả trứng tròn” thành “mười quả chứn tròn”… tôi sửa sai trực tiếp vào từ trẻ nói ngọng, nhắc trẻ nhìn vào miệng cô và nói lại theo cô, nói chậm từng từ, nói một vài lần, nếu trẻ vẫn nói sai tôi động viên khuyến khích trẻ. Không sửa sai cho trẻ quá nhiều ngay lập tức mà sửa sai cho trẻ vào những lúc khác để trẻ cảm thấy không bị áp lực.

Từ việc luyện phát âm qua đọc, nghe các bài thơ, câu chuyện, bài hát, ca dao, đồng dao trẻ được rèn luyện phát âm một cách nhẹ nhàng từ đó trẻ phát âm chuẩn, ít nói ngọng, trẻ được làm quen với cách dùng từ, cách đặt câu, cách diễn đạt ý hiểu của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc, trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp.

Giải pháp 3: Luyện phát âm cho trẻ mọi lúc mọi nơi.

Trong trường mầm non trẻ tham gia nhiều hoạt động khác nhau như hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động ăn, ngủ…tất cả những hoạt động đều diễn ra trong ngày và giúp trẻ thực hành ngôn ngữ khả năng nghe hiểu ngôn ngữ, khả năng diễn đạt bằng lời nói, trẻ trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp, nhờ vậy vốn từ của trẻ tăng lên, trẻ được luyện phát âm nói đúng từ, đúng câu, rèn luyện cách diễn đạt ý tưởnThông qua trò chơi trẻ bị cuốn hút vào trò chơi và lĩnh hội được nhiều kinh nghiệm.

Điều đặc biệt là khi thông qua các trò chơi, hiệu quả của việc học ngôn ngữ rất cao. Có rất nhiều trò chơi ngôn ngữ qua các hoạt động “ đóng vai” kể chuyện thông qua đó ta thấy rằng ngôn ngữ của trẻ phát triển rất nhanh chóng và linh hoạt

+ Chơi theo nhóm

Chơi theo nhóm sẽ giúp trẻ phát âm chuẩn, trẻ có cơ hội trình bày, chia sẻ những suy nghĩ của mình với các bạn, phát triển kỹ năng làm việc, hợp tác với nhau, thảo luân, bàn bạc vì mục đích chung của nhóm. Đây là cơ hội cho trẻ phát triển ngôn ngữ một cách  tốt nhất.

VD : Trò chơi đóng vai theo câu chuyện “ nhổ củ cải”

Khi nhận vai chơi trẻ diễn đạt lại được những hành động,  ngôn ngữ, điệu bộ của nhân vật trong câu chuyện qua đó giúp trẻ phát triển được ngôn ngữ và phát âm đúng

+ Làm đồ dùng đồ chơi:

Sữ dụng các đồ dùng đồ chơi sinh động hấp dẫn, thu hút trẻ như : con rối, tranh ảnh, mô hình  xoai

+ Dạy trẻ phát âm thông qua các hoạt động học

Ngoài cách dạy trẻ phát âm thông qua chuyện kể trên tiết dạy tôi có thể dạy trẻ phát âm thông qua các môn học khác như : Âm nhạc, tạo hình, toán, môi trường xung quanh …

-Làm quen với môn âm nhạc

Trong giờ học âm nhạc tôi có thể cho trẻ hát sau đó sữa lại những câu,

 từ mà trẻ phát âm sai.

-Thông qua việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ qua âm nhạc tôi thấy trẻ hứng thú hơn rất nhiều

Dạy trẻ kể lại những sự vật, hiện tượng mà trẻ quan sát được thông qua các hoạt động khác như hoạt động vui chơi, trong giời ăn, chơi ở các góc, chơi ngoài trời,…