SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Lượt xem:
“Giải pháp hình thành giao tiếp xã hội tại lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi (chồi 4), Trường Mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, năm học 2024-2025”.
– Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Mầm non
– Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ ngày 15 tháng 10 năm 2023 (Năm học 2023-2024) đến ngày 15 tháng 12 năm 20024 (Năm học 2024- 2025)
– Mô tả bản chất của sáng kiến:
Giao tiếp xã hội là một kỹ năng hết sức quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển cho trẻ.Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội cho trẻ ngay từ nhỏ còn giúp trẻ làm chủ được ngôn ngữ, biết vận dụng ngôn ngữ một cách lịch sự phù hợp với lứa tuổi. Kĩ năng giao tiếp xã hội cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 tuổi nói riêng là cần thiết cho trẻ. Biết cách lắng nghe và truyền tải thông điệp cho người khác, biết cách bày tỏ mong muốn với ông , bà, cha, mẹ và cô giáo sẽ giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp với người lạ bên ngoài. Đối với trẻ nhỏ cấp độ giao tiếp được phát triển theo từng giai đoạn lứa tuổi.
Ngay từ khi mới chào đời trẻ giao tiếp bằng tay, chân, ánh mắt… đến khi lên 3-4 tuổi trẻ đã bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, trẻ biết thể hiện cảm xúc qua lời nói và cử chỉ điệu bộ, Chính vì vậy, rèn luyện kĩ năng giao tiếp xã hội ở giai đoạn này là rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay việc rèn luyện cho trẻ có được kĩ năng giao tiếp tốt là việc làm mà gặp rất nhiều khó khăn đối với người giáo viên mầm non. Vậy làm thế nào để mỗi đứa trẻ trong lớp học đều thể hiện tốt kĩ năng giao tiếp xã hội phù hợp? Là giáo viên mầm non tôi đã trăn trở, suy nghĩ và đưa ra những giải pháp có hiệu quả trong sáng kiến “ “Giải pháp hình thành giao tiếp xã hội tại lớp Mẫu giáo (chồi 4), Trường Mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, năm học 2023-2024 đến năm 2024-2025”.
Khi thực hiện giải pháp bản thân gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:
* Ưu điểm:
Cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ.
Cán bộ quản lý của đơn vị luôn tạo điều kiện tốt cho giáo viên và các cháu khi đến trường. Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để giáo viên được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm trong hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Giáo viên tích cực, nhiệt tình trong công tác.
* Hạn chế:
– Trường học ở nông thôn nên đa số phụ huynh là nông dân, thời gian làm việc ngoài đồng ruộng nhiều nên ít có thời gian quan tâm đến việc trẻ phát triển giao tiếp như thế nào?
– Nhiều trẻ rất nhút nhát, rụt rè, nói ngọng, nói chưa đủ câu nên ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp hàng ngày của giáo viên.
– Phương pháp, hình thức tổ chức cho trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội của giáo viên chưa mang lại hiệu quả cao.
* Mục tiêu của giải pháp:
– Mục tiêu chung
Trong quá trình phát triển nhân cách cho trẻ mầm non có rất nhiều kỹ năng cần thiết để giúp trẻ trưởng thành. Trong những kỹ năng đó thì giao tiếp xã hội là kỹ năng vô cùng quan trọng giúp trẻ biết cách ứng xử và giao tiếp trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội sau này. Chuẩn bị tốt kỹ năng giao tiếp xã hội còn là tiền đề cho trẻ tự tin bước vào lớp 1. Biết ứng xử phù hợp với đối tượng giao tiếp, biết nghe tích cực và bày tỏ ý kiến của bản thân đúng lúc, đúng tình huống và có những hành động phù hợp với lứa tuổi của các cháu.
– Mục tiêu cụ thể
Khi áp dụng các giải pháp trong sáng kiến vào thực tế giảng dạy tôi đã đề ra mục tiêu cụ thể như sau:
Nội dung | Kết quả cụ thể Năm học 2023-2024 |
Trẻ biết chào, hỏi lễ phép | 100% |
Trẻ tự tin khi giao tiếp | 95% trở lên |
Trè biết chia sẽ, hợp tác có hiệu quả khi làm việc nhóm | 90% trở lên |
* Nội dung giải pháp:
– Tên giải pháp
Giải pháp 1: Gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ với phụ huynh của trẻ thường xuyên để phụ huynh có thêm kinh nghiệm và cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội cho trẻ ở gia đình.
