SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Lượt xem:

Đọc bài viết

“Giải pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm tại lớp Chồi 1, trường Mẫu Giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, năm học 2024-2025”

– Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): Nguyễn Thị Hương Trang, Trường Mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

– Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (nuôi dạy trẻ mầm non).

– Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: từ ngày 20/9/2023 đến 20/12/2024

– Mô tả bản chất của sáng kiến:

Để thực hiện giải pháp bản thân đã thực hiện các bước như sau:

1. Tình trạng giải pháp đã biết

– Trong lịch sử phát triển của con người kỹ năng hợp tác đóng một vai trò rất quan trọng, mang yếu tố quyết định cho sự phát triển mới. Nếu như người Việt không có sự hợp tác, thống nhất và đoàn kết với nhau thì sẽ không thể tạo nên một đất nước Việt Nam độc lập, tự do và phát triển mạnh mẽ như hôm nay. Vì thế, kỹ năng hợp tác càng khẳng định được ý nghĩa của mình đối với con người và cần phải được ưu tiên chú trọng hình thành và rèn luyện ngay từ lứa tuổi mầm non cho trẻ. Có như thế, trẻ mới có thể hình thành được những kỹ năng sống cần thiết và cốt lõi nhất để dễ dàng đi đến sự thành công.

Hiện nay, các cơ sở giáo dục mầm non đã thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ qua 5 lĩnh vực. Đặc biệt là lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội với nhiều mục tiêu giáo dục và các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ trong đó có kỹ năng hợp tác. Tuy nhiên, việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ vẫn chưa được chú trọng thực hiện một cách sâu sát, hiệu quả, các hoạt động giáo dục rèn kỹ năng hợp tác còn qua loa, hình thức chưa có chiều sâu nên chưa đạt hiệu quả tối ưu trên trẻ. Nhận thấy đây là nội dung quan trọng mang tính cấp thiết ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ nên tôi chọn đề tài: “Giải pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm tại lớp Chồi 1, trường Mẫu Giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, năm học 2024-2025 ” để tìm ra và áp dụng các biện pháp hiệu quả, trang bị cho trẻ những kiến thức, rèn  luyện kỹ năng hợp tác cho trẻ, giúp trẻ phát triển tốt các kỹ năng xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục hoàn thành mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ.

– Ưu điểm:

Trường được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, lớp học khang trang, sân chơi, đồ dùng đồ chơi đầy đủ, đa dạng.

Ban giám hiệu có sự quan tâm, chỉ đạo kiểm tra thường xuyên các hoạt động về chuyên môn, tổ chức thao giảng, hội giảng định kì cho các giáo viên có cơ hội rèn luyện học tập.

Đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ trên chuẩn, yêu nghề và có tinh thần học hỏi cái mới.

Đa số trẻ phát triển đồng đều, có sự tương đồng về hoàn cảnh, nhận thức không quá chênh lệch nhau và không có trẻ nào khuyết tật.

– Hạn chế:

Giáo viên còn hạn chế trong cách lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động trải nghiệm hướng đến việc rèn luyện kỹ năng hợp tác cho trẻ.

Trẻ chưa có nhiều cơ hội được rèn luyện trong môi trường hoạt động trải nghiệm theo nhóm. Ngoài ra, trẻ ít được thực hành giải quyết theo nhóm các tình huống có vấn đề.

Trẻ chưa có cơ hội được chia sẽ cảm xúc, suy nghĩ về sự hợp tác sau trải nghiệm để rút ra bài học cho bản thân.

Các hội thi, trò chơi theo nhóm, đội còn ít được chú trọng, chưa được khai thác triệt để để vận dụng rèn kỹ năng hợp tác cho trẻ.

Với cái tâm của một giáo viên, tình yêu thương luôn hướng vào trẻ, tôi cảm thấy bất an và mong muốn tháo gỡ nút thắt trong lòng, vì thế tôi không ngừng suy nghĩ và học hỏi để tìm ra những phương pháp và cách làm tối ưu nhất để giúp trẻ phát triển tốt các kỹ năng hợp tác với bạn bè và đây cũng là động lực thôi thúc để tôi chọn đề tài:“Giải pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm tại lớp Chồi 1, trường Mẫu Giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, năm học 2024-2025 ”

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

2.1 Mục đích của giải pháp:

* Mục tiêu tổng quát:“Giải pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm tại lớp Chồi 1, trường Mẫu Giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, năm học 2024-2025” nhằm đề xuất một số biện pháp hữu hiệu trong việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ từ đó nâng cao chất lượng giáo dục hoàn thành mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non.

