Giải pháp rèn luyện kỹ năng kể chuyện cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)
Lượt xem:
Tình trạng giải pháp đã biết:
* Ưu điểm:
– Được trang bị đồ dùng dạy học, đồ chơi để việc dạy và học cho các cháu một cách tốt hơn.
– Chương trình giáo dục hiện hành có những thay đổi, thuận lợi cho bản thân tôi linh hoạt lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tạo cho trẻ có thể phát triển ngôn ngữ ở mọi lúc, mọi nơi.
– Trẻ trong một lớp ở cùng độ tuổi nên dễ tổ chức hoạt động. Đây là một tiền đề thuận lợi cho việc tổ chức phát triển hoạt động ngôn ngữ cho trẻ
* Hạn chế:
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, lớp củng có một số khó khăn. Lớp lá 5 là lớp có số lượng trẻ đông. Khi tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ rèn kỹ năng kể chuyện cho trẻ thì giáo viên gặp một số khó khăn như:
Trước khi cho trẻ kể chuyện, trẻ chưa nắm được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
Lớp đông nên việc rèn luyện cho trẻ chưa cao. Một số trẻ còn nói ngọng, chưa phát âm rỏ ràng.
Trẻ chưa mạnh dạng còn lung túng khi kể chuyện.
Phụ huynh phần đông là nông dân nên nhận thức chưa cao về phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Trường thuộc điểm lẻ nên việc đi lại còn nhiều khó khăn( một số trẻ đến trường bằng xuồng, ghe).
Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
– Mục đích của giải pháp:
Tạo môi trường học thân thiện thông qua các hoạt động phát triển ngôn ngữ- rèn kể chuyện cho trẻ có ý nghĩa quan trọng mang tính chất quyết định tới sự phát triển toàn diện cho trẻ. Giúp trẻ có khả năng chú ý lắng nghe và thấu hiểu, phát triển trí tưởng tượng về nhân vật, suy nghỉ tự do giúp trẻ sáng tạo hơn, không theo khuôn mẫu. Là, tiền đề cho sự hình thành nhân cách con người. Thông qua những câu chuyện, phù hợp với chủ đề, đồ dùng phong phú, giọng kể diễn cảm làm cho trẻ dễ tiếp cận, hứng thú trong giờ học. Qua việc kể truyện trẻ hiểu sâu hơn về cốt chuyện, qua đó, trẻ biết thể hiện cảm xúc, tình cảm đạo đức, biết yêu quý người lớn, bạn bè, biết yêu thiên nhiên cây cỏ, hoa lá, các loài vật.. Từ đó,giúp cho trẻ phát triển toàn diện về nhận thức, đạo đức và thẩm mĩ.
a/ Công tác chuẩn bị:
Muốn trẻ tích cực trong hoạt động kể chuyện thì đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị tốt cho tiết hoạt động dạy trẻ kể chuyện của mình. Thường xuyên tìm tòi sáng tạo những phương pháp mới nhằm gây hứng thú cho trẻ.
b/ Dạy trẻ thói quen nề nếp tốt trong học tập:
Đây là việc rất cần thiết vì khi trẻ đã có nề nếp và các kĩ năng cơ bản, giáo viên sẽ thuận tiện hơn trong việc thiết kế các giờ hoạt động cho trẻ và trẻ cũng tự tin khi tham gia vào các hoạt động cùng cô. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã rèn cho trẻ thói quen nề nếp tốt như: biết dạ thưa khi nói chuyện với người lớn, biết một số kĩ năng tự phục vụ cho bản thân, nghe và làm đúng hiệu lệnh của cô, cất dọn đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp sau khi sử dụng. Để đạt được hiệu quả như ý muốn, tôi dùng nhiều lời khuyến khích nhẹ nhàng, động viên trẻ kịp thời, tạo điều kiện cho trẻ tự hoạt động, kích thích sự sáng tạo của trẻ trong các giờ hoạt động học.
c/Tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ:
Tôi nhận thấy rằng muốn tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi rất nhiều yếu tố: Môi trường hoạt động, hình thức tổ chức của giáo viên, lựa chọn phương pháp phù hợp cho trẻ kể chuyện và tâm thế của trẻ. Sau đây là một số biện pháp mà bản thân tôi áp dụng cảm thấy có hiệu quả.
