Giải pháp rèn kỹ năng phát âm chuẩn cho trẻ mẫu giáo 3-4

Lượt xem:

Đọc bài viết

1. Tình trạng giải pháp đã biết

        Ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi mầm non chủ yếu là ngôn ngữ nói. Trong công tác giáo dục mầm non người lớn cần phải có ý thức rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi mọi hoạt động. Ngôn ngữ phát triển mạch lạc tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác, giúp trẻ khả năng phát triển t­ư duy và ngôn ngữ, cảm thụ cái hay, cái đẹp xung quanh trẻ, phát triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, trẻ mạnh dạn tự tin, và đặc biệt vốn từ của trẻ phong phú đa dạng hơn.

* Ưu điểm:

–  Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phòng học sạch, thoáng mát, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho việc học tập của trẻ được trang bị đầy đủ.

– Được sự quan tâm của phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ

– Trẻ ngoan và chủ động trong mọi hoạt động.

– Tài liệu hướng dẫn đảm bảo, theo chương trình giáo dục Mầm non.

– Giáo viên có trình độ trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ và nắm được phương pháp tổ chức hoạt cho trẻ phù hợp với độ tuổi.

* Hạn chế:

Tuy nhiên qua khảo sát các hoạt động, tôi nhận thấy có một số trẻ phát âm chưa đúng, chưa rõ còn nói ngọng và ngôn ngữ ở mức độ vừa phải. Những trẻ đó có thể phát triển bình thường nhưng ngôn ngữ của trẻ phát triển kém.

– Một số trẻ vẫn còn tính nhúc nhát, chậm chạp, có trẻ phát âm chưa rõ.

– Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm, thiếu kiên nhẫn khi rèn phát âm của con do ít thời gian hoặc một số phụ huynh thì phó mặc cho giáo viên ở lớp rèn và dạy phát âm cho trẻ

Chính vì vậy tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ đễ tìm ra biện pháp và hình thức để trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn.Vì điều đó tôi đã trọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm là Giải pháp “Rèn kỹ năng phát âm chuẩn cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trường Mẫu Giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang”.

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

– Mục đích của giải pháp:Giúp trẻ 3-4 rèn kỹ năng phát âm chuẩn nắm  được đặc điểm ngôn ngữ của từng trẻ, nhằm giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ trong các hoạt động tạo môi trường cho trẻ được nghe, được phát âm linh hoạt trong công tác giảng dạy. Trẻ nói rõ ràng sử dụng linh hoạt các loại câu khác nhau trong giao tiếp, chủ động khởi xướng trong các cuộc trò chuyện với bạn bè và mọi người xung quanh.

– Nội dung giải pháp: Giáo viên nắm được đặc điểm ngôn ngữ của từng trẻ. Linh hoạt lòng ghép phát triển ngôn ngữ trong các hoạt động tạo môi trường cho trẻ được nghe, được phát âm… linh hoạt trong công tác giảng dạy. Trẻ nói rỏ ràng các loại câu khác nhau trong giao tiếp, chủ động trong các cuộc trò chuyện với bạn bè, cô giáo, với mọi người xung quanh. Trẻ rèn kỹ năng phát âm chuẩn hơn nói ngọng ít hơn khẩu hình của trẻ phát âm chuẩn hơn, trẻ mạnh dạng tự tin và đặc biệt vốn từ của trẻ phong phú đa dạng tạo điều kiện để phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Chính tính chất rất quan trọng này mà phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trở thành một môn học trọng tăm, bắt buộc trong giáo dục học Mầm non ở mọi bậc học. Từ những hạn chế đầu năm, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ làm cách nào để giúp trẻphát âm đúng thông qua các hoạt động học. Bằng kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy, tôi đã đề ra giải pháp giúp trẻ như sau:

 Giải pháp 1: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói ngọng, phát âm chưa chuẩn của trẻ.