* Mục tiêu cụ thể: nhằm giúp trẻ hình thành, phát triển và rèn luyện kỹ năng hợp tác thông qua các hoạt động trải nghiệm. Giải pháp mang lại cho phụ huynh sự an tâm và hài lòng về cách giáo dục của giáo viên. Bên cạnh đó, giải pháp còn mang đến những cái mới cho bản thân tôi cũng như những đồng nghiệp trong trường về cách lập kế hoạch cũng như cách thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm vời mục tiêu là phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ.

2.2. Nội dung giải pháp

2.2.1. Nội dung giải pháp chính

Để khắc phục những hạn chế nêu trên thì bản thân tôi đã đề ra một số giải pháp như sau:

Giải pháp 1: Lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động trải nghiệm hướng đến sự rèn luyện kỹ năng hợp tác cho trẻ.

Giải pháp 2: Xây dựng môi trường cho trẻ phù hợp với hoạt động trải nghiệm theo nhóm. Mặc khác, chia nhóm cho trẻ giải quyết các tình huống có vấn đề.

Giải pháp 3: Tổ chức trải nghiệm và tạo cơ hội cho trẻ chia sẽ cảm xúc, suy nghĩ về sự hợp tác sau trải nghiệm để rút ra bài học cho bản thân.

Giải pháp 4: Tổ chức các hội thi, trò chơi theo nhóm, đội, lớp.

2.2.2. Triển khai giải pháp

 Giải pháp 1: Lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động trải nghiệm hướng đến sự rèn luyện kỹ năng hợp tác cho trẻ.

Để giáo dục trẻ có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên cần có khả năng tự học tập để thiết lập được kế hoạch phù hợp với khả năng, đặc điểm, nhu cầu phát triển của trẻ. Nhất là lứa tuổi mẫu giáo trẻ càng và cần được trải nghiệm để trẻ tiếp thu kiến thức kỹ năng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vì thế, bản thân tôi luôn tìm tòi bồi dưỡng về lý luận của phương pháp dạy học theo hướng trải nghiệm, tìm hiểu các bước quy trình thực hiện để lập kế hoạch và tổ chức cho trẻ được trải nghiệm các hoạt động để rèn kỹ năng hợp tác hiệu quả, kế hoạch thực hiện các hoạt động trải nghiệm qua các chủ đề như sau:

Chủ đề “trường mầm non”: hoạt động “sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng”. Chủ đề “thế giới thực vật”: hoạt động “trưng bày trang trí mâm ngũ quả”, “trang trí tết cho lớp học”. Chủ đề “thế giới động vật”: hoạt động “làm con vật từ nguyên liệu phế thải”, Chủ đề “nghề nghiệp”: hoạt động “làm thiệp tặng cô 20/11”.

Qua kế hoạch giáo dục trẻ bởi các hoạt động trải nghiệm này, tôi tiến hành tổ chức từng hoạt động theo các chủ đề cho trẻ với các mục tiêu là lồng ghép rèn luyện cho trẻ kỹ năng hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cô đề ra. Qua đó, khi trẻ được thực hành, trao đổi, trò chuyện, bàn bạc, phân công công việc và cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau khi tạo ra được sản phẩm cuối cùng của hoạt động, tôi sẽ đánh giá được mức độ hợp tác của trẻ dựa trên quá trình quan sát trẻ làm việc với nhau và sản phẩm mà trẻ hoàn thành trong hoạt động.

Tính mới của biện pháp này nằm ở sự đột phá sáng tạo trong ý tưởng để đưa vào kế hoạch các hoạt động giáo dục mang tính trải nghiệm hướng đến trọng tâm là hình thành và rèn luyện kỹ năng hợp tác cho trẻ, đặc biệt kế hoạch được lập theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, sẽ định hướng tổng thể những gì cần chuẩn bị và điều kiện để thực hiện tốt các dự định trong tương lai nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ.