* Tạo môi trường hoạt động cho trẻ kể chuyện:
Tổ chức môi trường hoạt động kể chuyện trong lớp nói chung và nhiều hoạt động khác nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ Vì thế, việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phải mang tính gợi mở, phong phú, đa dạng, sắp xếp bố trí đồ dùng phù hợp với tầm mắt của trẻ. Tranh, ảnh phải đảm bảo tính thẫm mỹ phù hợp với chủ đề, hấp dẫn để kích thích trẻ hoạt động.
* Phương pháp hình thức tồ chức Dạy trẻ biết cách kể chuyện:
Trẻ có hứng thú hay không trong các hoạt động còn phụ thuộc vào sự lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức của giáo viên. Muốn dạy trẻ biết cách kể chuyện phương pháp sử dụng và hình thức tổ chức để người nghe có sức lôi cuốn và hấp dẫn thì người giáo viên cần phải hướng dẫn trẻ về cách ngắt giọng, nhịp điệu trong khi kể, cường độ của giọng khi kể chuyện, cử chỉ, nét mặt và thể hiện vai các nhân vật thông qua đóng kịch.
* Tâm thế của trẻ:
Là một người giáo viên tôi thấy trẻ thường hay rụt rè, thiếu tự tin khi cô mời trẻ kể về một chuyện gì đó.Vì thế để giúp trẻ có được tự tin và mạnh dạn khi kể lại chuyện của mình cho người khác nghe thì điều đầu tiên giáo viên cần tạo tâm lý thoải mái nhất cho trẻ, khơi gợi một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không bắt buộc trẻ phải kể nếu như trẻ không muốn. Giáo viên giúp trẻ nhớ và kể theo trình tự bằng những câu hỏi gợi mở. Từ đó, vốn từ của trẻ được giàu lên, trẻ sẽ diễn đạt ngày càng mạch lạc và biết dùng lời kể phù hợp với nội dung câu chuyện một cách tự tin hơn, sáng tạo hơn
* Tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh:
Đối với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ là một vấn đề có tầm quan trọng rất lớn, đặc biệt là thông qua hoạt động kể chuyện. Vì vậy là một người giáo viên muốn truyền đạt được kiến thức cho trẻ thì cần phải kết hợp tuyên truyền với phụ huynh, về các câu chuyện trẻ được học ở lớp.
Mỗi giờ đón và trả trẻ bản thân tôi luôn dành thời gian để trao đổi trực tiếp với phụ huynh, phô tô các câu chuyện đã học, sắp học để phụ huynh biết và kết hợp dạy trẻ kể lại chuyện khi trẻ ở nhà.
Có thể nói công tác tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm rất quan trọng trong việc dạy trẻ kể chuyện để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mà giáo viên cần hết sức quan tâm.
Khả năng áp dụng của giải pháp:
Giải pháp này đã được áp dụng ở lớp mẫu giáo 5 tuổi Trường Mẫu Giáo Bình Minh đã đạt được kết quả tốt trong việc dạy trẻ kể chuyện ở tiết hoạt động phát triển ngôn ngữ. Giải pháp này muốn được nhân rộng ở phạm vi các đơn vị bạn trong toàn huyện.
Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
– Giáo viên cần phải thường xuyên tự học, tự tìm tòi, sách báo và ở đồng nghiệp nhằm để bồi dưỡng năng cao trình độ chuyên môn, nâng cao nhận thức, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
– Khi lên lớp dạy phải biết ứng dụng linh hoạt.
– Giáo viên kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh trong lớp để giáo dục và rèn kỹ năng cho trẻ tốt hơn.
– Qua áp dụng kinh nghiệm tôi nhận thấy trẻ đã có tiến bộ rõ rệt kết quả như sau:
STT | NỘI DUNG | Đầu năm | Cuối năm | So sánh tăng giảm | ||
Số lượng | Tỉ lệ | Số lượng | Tỉ lệ | |||
1 | Khả năng ghi nhớ tên truyện, cốt truyện và nhân vật trong câu truyện | 25/38 | 65,7% | 38/38 | 100% | Tăng 34,3% |
2 | Hứng thú tham gia vào giờ kể chuyện | 22/38 | 57,9% | 38/38 | 100% | Tăng 42,1% |
3 | Kỹ năng mạnh dạn , tự tin khi kể chuyện | 20/38 | 52,6% | 35/38 | 92,1% | Tăng 39,5% |
4 | Kỹ năng kể chuyện sáng tạo theo tranh | 16/38 | 41,1% | 35/38 | 92,1% | Tăng 51% |
5 | Kỹ năng gỉa giọng theo lời thoại của nhân vật trong câu truyện | 23/38 | 60,5% | 38/38 | 100% | Tăng 39,5% |