Với đặc điểm trẻ 3 tuổi nói ngọng, không rõ câu chữ, nói không tròn vành…Để tìm hiểu nguyên nhân nói ngọng, phát âm chưa chuẩn tôi đã quan sát các biểu hiện bên ngoài của trẻ khi tham gia các hoạt động trong ngày: Trẻ nói ngọng do thói quen phát âm hàng ngày hay do trẻ mắc một số bệnh ảnh hưởng đến cơ quan phát âm như ngắn lưỡi, đầy lưỡi dẫn đến trẻ nói ngọng. Hàng ngày tiếp xúc với trẻ tôi luôn gần gũi giao tiếp với trẻ, quan sát biểu hiện của trẻ trong quá trình phát âm từ đó xác định xem trẻ nói ngọng có phải là do thói quen nói ngọng hay bắt chước người khác để truyền đạt ý mình cho người khác hiểu theo suy nghĩ riêng của trẻ hay không. Thường xuyên trò chuyện với cha mẹ trẻ và những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ để phát hiện, tìm hiểu đúng nguyên nhân trẻ phát âm ngọng, chưa chuẩn… từ đó có biện pháp rèn luyện cách phát âm phù hợp với đặc điểm của từng trẻ. Qua cách làm trên tôi đã có kinh nghiệm trong quá trình phát hiện nguyên nhân, nắm được đặc điểm ngôn ngữ riêng của từng trẻ từ đó có biện pháp luyện phát âm cho trẻ phù hợp với đặc điểm của từng trẻ.

Giải pháp 2: Xây dựng môi trường ngôn ngữ

Cần tạo môi trường giao lưu ngôn ngữ tích cực cho trẻ: Hiện nay, nếu cô tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao. Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào tạo môi trường bằng cách đưa hình ảnh nhân vật của các câu chuyện nổi bật vào góc học tập và sư tầm một số bộ truyện tranh ngoài chương trình để đưa vào giảng dạy, vận động phụ huynh đóng góp truyện tranh đưa vào góc học tập cho trẻ hoạt động thường ngày. Ngoài việc tạo những bức tranh trên mảng tường, những tập truyện tranh tôi còn đi sâu làm một số đồ dung trực quan cho trẻ. Bên cạnh đó trong giờ hoạt động ngoài trời tôi còn tận dụng những bức tranh tường ở trong trường bằng cách gợi mở cho trẻ cùng nhau kể chuyện về những bức tranh đó hoặc có các con vật trong sân trường tôi cũng gợi mở cho trẻ thi nhau kể chuyện về các con vật đó hình thức này đã giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
Tạo cho trẻ âm lí thoải mái và cởi mở, khi giao tiếp với mọi người, trẻ tự tin và mạnh dạn trao đổi, biểu đạt ý kiến cá nhân, giáo viên cần thường xuyên trò chuyện với trẻ khuyến khích trẻ nói, khi trẻ có khó khăn hoặc tâm lý ngâp ngừng, nhút nhát, cô cần khích lệ, hỗ trợ, động viên trẻ, cô cần tạo ra các mối quan hệ giữa trẻ với cô giáo và giữa trẻ với mọi người xung quanh. Cái quan trọng nhất là khi giao tiếp với trẻ cần chú ý đến giọng nói và thái độ, giọng nói dịu dàng tình cảm sẽ khiến trẻ tự tin hơn. 

Tăng cường phát âm qua việc luyện đọc, nghe các bài thơ, câu chuyện, bài hát, ca dao, đồng dao cho trẻ, đọc thơ kể truyện…là những hoạt động tạo nên tính hấp dẫn, sinh động gây được nhiều hứng thú đối với trẻ đồng thời phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

Ngôn ngữ của trẻ được hình thành trên cơ sở các phản xạ có điều kiện, dựa trên tác động của các yếu tố từ môi trường bên ngoài. Vì vậy trong quá trình tổ chức các hoạt động tôi luôn cố gắng tạo bầu không khí thật thoải mái, vui vẻ không gây căng thẳng áp lực cho trẻ khi tham gia. Trong quá trình tổ chức hoạt động chuẩn bị nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp mắt, thu hút sự chú ý của trẻ.

 Khi trẻ được nhắc đi nhắc lại mà vẫn không phát âm chuẩn tôi nói to, rõ để trẻ có thể nhìn quan sát dễ dàng, ngoài ra tôi dạy trẻ cách đặt lưỡi thế nào, hơi bật ra làm sao và làm mẫu để trẻ dễ dàng bắt chước và học theo.

Giải pháp 3: Luyện phát âm cho trẻ mọi lúc mọi nơi.

Trong trường mầm non trẻ tham gia nhiều hoạt động khác nhau như hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động ăn, ngủ…tất cả những hoạt động đều diễn ra trong ngày, mọi hoạt động tôi khuyến khích và gởi hỏi trẻ thường xuyên để trẻ trả lời, nhờ vậy vốn từ của trẻ tăng lên, trẻ được luyện phát âm nói đúng từ, đúng câu, rèn luyện cách diễn đạt ý tưởng thông qua trò chơi trẻ bị cuốn hút vào trò chơi và lĩnh hội được nhiều kinh nghiệm.

