SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Lượt xem:

Đọc bài viết

“Giải pháp nâng cao chất lượng  phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, năm học 2024-2025”.  

– Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Út. Trường Mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

       – Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục ( Nuôi dạy trẻ mầm non).

– Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 20/9/2023-20/12/2024.

– Mô tả bản chất của sáng kiến:

Để thực hiện giải pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất giúp trẻ phát triển thể lực tốt, cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực thông qua các hoạt động một ngày của trẻ như: Chăm sóc  nuôi dưỡng, giáo dục, phát triển vận động thể chất. Đó là nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp của việc nâng cao chất lượng của quá trình  giáo dục thể chất cho trẻ nhằm đạo tạo thế hệ trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng vể thể chất phong phú vế tinh thần  và trong sáng về đạo đức. Ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu như được chăm sóc một cách hợp lý. Giáo dục thể chất mầm non là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.

Trong năm học tôi được phân công dạy lớp 4-5 tuổi trường mẫu giáo Bình Minh. Trong quá trình tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng phát triển vận động tôi nhận thấy đa số trẻ chưa hứng thú, tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động. Vì vậy tôi đã đưa ra giải pháp cụ thể: Giáo dục phát triển vận động thông qua tiết học, giáo dục phát triển vận động thông qua các hoạt động trong ngày, giáo dục phát triển vận động thông qua  công tác tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh. Sau một năm áp dụng đồng bộ các giải pháp tôi nhận thấy các giải pháp trên rất phù hợp, đem lại nhiều hiệu quả thiết thực về mặt kinh tế – xã hội. Về kinh tế sáng kiến đã xây dựng được môi trường tổ chức các hoạt động phong phú với nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo, góp phần tiết kiệm kinh phí của nhà trường trong việc mua sắm đồ dùng, trang thiết bị. Về mặt xã hội bản thân tôi đã tổ chức linh hoạt, sáng tạo các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; trẻ hứng thú, tích cự tham gia các hoạt động. Góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ của nhóm lớp. Giải pháp tôi đưa ra có khả năng áp dụng, nhân rộng cao trong trường và các trường mầm non trong huyện. 

* Ưu điểm

–  Luôn được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, trong công tác giáo dục nói chung và giáo dục phát triển vận động cho trẻ nói riêng.

– Bản thân được giao lưu học hỏi chuyên môn, trao đổi kinh nghiệp với các đơn vị bạn và trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cụm, tổ được tham gia học tập các buổi tập huấn chuyên môn của ngành, của trường về thực hiện chuyên đề giáo dục phát triển vận động. Luôn yêu nghề mến trẻ, chăm sóc trẻ nhiệt tình được phụ huynh yêu mến.

– Đa số trẻ trong lớp đều được học qua lớp 3 – 4 tuổi, trẻ ngoan ngoãn, lễ phép, cơ bản trẻ đã nắm được một số kỹ năng vận động.

– Phụ huynh luôn quan tâm đến con em mình.

* Hạn chế

– Vì lớp tôi dạy ở điểm lẽ, dạy chung với tiểu học nên chưa có phòng giáo dục thể chất, sân chơi còn chật hẹp nên khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động.

– Do một số trẻ chưa học qua lớp` 3-4 tuổi nên ít nhiều ảnh hưởng tới quá trình cô dạy trẻ vận động.

– Một số trẻ lần đầu tiên đến trường, lớp còn nhút nhát chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động đặc biệt là các hoạt động phát triển vận động.

– Một số phụ huynh đi làm xa gửi trẻ cho ông bà nên chưa được quan tâm đến việc chăm sóc trẻ tốt khi tham gia hoạt động thể chất chưa đạt hiệu quả cao.

– Mục đích của giải pháp

  Phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục phát triển thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo, như tăng cường và bảo vệ sức khỏe, giúp trẻ thực hiện các bài vận động một cách khoa học, giúp trẻ phát triển cân đối hài hòa hình thành và rèn luyện các kỹ năng vận động, đồng thời phát triển các tố chất vận động. Đối với trường giải pháp này giúp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ làm tăng thêm khả năng vận động để trẻ tham gia các buổi học tập và giả ngoại mà trường phát động, đồng thời cũng giúp trẻ đạt chất lượng cao của các kỳ thi về thể chất củng như Aerobic của huyện.