Giải pháp 2: Tạo môi trường lớp học gần gũi, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm để cho tất cả các trẻ trong một lớp đều được tham gia hoạt động.
Giải pháp 3: Tổ chức linh hoạt đa dạng các hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động nhằm hình thành kỹ năng giao tiếp xã hội cho trẻ.
– Triển khai giải pháp:
Giải pháp 1: Gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ với phụ huynh của trẻ thường xuyên để phụ huynh có thêm kinh nghiệm và cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội cho trẻ ở gia đình.
Muốn cho trẻ giao tiếp tốt ngoài những lúc ở trường học thì môi trường giao tiếp ở gia đình rất cần thiết và quan trong trong việc hình thành kĩ năng giao tiếp xã hội cho trẻ 4 tuổi. Hiểu rõ đều này, là giáo viên nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, hàng ngày mỗi khi gặp gỡ phụ huynh tôi thường chia sẻ các bước mà ở gia đình cần làm để trẻ được phát triển kĩ năng giao tiếp.
Trước hết, tôi giải thích cho phụ huynh của trẻ biết về tầm quan trọng khi trẻ 4 tuổi có kĩ năng giao tiếp xã hội tốt. Khi phụ huynh hiểu được vai trò và tầm quan trọng thì tôi bắt đầu hướng dẫn cách thực hiện ở nhà khi trò chuyện với trẻ.
– Trong gia đình người thân cần dành thời gian trò chuyện, chia sẻ, lắng nghe những suy nghĩ của trẻ để trẻ tự tin khi nói.
– Khuyến khích, động viên trẻ tham gia cùng người thân trong gia đình như: Đọc thơ, kể chuyện, hát những bài hát thiếu nhi, trình bày ý kiến, nói lời hay bằng những câu cảm ơn, xin lỗi.
– Ông, bà, cha mẹ luôn là tấm gương gương cho trẻ học hỏi. Khi trò chuyện với trẻ cha mẹ cần chú ý đến cách diễn đạt nói câu hoàn chỉnh có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Như vậy trẻ sẽ học hỏi được từ quá trình giao tiếp với cha mẹ hàng ngày. Bên cạnh đó để dạy trẻ biết dùng kính ngữ, biết dạ thưa với người lớn tuổi và thể hiện được sự tôn trọng, phép lịch sự khi giao tiếp. Cha mẹ phải là người thực hiện trước luôn nói chuyện lịch sự, hòa nhã để trẻ noi theo.
Ví dụ: Trao đổi với phụ huynh cách thức xử lý các tình huống để trẻ có thể giao tiếp hiệu quả trong các tình huống gia đình và ngoài xã hội, như việc trẻ biết cách yêu cầu người người lớn giúp đỡ một việc cụ thể hoặc trẻ biết cảm ơn khi được giúp đỡ, và xin lỗi khi trẻ làm sai.
1. Gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ với phụ huynh của trẻ thường xuyên để phụ huynh có thêm kinh nghiệm và cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội cho trẻ ở gia đình
Giải pháp 2: Tạo môi trường lớp học gần gũi, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm để cho tất cả các trẻ trong một lớp đều được tham gia hoạt động
Môi trường lớp học gần gũi, thân thiện tạo cho trẻ thầy được cảm giác ở lớp cũng như ở nhà, cô giáo như mẹ của mình. Từ đó, trẻ thích thú, tự tin tham gia vào hoạt động trong lớp học theo hướng dẫn của giáo viên.
Ví dụ: Khi trẻ tham gia hoạt động học ở tiết hoạt động góc khi trẻ tham gia chơi ở các góc trẻ tự chọn giáo viên có thể tham gia cùng trẻ, cô có thể đóng vai là người mua hàng hoặc có thể hoá thân thành bệnh nhân để trẻ khám bệnh ở góc đóng vai bé làm bác sĩ…
2. Tạo môi trường lớp học gần gũi, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm để cho tất cả các trẻ trong một lớp đều được tham gia hoạt động.
3.Trẻ làm theo nhóm để trẻ có thể hợp tác với nhau tốt hơn qua đó quá trình giao tiếp của trẻ cũng được diễn ra nhằm giúp trẻ linh hoạt hơn dễ tiếp thu kiến thức hơn.