Điều đặc biệt là khi thông qua các trò chơi, đặc biệt là trò chơi “đóng vai” kể chuyện thông qua đó ta thấy rằng ngôn ngữ của trẻ phát triển rất nhanh chóng và linh hoạt

Chơi theo nhóm: Chơi theo nhóm sẽ giúp trẻ phát âm chuẩn, trẻ có cơ hội trình bày, chia sẻ những suy nghĩ của mình với các bạn, phát triển kỹ năng làm việc, hợp tác với nhau, thảo luân, bàn bạc vì mục đích chung của nhóm. Đây là cơ hội cho trẻ phát triển ngôn ngữ một cách  tốt nhất.

Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường, tới lớp cô phải thật gần gủi, tích cực trò chuyện với trẻ. Vì trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ.

Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động góc: Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt động góc. Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất, bởi giờ chơi có tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ. Thời gian chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở trường, là thời gian trẻ được chơi thoải mái nhất. Trong quá trình trẻ chơi sử dụng các loại từ khác nhau, có điều kiện học và sử dụng các từ có nội dung khác nhau.

Giáo dục ngôn ngữ thông qua hoạt động ngoài trời: Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ được gọi tên các đồ chơi quanh sân trường như: Đu quay, cầu trượt, bập bênh…. Ngoài ra tôi còn giới thiệu cho trẻ biết cây xanh, cây hoa ở quanh trường, lớp và đặc ra những câu hỏi cho trẻ. Qua những câu hỏi cô đặt ra sẽ giúp trẻ tích luỹ được những vốn từ mới ngoài ra còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ chính xác, mạch lạc, rõ ràng hơn.

Giải pháp 4: Giáo dục ngôn ngữ thông qua các hoạt động học

Đây là hoạt động quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ vựng cho trẻ. Ở trẻ mầm non đang bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh, vì vậy trẻ thường nói không đủ từ, nói ngọng, nói lắp. Cho nên trong tiết dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ.

Thông qua hoạt động làm quen văn học: Trên tiết học khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc mà muốn làm được như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻ cũng được học thêm được các từ mới qua giờ học thơ, truyện. Để giờ thơ, truyện đạt kết quả cao cũng như hình thành ngôn ngữ cho trẻ thì đồ dùng phục vụ cho tiết học phải đảm bảo: Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn và vệ sinh cho trẻ. Tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu truyện, thơ giúp cho việc phát triển vốn từ của trẻ được thuận lợi. Bản thân giáo viên phải thuộc truyện, thơ ngôn ngữ của cô phải trong sáng, giọng đọc phải diễn cảm, thể hiện đúng ngữ điệu của các nhân vật. Như vậy qua bài thơ ngoài những từ ngữ trẻ đã biết lại cung cấp thêm vốn từ mới cho trẻ để ngôn ngữ của trẻ thêm phong phú.

Trong giờ học âm nhạc để thu hút trẻ vào giờ học và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ được tốt hơn thôi thúc tôi phải nghiên cứu, sáng tạo những phương pháp dạy học tốt nhất có hiệu quả với trẻ. Đối với tiết học âm nhạc trẻ được tiếp xúc nhiều đồ vật (Trống, lắc, phách tre, mõ, xắc xô… và nhiều chất liệu khác) trẻ được học những giai điệu vui tươi kết hợp với các loại vận động theo bài hát một cách nhịp nhàng. Để làm được như vậy đó là nhờ sự hiểu biết, nhận thức vốn từ, kỹ năng nhất là sự giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ được tích luỹ và lĩnh hội, phát triển tính nghệ thuật, giúp trẻ yêu âm nhạc. Qua những giờ học hát, vận động theo nhạc, trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ có mục đích, biết dùng ngôn ngữ và động tác cơ bản để miêu tả những hình ảnh đẹp của bài hát.

Thông qua hoạt động phát triển thể chất, trong góc vận động của lớp tôi đã sử dụng những thùng bìa để làm thành tàu hoả cho trẻ chơi. Mỗi thùng làm thành một toa tàu. Trong khi chơi trẻ có thể vừa chơi vừa kết hợp âm nhạc hát:” Đoàn tàu tí hon”, “Tàu vào ga” … vận dụng vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tôi còn phân loại màu xanh, đỏ, vàng của những chiếc vòng để khi trẻ phân biết màu không bị nhầm lẫn. Khi trẻ chơi với vòng tôi có thể hỏi trẻ giúp ngôn ngữ của trẻ thêm mạch lạc, rõ ràng hơn.

Giải pháp 5: Xây dựng kế hoạch phù hợp với khả năng ngôn ngữ của trẻ.