 Việc dạy trẻ nắm chắc hơn việc rèn luyện cơ thể, hình thành và phát triển các kỹ năng vận động để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.

Nội dung giải pháp

Giải pháp 1: Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động, làm phong phú đồ dùng, đồ chơi.

          Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng phát triển vận động thông qua các hoạt động trong ngày.

          Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng phát triển vận động trong các hoạt động trải nghiệm.

   Giải pháp 4: Công tác tuyên truyền, phối kết hợp phụ huynh.

   – Triển khai giải pháp

Giải pháp 1: Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động, làm phong phú đồ dùng, đồ chơi.

Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động:Việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ vô cùng quan trọng, lớp học được ví như ngôi nhà thứ hai của trẻ, vì thời gian của trẻ ở lớp nhiều hơn ở nhà. Chính vì vậy tôi luôn chú trọng đến việc tạo môi trường lớp học đẹp, phong phú đặc biệt là môi trường phát triển vận động cho trẻ. Trước đây việc xây dựng môi trường lớp học chủ yếu do cô tự trang trí nên chưa phát huy được tính tích cực ở trẻ. Để phát huy tính tích cực và góp phần phát triển vận động tinh cho trẻ tôi chuẩn bị rất nhiều các nguyên vật liệu khác nhau như: xốp bi tít, vỏ lon nước, vỏ hộp sữa, lưới, bóng kính vv…Từ những nguyên vật liệu đã chuẩn bị tôi và trẻ cùng thảo luận về chủ đề, ý tưởng, sau đó tổ chức cho trẻ thực hiện ý tưởng của mình thông qua các hoạt động vẽ, cắt, gấp, dán, xếp, buộc…Tôi chỉ là người bao quát, góp ý giúp sản phẩm của trẻ hoàn chỉnh hơn. Trên các mảng tường tôi và trẻ tạo rất nhiều các hình ảnh góc xây dựng vẽ và tô màu ngôi nhà, chú công nhân, góc phân vai vẽ và tô màu các hình ảnh bác sĩ, nấu ăn, cô giáo… góc nghệ thuật cùng trẻ làm sân khấu âm nhạc, hành lang cũng được tôi và vẽ các hình ảnh trẻ đang cầm vợt, đá bóng, lau nhà ngoài ra tôi và trẻ  khéo léo cắt các dây đề can, đường ngoằn ngoèo,  đường dích dắc …  

Làm phong phú đồ dùng đồ chơi:Đồ dùng trực quan là một điều kiện và là yếu tố quan trọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động và thu hút sự tham gia tích cực hứng thú của trẻ. Những đồ dùng trực quan có hình dáng đẹp, hấp dẫn, đa dạng và phong phú sẽ làm cho hoạt động trở nên sinh động, hấp dẫn lôi cuốn và làm tăng hứng thú của trẻ khi tham gia vào hoạt động. Nhận thức được điều này ngoài những đồ dùng được trang bị tôi làm thêm một số đồ dùng tự tạo phục vụ cho các tiết dạy và trò chơi vận động. Trước hết tôi tuyên truyền tới các bậc phụ huynh và được các bậc phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu như: lốp xe cũ, ống nước cũ, dây thừng, tre, gỗ, vải vụn, … Và từ các vật liệu phế thải có sẵn tại địa phương, tôi cùng các bậc phụ huynh làm thành các bộ đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.

Làm túi cát, quả bông bằng dây li lông, dây nơ bằng vải vụn, quả tạ bằng bóng nhựa và ống nước, đường dích dắc bằng ống nước… để trẻ tập trong các giờ thể dục sáng và các tiết học vận động. Tôi cùng phụ huynh dùng đoạn ống dẫn nước bằng nhựa để trẻ cầm vừa tay, dùng 2 quả bóng nhựa xâu vào 2 đầu của ống tạo thành quả tạ cho trẻ cầm; dùng kim khâu lại tạo thành túi cát; lắp ghép và dán ống nhựa để tạo đường dích dắc cho trẻ đi; Dùng dây ni lông để tạo thành quả bông; dùng các bông tắm tạo thành hoa để trẻ cầm tập, tạo ra những món quà theo chủ đề để tăng thêm hứng thú cho trẻ.