 Giải pháp 2: Xây dựng môi trường cho trẻ phù hợp với hoạt động trải nghiệm theo nhóm. Mặc khác, chia nhóm cho trẻ giải quyết các tình huống có vấn đề.

Thứ nhất, xây dựng môi trường cho trẻ phù hợp với hoạt động trải nghiệm theo nhóm.

Xây dựng môi trường là việc làm đầu tiên khởi động hoạt động trải nghiệm theo nhóm cho trẻ, giúp trẻ hoạt động trải nghiệm theo nhóm một cách thuận lợi, khơi gợi trí tò mò, tạo cơ hội cho trẻ hợp tác, thoả thuận với nhau trong quá trình tương tác với môi trường, để kích thích hứng thú tham gia hoạt động của trẻ tôi đã cho trẻ tham gia vào việc chuẩn bị các đồ dùng học liệu, xây dựng môi trường trải nghiệm nhóm. Đây là những điều tôi và trẻ đã chuẩn bị đầy đủ các yếu tố giúp trẻ trải nghiệm theo nhóm một cách hiệu quả nhất. Cụ thể:

– Môi trường trong lớp học: Trong lớp học tôi chuẩn bị các trang thiết bị phục vụ hoạt động học như: tủ, kệ sách, tranh truyện,… đồng thời tôi phân công cho từng nhóm sưu tầm các nguyên vật liệu có sẵn, từ tự nhiên, phế thải, để cùng chuẩn bị làm các đồ dùng dạy học, các đồ chơi các góc theo chủ đề trải nghiệm nhóm, bàn ghế, các gian hàng đồ chơi theo chủ đề,… tôi nhận thấy trẻ rất hào hứng và hợp tác với cô và bạn để đón chờ hoạt động trải nghiệm sắp diễn ra.

– Môi trường ngoài lớp học: Tôi chuẩn bị các góc chơi, đồ chơi ngoài trời, các nguyên vật liệu cụ thể tương ứng của từng chủ đề hoạt động trải nghiệm nhóm…và bày trí theo từng khu chẳng hạn như: Khu trải nghiệm vận động, khu trải nghiệm với thiên thiên (cây cối, cát, sỏi, nước,..), khu đọc sách với nhiều sách báo tài liệu truyện tranh dành cho giáo viên, phụ huynh và các trò chơi học tập dành cho trẻ.

Ngoài ra, tôi luôn tạo được sự thoải mái về tâm lý cho trẻ đảm bảo trẻ hứng thú và hoạt động tự nguyện, hòa nhã với phụ huynh và đoàn kết chặt chẽ với nhà trường để cùng nhau xây dựng một “ngôi nhà chung” cho trẻ.

Thứ hai, chia nhóm cho trẻ giải quyết các tình huống có vấn đề.

Để hình thành, rèn luyện kỹ năng hợp tác hiệu quả cho trẻ tôi thường xuyên tạo ra các tình huống có vấn đề để chia nhóm cho  trẻ cùng nhau đi tìm đáp án (giải quyết vấn đề). Từ quá trình lần lượt tìm ra câu trả lời đòi hỏi trẻ phải quan sát, suy nghĩ, trao đổi, giao tiếp tích cực với nhau, suy luận, phân tích, phân công nhau các công việc cần làm,… qua đó, trẻ hợp tác với nhau hiệu quả mới có thể giải quyết được các câu hỏi vì sao trong các tình huống đó. Trẻ mẫu giáo có đặc điểm vừa chơi vừa học mới hiệu quả nên tôi đã lồng ghép các tình huống có vấn đề qua các loại trò chơi như: Trò chơi học tập, trò chơi lắp ghép xây dựng, trò chơi đóng vai, đóng kịch, trò chơi sáng tạo với nhiệm vụ thực hiện các kỹ năng tạo hình,…

Ví dụ: Tôi đặt câu hỏi “Khi có người lạ cho con quà bánh và dẫn dụ con đi theo họ” thì con sẽ làm gì? Bây giờ cô chia nhóm, Để xem các nhóm sẽ cư xử như thế nào cho hợp lý nhé!” Sau đó tôi chia nhóm trẻ và để cho trẻ một chút thời gian để bàn bạc, thảo luận, phân vai, lựa chọn nội dung tình huống, cách xử lý cư xử trong tình huống của nhóm, cuối cùng là lên đóng kịch từng nhóm cho cô và các nhóm khác nhận xét. Qua việc trao đổi thảo luận và đóng vai trên, trẻ đã có cơ hội được hợp tác và tương tác qua lại rất nhiều để có một tình huống đóng vai hiệu quả và thú vị.

