SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Lượt xem:
: “Giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp lá 2 thông qua tiết hoạt động dạy kể truyện sáng tạo cho trẻ tại trường Mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận,tỉnh Kiên Giang năm học 2024 – 2025”.
– Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Sơn Ngọc Bích, trường Mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
– Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Nuôi dạy trẻ mầm non.
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 20/09/2023 đến 20/12/2024.
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt. Nó là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của các thành viên trong xã hội loài người nhờ có ngôn ngữ con người có thể trao đổi cho nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm, bày tỏ với nhau những nguyện vọng, ý muốn và cùng nhau thực hiện những dự định tương lai.
Khả năng về sự phát âm của trẻ được tăng dần theo từng độ tuổi, trẻ 5- 6 có thể sử dụng thông thạo tiếng mẹ đẻ để giao tiếp. Khả năng ngôn ngữ của trẻ liên quan chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ và những trải nghiệm của trẻ. Trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ để thể hiện các mối quan hệ qua lại nhiều mặt của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống mà trẻ nhận thức được. Trẻ đã định vị được các âm có cấu tạo đơn giản, những âm vị có cấu âm phức tạp trẻ dễ mắc lỗi, xong nếu kiên trì tập luyện thì hầu hết trẻ đều có khả năng định vị được các âm vị của tiếng việt.
Đặc điểm vốn từ của trẻ 5-6 tuổi với trẻ mầm non: trẻ rất nhạy cảm với vốn từ, âm điệu, hình tượng của bào thơ, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ chính vì hoạt động cho trẻ tiếp xúc với văn học là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất.
Trẻ ở lứa tuổi này rất thích sử dụng các từ mới biết hoặc với từ trẻ tự nghĩ ra. Trẻ đưa chúng vào các hoạt động ngôn ngữ sáng tạo như khi kể chuyện, đóng kịch, chơi trò chơi đóng vai.
Thông qua việc dạy trẻ đóng kịch giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể chuyện ngôn ngữ cho trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc ngôn ngữ phong phú. Trẻ biết bày tỏ ý kiến, suy nghĩ về một sự vật, sự kiện bằng chính ngôn ngữ của trẻ.
1.Tình trạng giải pháp đã biết:
Trong năm học 2023 – 2024 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp lá 2 (5-6 tuổi) trường Mẫu giáo Bình Minh. Trong quá trình thực hiện chăm sóc giáo dục nuôi dạy trẻ tôi thấy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non là rất quan trọng. Do vậy tôi nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đặc biệt là thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo. Từ đó tôi nghiên cứu và tìm ra một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.
Trong quá trình giảng dạy tôi quan sát thấy một số trẻ còn nhút nhát không hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo. Chưa biết thể hiện nguôn ngữ phù hợp hoàn cảnh kể chuyện sáng tạo. Nghe kể nhiều lần nhưng lại không hiểu nội dung câu chuyện, khả năng kể lại được câu chuyện còn hạn chế. Vì vậy tôi thường xuyên tổ chức hoạt động cho trẻ kể chuyện sáng tạo theo các chủ đề trong năm học. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
* Ưu điểm:
– Cơ sở vật chất:Trường mới được cải tạo xây dựng, sửa chữa lớp học rộng rãi khang trang với đầy đủ trang thiết bị và đồ dùng dạy học của cô và trẻ.
– Ban giám hiệu: Luôn quan tâm giúp đỡ bồi dưỡng về chuyên môn, đặc biệc chú trọng nâng cao các điều kiện cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho giáo viên an tâm sáng tạo và nâng cao tay nghề, đồ dùng đồ chơi phục vụ tốt cho việc dạy và học của cô và trẻ.
– Giáo viên: Giáo viên đã có nhiều năm công tác trong nghề, có trình độ đại học luôn nhiệt tình trong công việc được giao, biết sử dụng máy tính thành thạo, ứng dụng công nghệ thông tin trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn có ý thức sáng tạo và vươn lên trong chuyên môn.
– Bản thân tôi luôn học hỏi nâng cao hiểu biết nhận thức về bộ chuyên môn và trao đổi cùng đồng nghiệp, tìm ra những phương pháp hay, biện pháp mới, sáng tạo chủ động trong các giờ học.
– Phụ huynh: Luôn quan tâm ủng hộ trong các phong trào và hoạt động chung của lớp.