Làm xích đu: Đồ chơi này nhằm phát triển cơ tay và rèn khả năng giữ 
thăng bằng của trẻ. Tôi cùng phụ huynh sử dụng lốp xe ô tô, dây thừng và khung sắt để làm xích đu. Lốp xe sau khi vệ sinh sạch sẽ được đem dùi lỗ, luồn dây thừng để đan tạo vị trí cho trẻ ngồi, sau đó tôi cùng phụ huynh sử dụng sơn màu để sơn tạo cho chiếc xích đu thêm đẹp mắt.

Làm cổng chui: Đây là đồ chơi nhằm phát triển cơ tay và cơ chân cho 
trẻ. Khi trẻ tham gia trò chơi này sẽ phải phối hợp nhịp nhàng cả tay và chân để thực hiện vận động bò hoặc trườn. Tôi đã sử dụng các lốp xe máy cắt ra sau đó dùng vỏ lon sữa để làm chân của cổng chui bằng cách đặt 2 đầu vừa cắt vào 2 lon sữa, dùng xi măng đổ vào lon sữa sau đó sử dụng sơn để sơn lên cho đẹp để đảm bảo tính thẩm mỹ và thu hút trẻ.

Làm bập bênh: đồ chơi này được làm bằng tre và sắt được phụ huynh tạo chân đứng rất vững chắc sau đó dùng 2 đoạn tre làm bập bênh, chỗ ngồi và tay cầm được phụ huynh tận dụng từ những chiếc ghế hỏng bắt vít lại trẻ rất thích khi chơi, bập bênh đơn cũng được phụ huynh ủng hộ và làm từ gỗ để tạo  vật chính là nơi để trẻ ngồi và phía đầu có 2 tay cầm, dưới là mặt đế bằng gỗ đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia chơi. 

          Khi làm dồ dùng đồ chơi cho trẻ tôi luôn chú ý kích thước phù hợp, đảm bảo an toàn cho trẻ, màu sắc tươi sáng.

          Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng phát triển vận động thông qua các hoạt động trong ngày

Trong tiết học:Có thể nói việc nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ trên tiết học là giải pháp hữu hiệu nhất, giúp cho trẻ được vận động một cách thoải mái nhẹ nhàng. Để thực hiện 1 tiết vận động đạt hiệu quả cao luôn thu hút được sự chú ý của trẻ  tôi luôn chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dụng cụ cho 1 tiết dạy và tìm ra những hình thức mới lạ để trẻ hứng thú tham gia.

Ví dụ:  Đối với tiết  đi trên ghế thể dục có mang vật trên đầu.

Khởi động: Cho trẻ làm đoàn tàu đi trên nền nhạc bài Đoàn tàu nhỏ xíu.

Trọng động: Tôi cho trẻ tự chọn những dụng cụ như vòng, gậy, quả bông để tập bài tập phát triển chung

Vận động cơ bản: thay vì trước kia tôi giới thiệu tên vận động thì tôi đưa  túi cát ra, tôi hỏi trẻ với đồ dùng này các con thử nghĩ xem với những túi cát này các con sẽ tham gia vào vận động gì? Gọi 2 – 3 trẻ nêu lên ý tưởng của mình sau đó  chốt lại chúng mình cùng thực hiện vận động “ Ném xa bằng 1 tay”. Tôi hỏi trẻ cách thực hiện vận động, sau đó cho 1 trẻ lên thực hiện, nếu trẻ làm mẫu chưa tốt tôi sẽ làm mẫu lại cho trẻ xem.

Trẻ thực hiện: Cho trẻ thực hiện ném xa bằng 1 tay. Khi trẻ thực hiện thành thạo, tôi tăng độ khó lên là cho trẻ dùng  quả bóng bằng nhựa, bằng xốp. Các tổ thi đua xem ai ném xa nhất.

Trò chơi vận động: Chuyền bóng, tôi hỏi trẻ  theo các con với trái bóng này các con sẽ chơi trò chơi gì trẻ nêu tên trò chơi và cho trẻ tự nêu cách chơi luật chơi. Sau đó cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ.