          Dựa vào tình hình của trẻ, trên cơ sở kế hoạch năm, tháng của nhà trường, tôi đã xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần phù hợp với đặc điểm nhóm lớp. Kết thúc từng chủ đề, tôi đánh giá lại những việc làm được và chưa làm được, từ đó rút kinh nghiệm cho những chủ đề sau. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, tôi chú ý đến việc giáo dục trẻ về phát triển ngôn ngữ mạch lạc, bồi dưỡng thêm cho trẻ đọc thơ, kể chuyện theo tranh vào các buổi chiều hoặc mọi lúc mọi nơi. Lên kế hoạch trò chuyện với trẻ hàng ngày, chú ý quan tâm nội dung của các buổi trò chuyện đó.

          Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Thế giới thực vật, tết và mùa xuân”: dành cho trẻ 3 – 4 tuổi.

          Trong tuần 1: Chủ đề “Bé thích cây xanh”, tôi lựa chọn những nội dung sau:

         Thứ 2: Trò chuyện với trẻ về cây sấu. Trong buổi sinh hoạt chiều tôi cùng trẻ tiếp tục kể chuyện về loại cây xanh khác.

         Thứ 3: Tôi dạy trẻ làm quen bài thơ “Cây dây leo” Buổi chiểu: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian “Trồng nụ trồng cà”. Trong những giờ đón –  trả trẻ: Tôi trò chuyện với trẻ về nội dung đã học trong tuần phù hợp với chủ đề. Khi thực hiện kế hoạch tôi luôn bám sát chương trình dạy, nhằm theo dõi rèn luyện những trẻ cá biệt. Đặc biệt chú ý rèn cho những trẻ thiếu mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, trẻ nói ngọng, nói lắp, nói chớt…

Giải pháp 6: Thực hiện tốt công tác kết hợp và tuyên truyền đến phụ huynh

Tôi trao đổi và vận động phụ huynh cố gắng dành thời gian để trò chuyện với trẻ và lắng nghe trẻ nói, khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe cho rõ, cha mẹ người thân phải cố gắng phát âm đúng cho trẻ bắt chước. Khuyến khích phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không nói tiếng địa phương, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữ không chính xác. Tuyên truyền tới phụ huynh trong giờ đón, trả trẻ trong các buổi họp phụ huynh, sinh hoạt chuyên đề, trong các buổi phụ huynh thăm quan nhà trường. Tuyên truyền góc chơi đặc biệt góc học tập, thường thay đổi tranh ảnh để lôi cuốn trẻ, giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ trao đổi về trẻ trong khi kể chuyện đọc truyện trò truyện giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

          3. Khả năng áp dụng của giải pháp

        Sau khi nghiên cứu và áp dụng giải pháp rèn kỹ năng phát âm chuẩn cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi  trường Mẫu Giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang ”.Đến thời điểm này tôi đã thu được những kết quả như mong muốn, sáng kiến không những áp dụng tại lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở trường Mẫu Giáo Bình Minh mà còn áp dụng thực hiện lâu dài với các trường Mẫu giáo trong toàn huyện có cùng điều kiện.

4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp  

– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả :

– Hiệu quả kinh tế: Trong quá trình áp dụng giải pháp tôi đã ứng dụng soạn giảng công nghệ thông tin về các hoạt động học cho trẻ xem video, tranh ảnh câu chuyện bài thơ… để giúp trẻ dễ nắm bắc và phát âm chuẩn hơn. Từ đó thu hút trẻ chú ý tích cực tham gia vào các hoạt động. Điều này mang ý nghĩa to lớn nó đem lại cho lớp học nhiều tiết học sôi nỗi lại vô cùng tiết kiệm tiền bạc in tranh ảnh photo màu các thứ cho giáo viên.

– Lợi ích xã hội: Giải pháp này đã được áp dụng ở lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi, Trường Mẫu Giáo Bình Minh, đã đạt được kết quả tốt trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, trẻ có khả năng nghe, hiểu, nói có những chuyển biến tích cực. Giải pháp mang lại cho phụ huynh thêm nhiều kiến thức về việc chăm sóc và giáo dục trẻ chậm phát triển về ngôn ngữ. Bên cạnh đó, giải pháp còn mang đến những cái mới cho bản thân tôi cũng như những đồng nghiệp trong trường về việc xây dựng, tổ chức và thực hiện việc chăm sóc và giáo dục, tôi nhận thức được tầm quan trọng trong việc dạy trẻ phát âm chuẩn ở lứa tuổi mẫu giáo để sẵn sàng cho quá trình học tập của trẻ ở những năm tiếp theo là rất cần thiết.