*Hạn chế:
– Một số trẻ mới nên còn nhút nhát không hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo. Chưa biết thể hiện nguôn ngữ phù hợp hoàn cảnh kể chuyện sáng tạo. Nghe kể nhiều lần nhưng lại không hiểu nội dung câu chuyện, khả năng kể lại được câu chuyện còn hạn chế.
– Trẻ chưa biết cách sử dụng đồ dùng trực quan.
–Mục đích của giải pháp:
Mục tiêu tổng quát: Giúp trẻ tự tin, mạnh dạng có kỷ năng kể chuyện, phát triển ngôn ngữ, khả năng tư duy, phát âm chuẩn, phát triển vốn từ, trẻ nói đúng ngữ pháp ngôn ngữ mạch lạc. Đặc biệt trẻ có thể giao tiếp với bạn bè và mọi người một cách mạnh dạn. Biết sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo.
Mục tiêu cụ thể: Giáo viên cần nắm được khả năng phát âm, diễn đạt ngôn ngữ của trẻ. Mỗi một đứa trẻ khác nhau có sự khác nhau về ngôn ngữ. Việc khảo sát đầu vào về khả năng khả năng phát âm, diễn đạt ngôn ngữ của trẻ sẽ giúp cô giáo hiểu rõ hơn về khả năng phát âm, diễn đạt ngôn ngữ của trẻ lớp mình đến đâu, khả năng của từng em cũng như nắm được mặt bằng chung của lớp. Từ đó giáo viên lựa chọn biện giáo dục phát triển ngôn ngữ để phù hợp với đặc của từng trẻ, tình hình thực tế của lớp phát huy được khả năng phát âm, diễn đạt ngôn ngữ của mỗi cá nhân cũng như tập thể nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất, hiệu quả Từ những yếu nêu trên tôi đã tìm ra một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động dạy kể chuyện sáng tạo.
2.Nội dung giải pháp:
Để thưc hiện tốt “Giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp lá 2 thông qua tiết hoạt động dạy kể truyện sáng tạo cho trẻ tại trường Mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang năm học 2024 – 2025”. Bản thân đề xuất một số giải pháp như sau:
Giải pháp 1: Dạy trẻ cách sử dụng nhân vật, đồ dùng trực quan phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo.
Giải pháp 2: Lồng ghép các môn học khác nhau khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.
Giải pháp 3: Tuyên truyền và kết hợp với phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Triển khai giải pháp:
Giải pháp 1: Dạy trẻ cách sử dụng nhân vật, đồ dùng trực quan phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo.
Bên cạnh một môi trường hoạt động với đầy đủ các loại đồ dùng trực quan đa dạng phong phú, thu hút sự hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo của trẻ thì chúng ta còn phải dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo.
Khi dạy trẻ sáng tạo tôi đã chuẩn bị cho trẻ những tập chuyện tranh sưu tầm bằng cách đọc kể cho trẻ nghe qua quay video. Đây là hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, là cơ sở cho trẻ có kiến thức vững vàng khi thực hiện kể chuyện sáng tạo. Qua cách làm quen như vậy trẻ biết đánh giá, nhận xét về đặc điểm tính cách của các nhân vật thông qua ngôn ngữ nói của mình.
Ví dụ: Gà con xinh đẹp đáng yêu. Con sói già gian ác, còn bà tiên – ông bụt tốt bụng, phù thủy thì độc ác.
Bên cạnh đó tôi còn định hướng cho trẻ quan sát các tranh chuyện. Đồng thời kết hợp tri giác với đàm thoại giữa cô và trẻ, giúp trẻ nhận xét đánh giá nội dung truyện một cách chính xác và nói lên ý tưởng của mình qua sự nhận thức. Dạy trẻ ghép các nhân vật kể chuyện: chọn những nhân vật mà trẻ thích, sau đó ghép các nhân vật với nhau tạo thành một câu chuyện theo ý tưởng của trẻ tại nhà mà phụ huynh đã chuẩn bị cho trẻ sẵn.
Tôi dạy trẻ kể chuyện theo từng nhóm, theo thời gian mọt tuần hoặc hai tuần, kết hợp lồng ghép các môn học khác nhau, các trò chơi để cũng cố và khắc sâu kiền thức mở rộng vốn hiểu biết về thế giớ xung quanh cho trẻ.
Sau đây là một số cách dạy trẻ sử dụng đồ dùng trực quan:
– Dạy trẻ sử dụng rối tay: Dạy trẻ sử dụng từ con một kết hợp với lời nói, ngôn ngữ biểu cảm cùng với cách diễn rối qua cử động các con rối đi lại.