Điểm mới của giải pháp này thể hiện ở việc xoáy sâu vào các hoạt động và giao nhiệm vụ cho trẻ thực hiện theo nhóm, đội nhằm tạo điều kiện cọ xát cho trẻ làm việc, trao đổi, chia sẽ, đoàn kết, hợp tác với nhau để nghiên cứu, thảo luận thực hiện một bài tập hay giải quyết các tình huống có vấn đề mang lại hiệu quả tích cực để rèn kỹ năng hợp tác cho trẻ.

 Giải pháp 3: Tổ chức trải nghiệm và tạo cơ hội cho trẻ chia sẽ cảm xúc, suy nghĩ về sự hợp tác sau trải nghiệm để rút ra bài học cho bản thân.

Cách tiến hành tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm ở tất cả các hình thức (học, chơi, lao động, tham quan…) đều được tiến hành qua các bước như sau:

Bước 1: Trải nghiệm thực tế: Ổn định gây hứng thú. Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ, tiến hành cho trẻ trải nghiệm và thực hiện nhiệm vụ giải quyết vấn đề theo nhóm.

Ví dụ: Tôi cho trẻ tạo hình bức tranh “ngôi nhà từ hạt bắp” trẻ biết hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ mà cô đưa ra.

Bước 2: Hoạt động chia sẽ, rút ra kinh nghiệm và vận dụng kinh nghiệm. (Giáo viên đặt câu hỏi khuyến khích trẻ chia sẽ kinh nghiệm, giáo viên giúp trẻ rút ra kinh nghiệm, giáo viên giúp trẻ vận dụng kinh nghiệm vào thực tiễn về sự hợp tác).

Bước này có nhiệm vụ củng cố luyện tập ôn lại những kiến thức, kỹ năng mà trẻ vừa tiếp nhận được và khái quát lại thành hệ thống, có thể cho trẻ xem tranh ảnh, video về kinh nghiệm mà trẻ đã đút kết được để giúp trẻ khắc sâu kiến thức, kỹ năng hơn. Đặc biệt là kỹ năng hợp tác với người khác.

Ví dụ: Sau khi kết thúc nhiệm vụ tôi trò chuyện với trẻ, gợi mở cho trẻ chia sẽ về sự hợp tác của các bạn trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ như:

– Các con vừa được thực hiện nhiệm vụ gì?

– Nhóm con đã thực hiện nhiệm vụ như thế nào? Bạn nào làm nhóm trưởng? Nhóm trưởng làm gì? Các bạn khác làm gì?

– Kết quả nhóm con như thế nào?

– Nếu các con không biết hợp tác cùng nhau phân công công việc cho từng bạn trong nhóm thì nhiệm vụ cô giao có thành công không? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng mình không biết hợp tác giúp đỡ đoàn kết với nhau?

– Sau khi thực hiện xong các con phân công nhau làm gì? (Dọn dẹp, vệ sinh).

Bước 3: Kết thúc

Cuối cùng, tôi khuyến khích trẻ tích cực thể hiện kinh nghiệm hợp tác trong hoạt động trải nghiệm tiếp theo.

Điểm mới của biện pháp này thể hiện ở việc trò chuyện, trao đổi qua cách đặt câu hỏi giúp trẻ gợi nhớ, khắc sâu kiến thức, kỹ năng, những suy nghĩ, cảm xúc mà trẻ vừa trải qua khi làm việc cùng với bạn ở các hoạt động trải nghiệm, điều này giúp trẻ củng cố và tổng hợp lại những bài học kinh nghiệm trọng tâm cốt lõi từ đó định hình rõ nét hơn về sự hợp tác hiệu quả khi làm việc với người khác.

Giải pháp 4: Tổ chức các hội thi, trò chơi theo nhóm, đội, lớp.