Thể dục sáng:Trước đây tôi thường cho trẻ ra sân và làm theo hiệu lệnh  của cô. Hiện tại để tạo được hứng thú cho trẻ tôi cho trẻ tự chọn những dụng cụ như vòng gậy, hoa, quả bông theo ý thích của mình để tập, ngoài ra tôi chuẩn bị loa đài cho trẻ tập trên nền nhạc các bài: Đu quay, trường chúng cháu là trường mầm non, con cào cào hoặc cho trẻ errobic với những động tác nhẹ nhàng phù hợp với trẻ 3 tuổi , ví dụ: bài hát chú ếch con, nắng sớm, tập thể dục buổi sáng…

          Hoạt động ngoài trời: Khi tổ chức hoạt động ngoài trời tôi luôn chú ý xen kẽ giữa động và tĩnhđể trẻ không cảm thấy mệt mỏi và nhàm chán:

Ví dụ: Nếu tiết học trước là tiết tĩnh thì khi ra ngoài trời tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi động như ở chủ đề thế giới động vật:

          Hoạt động vui chơi:

          Góc xây dựng: Ở chủ điểm thế giới thực vật. Tôi cùng trẻ chuẩn bị rất nhiều các loại cây, rau, quả và các loại rau, tôi cho trẻ nêu chủ đề buổi chơi sau đó cho trẻ nêu lên ý tưởng hôm nay các con sẽ xây công trình gì? Để trẻ tự nêu ý định và gợi ý để trẻ dùng đôi tay khéo léo và trí tưởng tượng để xây thảo cẩm viên hoặc xây nông trại vui vẻ, đường đi, cổng,

          Góc phân vai: Tôi cùng trẻ chế biến rất nhiều món ăn ngon khác nhau, được trẻ tự lựa chọn ở siêu thị, sau đó bày thành bàn tiệc có bánh, cá, gà, các loại rau củ quả. Ngoài ra tôi còn cho trẻ sử dụng các dụng cụ xay, mặc đồ, thay đồ, đi giày cho búp bê, trẻ được tham gia như vậy trẻ rất thích.

Góc nghệ thuật: Để phát triển vận động sự khéo léo của đôi tay tôi cho trẻ chơi với các loại nhạc cụ như: đánh đàn Piano, song loan, dàn trống,  phách tre, trống lắc để gõ đệm. Ngoài ra trẻ dùng đất nặn nhào, bóp, lăn dọc, xoay tròn, ấn, dí cũng cần có sự khéo léo và sức mạnh của đôi bàn tay. Với trò chơi đan tết tôi chuẩn bị rất nhiều các nguyên vật liệu như lá chuối, lá dừa, lá mít để trẻ tết tóc, gấp làm con sâu, con cào cào, con trâu, đồng hồ …

Sinh hoạt chiều: Sau giờ ngủ dạy tôi cho trẻ vận động nhẹ cùng lời các bài hát để giúp cho cơ thể khỏe mạnh, thoải mái, tự tin hơn, sau đó tôi cho trẻ tự chải tóc, bện tóc cho gọn gàng để bước vào hoạt động tiếp theo.

Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng phát triển vận động trong các hoạt động trải nghiệm:

Ngày hội đến trường của bé: Cô và trẻ cùng làmtrang phục từ những tờ giấy màu, giấy gói hoa đã bỏ đi và làm bông, nơ, hoa để trẻ biểu diễn thời trang và biểu diễn văn nghệ. Trẻ được biểu diễn cùng với trang phục từ những phụ kiện, trẻ sẽ  rất tự tin và thích thú.

Ngày tết Trung thu: Cô và trẻ cùng làm đèn ông sao, đèn lồng cho trẻ đi rước đèn và tổ chức tham gia nhiều các trò chơinhư nhảy bao bố, bịt mắt đánh trống và đặc biệt hơn trẻ còn được rước đèn bằng những chiếc đèn do chính cô và trẻ làm ra.