Giải pháp 3: Tổ chức linh hoạt đa dạng các hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động nhằm hình thành kỹ năng giao tiếp xã hội cho trẻ
Bất cứ ở cấp học nào cũng vậy việc tổ chức đa dạng, linh hoạt hình thức và phương pháp tổ chức dạy học thì mục tiêu cần đạt mới có hiệu quả. Với tôi, trong quá trình tổ chức hướng dẫn trẻ giao tiếp xã hội, tôi đã sử dụng nhiều hình thức, phương pháp tích cực từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia cùng cô giáo. Một số phương pháp và hình thức tôi thường tổ chức như:
Ví dụ : trong các hoạt động học cô đã ứng dụng phương pháp steam vào trong giảng dạy, cô sẽ cho trẻ làm theo nhóm để trẻ có thể hợp tác với nhau tốt hơn qua đó quá trình giao tiếp của trẻ cũng được diễn ra nhằm giúp trẻ linh hoạt hơn dễ tiếp thu kiến thức hơn
Ví dụ : Giúp trẻ giao tiếp thông qua hình thức cho trẻ trải nghiệm tham quan các khu di tích hoặc cho trẻ trải nghiệm với hoạt động học ngoài trời để trẻ có thể đặt ra những câu hỏi để phát triển khả năng giao tiếp của trẻ tốt hơn.
– Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Giải pháp của tôi đã triển khai thực hiện có hiệu quả trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội cho trẻ 4,5 tuổi ở trường Mẫu giáo Bình Minh và có thể nhân rộng đến các trường Mẫu giáo trong huyện. Giáo viên tổ chức hình thành giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non đạt hiệu quả sẽ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trình bày rõ ràng, biết lắng nghe người khác và là những kỹ năng đầu tiên giúp trẻ vào cấp học tiểu học.
4. Giúp trẻ giao tiếp thông qua hình thức cho trẻ trải nghiệm tham quan các khu di tích
5.Trẻ trải nghiệm với hoạt động học ngoài trời để trẻ có thể đặt ra những câu hỏi để phát triển khả năng giao tiếp của trẻ tốt hơn.
– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử:
Giải pháp hình thành giao tiếp xã hội có hiệu quả không chỉ giúp trẻ tương tác và gắn kết với xã hội xung quanh mà còn mang lại nhiều lợi ích lớn cho sự phát triển toàn diện của trẻ như: Giao tiếp, hợp tác, quản lý cảm xúc. Đặt biệt nếu giao tiếp xã hội tốt thì 100% trẻ sẽ tự tin hơn trong cuộc sống sau này.
Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng so sánh sau:
Tiêu chí đánh giá kết quả khám phá khoa học theo hướng trải nghiệm thực hành ở trẻ | Năm học 2023-2024 | Năm học 2024-2025 | So sánh | |
1 | Trẻ biết chào, hỏi lễ phép | 18/22 (81%) | 22/22 (100%) | Tăng 4 trẻ (19%) |
2 | Trẻ tự tin khi giao tiếp | 16/22 (72,7%) | 21/22 (95,4%) | Tăng 6 trẻ (22,7%) |
3 | Trè biết chia sẽ, hợp tác có hiệu quả khi làm việc nhóm | 16/22 (72,7%) | 21/22 (95,4%) | Tăng 6 trẻ (22,7%) |
– Phụ lục hình ảnh minh họa cho các giải pháp
– Những thông tin cần được bảo mật: không có.
– Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: cơ sở vật chất của nhà trường; sự quan tâm, tạo điều kiện của phụ huynh học sinh đối với học sinh.
– Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số TT | Họ và tên | Ngày tháng năm sinh | Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) | Chức danh | Trình độ chuyên môn | Nội dung công việc hỗ trợ |
1 | Phan Thị Huỳnh Như | 15/7/2001 | Trường mẫu giáo Bình Minh | Giáo viên | ĐHSPMN | |
2 | Nguyễn Thị Út | 11/06/1972 | Trường mẫu giáo Bình Minh | Giáo viên | ĐHSPMN | |
3 | Phan Thị Chúc | 11/11/1991 | Trường mẫu giáo Bình Minh | Giáo viên | ĐHSPMN |
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.