Để nâng cao hiệu quả giáo dục rèn luyện kỹ năng hợp tác và phát huy tính tích cực của trẻ, tôi thường xuyên tổ chức các hội thi lớn nhỏ theo hình thức đội, nhóm, lớp cho trẻ thi đua với nhau như: Hội thi trò chơi dân gian, hội thi bé với biển đảo quê hương, hội thi an tòan giao thông, hội thi bé khéo tay, hội thi mừng Đảng mừng xuân, Rung chuông vàng,…

Thông qua quá trình tham gia vào các hội thi với hình thức đội, nhóm, lớp để thi đua, giao lưu với nhau trẻ có cơ hội được thực hành, rèn luyện phát triển kỹ năng hợp tác, giao tiếp có hiệu quả, phát triển tốt các kỹ năng sống, nhận thức và ngôn ngữ, thể chất.

Ví dụ: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian “ Đua thuyên trên cạn” tôi chia trẻ của lớp thành 2 đội và thi đua thử với nhau và giáo dục trẻ cách chơi, luật chơi đặc biệt là vai trò của sự hợp tác, đoàn kết, hỗ trợ nhau một cách đồng lòng thì mới tạo nên một sức mạnh so tài được với nhóm, lớp bạn. Qua trò chơi trẻ hiểu được giá trị của sự đoàn kết, hợp tác triệt để với nhau tạo nên những thành công và nhất là niềm vui qua các hội thi ý nghĩa này.

Tính sáng tạo ở giải pháp này thể hiện ở khâu chuẩn bị ý tưởng mang tính kích thích, thu hút sự tham gia tích cực của trẻ. Khi trẻ tham gia nhiệt tình và hứng thú nhất thì khả năng cao đã rèn luyện được kỹ năng hợp tác hiệu quả thông qua các hội thi, trò chơi theo hình thức nhóm.

3. Khả năng áp dụng của giải pháp

 Giải pháp này tôi đã áp dụng thành công và mang đến hiệu quả cao tại lớp Chồi 1, trường Mẫu Giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, năm học 2024-2025, được ban giám hiệu đánh giá cao, công nhận về tính thực tiễn của nó. Đề tài đã được nhân rộng sang các lớp khác trong khối tại đơn vị. Tôi tin rằng tính khả thi của đề tài này hoàn toàn có thể nhân rộng hơn nữa ở tất cả đơn vị trường Mẫu giáo khác trong địa bàn huyện.

– Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):Không có

– Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Những tư liệu về thông tin cá nhân của trẻ, số điện thoại (zalo), facebook của phụ huynh,địa chỉ gmail của phụ huynh, tài liệu về tin học cơ bản, máy tính, tivi, usb, loa phát nhạc.

         – Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Từ sự giúp đỡ của tất cả mọi người và sự nỗ lực của bản thân tôi, sau một thời gian tôi đã áp dụng giải pháp, tôi nhận thấy trẻ có sự tiến bộ rõ rệt. Sau đây là bảng đánh giá cụ thể:

Các tiêu chí đánh giá kỹ năng hợp tác của trẻTháng 9/2023 Năm học 2023 – 2024Tháng 12/2024 Năm học     2024 – 2025So sánh %
Số lượng%Số lượng%
Trẻ có kỹ năng phát biểu ý kiến19/2867,9%25/2889,3%+ 21,4%
Trẻ có kỹ năng lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác20/2871,4%28/28100%+ 28,6%
Trẻ có kỹ năng phân chia công việc17/2860,7%26/2892,9%+ 32,2%
Trẻ có kỹ năng diễn đạt ý kiến của cả nhóm16/2857,1%27/2896,4%+ 39,3%
Trẻ có kỹ năng hợp tác với bạn16/2857,1%28/28100%+ 42,9%
Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động trải nghiệm.19/2867,9%28/28100%+ 32,1%

– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): Bản thân hệ thống được các kiến thức trọng tâm khi tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm đặc biệt lồng ghép hiệu quả giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ

– Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):

Số TTHọ và tênNgày tháng năm sinhNơi công tácChức danhTrình độ chuyên mônNội dung công việc hỗ trợ
1  Nguyễn Thị Hương Trang  16/11/1992Trường MG Bình MinhGiáo viênĐHSP Mầm non 
  2Trần Thị Yến Oanh  9/9/1992Trường MG Bình MinhGiáo viênĐHSP Mầm non 
3Phan Thị Huỳnh Như  16/03/2002Trường MG Bình MinhGiáo viênCĐSP Mầm non