Tết nguyên đán và mùa xuân: Tôi tham mưu với ban giám hiệu để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ thực hành gói bánh chưng, báng dày, bánh trôi, câu đối, bày mâm ngũ quả. Trẻ cùng được làm với cô trẻ rất hứng thú khi tự mình gói được chiếc bánh chưng, bày mâm ngũ quả ngày tết…. Để tạo cho trẻ niềm vui về ngày tết nguyên đán, tôi còn cùng trẻ tổ chức lễ hội mùa xuân. Thông qua hoạt động này trẻ rất thích thú vì được bày mâm ngũ quả theo ý thích của trẻ, trẻ biết bày biện làm sao cho đẹp mắt. Qua đó nhằm giúp trẻ phát triển vận động, sự khéo léo của đôi tay. Bên cạnh đó tôi tổ chức cho trẻ tham gia vào một số trò chơi: tung còn, kéo co, bịt mắt đánh trống, bịt mắt bắt dê, nhảy bao bố, mèo đuổi chuột… Khi tham gia vào các hoạt động cũng như trò chơi không những trẻ được vận động, được chạy, được nhảy mà trẻ còn biết thêm một số lễ hội nơi mình sống.

Ngày lễ, ngày hội: Ngày 20/11, 22/12, 08/03: Tôi cùng trẻ chọn những nguyên liệu giấy màu, hồ dán, kéo để trẻ được tham gia cắt những bông hoa làm bưu thiếp, tranh, hay trẻ làm bưu thiếp bông hoa bằng vân tay, làm tranh tặng bà, tặng mẹ, tặng cô và tặng các chú bộ đội.

Các hoạt động trải nghiệm: Tổ chức cho trẻ được trải nghiệm cùng các bác, các cô cấp dưỡng chế biến một số món ăn. Cho trẻ trải nghiệm một ngày làm việc của bác nông dân.

Giải pháp 4: Công tác tuyên truyền, phối kết hợp phụ huynh

Kết hợp với phụ huynh trong giờ đưa, đón trẻ:Trong các buổi học thì cô cũng đã dạy trẻ nhiều nhưng về nhà phụ huynh cần dạy thêm qua đó các cuộc trao đổi với phụ huynh khi đón trả trẻ là rất cần thiết.

Ví dụ: Trao đổi về các công việc ở nhà mà bé có thể làm nhà như: anh chị có thể để bé tự gắp xếp quần áo, tự mang giầy dép khi đến lớp….

Kết hợp trao đổi thông qua cuộc họp phụ huynh: Từ nhận thức mọi hoạt động trong nhà trường đạt hiệu quả cao đều không thể thiếu sự ủng hộ, phối hợp của phụ huynh vì thế tôi đã tổ chức tuyên truyền về mục đích ý nghĩa của việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non, thông qua các buổi họp phụ huynh, thông qua tin nhắn điện tử, thông qua góc tuyên truyền, bản tin hôm nay bé học gì. Vận động phụ huynh ủng hộ các nguồn nguyên vật liệu có tại địa phương. Ngoài ra tôi còn trao đổi và vận động phụ huynh kết hợp cùng trẻ tham gia hội thi bé khỏe, bé khéo và các hoạt động trải nghiệm của trường.

Ví dụ: phụ huynh có thể sử dụng những chai nhựa đã qua sữ dụng như: chai nước ngọt, nước suối để bé và cô làm các đồ dùng trong học tập.

Kết hợp phụ huynh thông qua điện thoại zalo, facebook, đường link: Việc trao đổi với phụ huynh qua nhóm zalo, facebook là hết sức cần thiết. Cô chia sẻ với phụ huynh  về các vấn đề của trẻ ở trường và phụ huynh cùng với cô về vấn đề bé ở nhà, để phụ huynh hiểu rỏ hơn về các con và cùng cô hướng tới cách dạy tốt nhất cho trẻ.

          – Những thông tin cần được bảo mật ( không có)  

          – Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

          Giải pháp nâng cao chất lượng  phát triển vận động cho trẻ tại trường Mẫu giáo Bình Minh và có thể đưa vào áp dụng nhân rộng cho các trường khác trong huyện nhằm gây hứng thú trong hoạt động phát triển thể chất cho trẻ.

Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Tất cả giáo viên ở trường Mẫu Giáo trên địa bàn huyện đều có thể áp dụng sáng kiến này.

 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu đượcdo áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

 Qua quá trình thực hiện đề tài trẻ được tham gia vào các bài tập phát triển chung, các vận động bản, các trò chơi vận động…. tận dụng các nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi, từ đó hình thành cho trẻ ý thức tiết kiệm. Hơn nữa việc tận dụng các nguyên liệu phế thải làm đồ dùng đồ chơi không tốn kém về kinh phí, góp phần làm sạch môi trường. Đề tài mang tính chiến lược lâu dài trong việc đào tạo thế hệ trẻ tinh thần hăng say lao động, biết làm ra sản phẩm có ích cho xã hội.

Sau khi thực hiện các biện pháp trên đã đạt được kết quả như sau:

STTNội dung đánh giáTháng 9/2023 Năm học 2023-2024Tháng 12/2023 Năm học 2024-2025So sánh
  Tổng sốTỷ lệTổng sốTỷ lệ
1Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn18/2864,28%28/28100%+35,72%
2Tham gia các hoạt động mạnh dạn, tự tin15/2853,57%28/28100%+35,72%
3Thể hiện tốt các kỹ năng, kỹ xảo vận động15/2853,57%27/2896,42% +25%
4Thực hiện tốt các động tác phát triển các nhóm cơ , hô hấp20/2871,42%27/2896,42% + 25%
5Thực hiện tốt các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt20/2871,42%26/2892,85%+25,43%
6Nhận biết các món ăn thông thường và lợi ích đối với sức khỏe.18/2864,28%28/28100%+35,72%

         Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử:

        + Hiệu quả về kinh tế: Qua quá trình thực hiện đề tài trẻ được tham gia vào các bài tập phát triển chung, các vận động bản, các trò chơi vận động…. tận dụng các nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi, từ đó hình thành cho trẻ ý thức tiết kiệm. Hơn nữa việc tận dụng các nguyên liệu phế thải làm đồ dùng đồ chơi không tốn kém về kinh phí, góp phần làm sạch môi trường. Đề tài mang tính chiến lược lâu dài trong việc đào tạo thế hệ trẻ tinh thần hăng say lao động, biết làm ra sản phẩm có ích cho xã hội.

      + Lợi ích xã hội:Đề tài có thể sử dụng lâu dài, có tác dụng đến cộng đồng và xã hội cùng góp phần nâng cao nhận thức, rèn luyện sự khéo léo, phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, tăng cường sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo, những chủ nhân tương lai của đất nước.

        Bản thân đã nắm vững kiến thức để xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động và nâng cao khả năng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. Biết vận dụng linh hoạt chuyên đề phát triển vận động vào các môn học khác trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ hàng ngày. Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh trong quá trình giáo dục phát triển vận động.

 Trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, phát triển hài hòa cân đối về hình thể mạnh dạn, tự tin tích cực tham gia vào các hoạt động. Các tố chất vận động nhanh, mạnh, bền, khéo. Trẻ được chăm sóc giáo dục, nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khoẻ, được đảm bảo an toàn cả ở trường cũng như ở nhà. Trẻ có những kỹ năng, kỹ xảo vận động tốt từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện các lĩnh vực phát triển khác như: Phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ và là chìa khoá giúp trẻ tự tin bước vào cuộc sống tốt hơn.

Phụ huynh hiểu được sự cần thiết phải xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động phù hợp, an toàn cho trẻ. Thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa, tác dụng của việc giáo dục phát triển vận động đối với trẻ, thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập và sức khoẻ của trẻ. Đã có sự phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên của lớp trong các hoạt động của trẻ ở trường mầm non. Ủng hộ nguyên liệu, phế thải làm đồ dùng đồ chơi tự tạo.

  – Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:

S TTHọ và tênNgày tháng năm sinhNơi công tác (hoặc nơi thường trú)Chức danhTrình độ chuyên mônNội dung công việc hỗ trợ
1Nguyễn Thị Hương Trang16/11/1992Trường Mẫu giáo Bình MinhGiáo viênĐH SP Mầm non 
2Trần Thị Yến Oanh09/09/1992Trường Mẫu giáo Bình MinhGiáo viênĐH SP Mầm non 
3Phan Thị Chúc06/12/1992Trường Mẫu giáo Bình MinhGiáo viênĐH SP Mầm non 

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

   Bình Minh, ngày 15 tháng 04 năm 2025 Người nộp đơn                         Nguyễn Thị Út