– Dạy trẻ ghép tranh kể chuyện: Chọn những tranh mà trẻ thích ghép thành một dãy câu chuyện sau đó kể từng tranh kết hợp với lời nói chỉ dẫn thông qua các nhân vật trong tranh.
– Dạy trẻ ghép các nhân vật kể chuyện: Chọn những nhân vật mà trẻ thích sau đó ghép các nhân vật với nhau tạo thành một cây chuyện theo ý tưởng của trẻ.
– Dạy trẻ kể chyện bằng sa bàn: chọn những nhân vật mà trẻ thích kết hợp di chuyển các con vật đó trê sa bàn. Nói đến đâu đưa con vật ra đến đó, lời kể theo nhân vật sử dụng.
Qua cách dạy trẻ tôi đã tiến hành tổ chức một giờ hoạt động có chủ đích kể chuyện sáng tạo chủ điểm thế giớ động vật như sau:
Bước 1: Hát bài Gà trống mèo con và cún con” Hỏi trẻ trong bài hát có con vật gì.
Bước 2: Nghe cô kể chuyện sáng tạo của cô có sử dụng rối kể 1 lần. Đàm thoại với trẻ về câu chuyện của cô.
Bước 3: Trẻ chọn đồ dùng trực quan mà trẻ yêu thích. Cô gợi mở ý tưởng cho trẻ bằng cách mượn một con vật mà trẻ đã chọn và kể ngắn gọn vài câu để trẻ biết cách kể chuyện sáng tạo.
Bước 4: Trẻ kể chuyện sáng tạo theo nhóm, ca nhân. Cô cho trẻ đánh giá nhân vật và nhận xét câu chuyện của bạn. Theo dõi cách sữ dụng đồ dùng trực quan của trẻ để cô góp ý và nhận xét.
Qua cách làm này tôi đã thành công một bước trong cách dạy trẻ kể chuyện sáng tạo, giúp trẻ linh hoạt trong sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với ngôn ngử nói rõ ráng mạch lạc,có kỹ năng tổng hợp về “ mắt nhìn, miệng nói, tai nghe, tay sử dụng”.
Thông qua các câu chuyện sáng tạo của trẻ, trẻ sử dụng các ngữ điệu ngắt, nghỉ, để truyền đạt thái độ, tình cảm của mình đối với tác phẩm. Trẻ bắt trước giọng kể diễn cảm của cô, của nhân vật trẻ có thể hiểu được một từ dùng với đồ vật này lại có thể vào các đồ vật khác nữa. Từ đó ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ, vốn từ được làm giàu thêm và qua đó trẻ cảm nhận được sự phong phú của ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ.
Giải pháp 2: Lồng ghép phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động khác.
Với hoạt động kể chuyện sáng tạo qua lời kể của các nhân vật với giọng kể diễn cảm, hấp dẫn đã làm rung động người nghe. Theo đó tích hợp các môn học khác làm tăng thêm tính hấp dẫn, hay hơn và nó làm thay đổi không khí, làm thay đổi trạng thái khi kể chuyện.
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, qua chơi trẻ muốn tự khẳng định mình, bộc lộ mình qua các vai chơi, giúp trẻ tiếp thu kiến thức phát triển ngôn ngữ đạt kết quả cao.
– Tổ chức phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời.
Sau mỗi giờ học ở trường mầm non là hoạt động ngoài trời. Hoạt động ngoài trời thường kéo dài từ 30- 35 phút. Chính vì vậy tôi đã tận dụng hoạt động ngoài trời để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc cho trẻ đọc đồng dao, ca dao. Bên cạnh việc dạy trẻ đọc đồng dao, ca dao tôi lồng ghép các bài đồng dao vào các trò chơi dân gian để tạo hứng thú cho trẻ khi đọc.
Ví dụ: Bài “Nu na nu nống”
Nu na nu nống Cái trống nằm trong Con ong nằm ngoài Củ khoai chấm mật Bụt ngồi bụt khóc | Con cóc nhảy ra Con gà ú ụ Bà mụ thổi xôi Nhà tôi nấu chè Tè he chân rút |
Được vui chơi ngoài trời và đọc các bài đồng dao, ca dao tôi nhận thấy trẻ rất thích thú. Trò chơi không giới hạn số người chơi nên tất cả các trẻ đều được chơi từ đó trẻ được nói nhiều hơn.
– Tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động góc
Ở góc văn học trẻ được đóng vai, kể chuyện, đọc thơ, đọc sách truyện…trẻ được giao lưu với các bạn, thoải mái thể hiện giọng kể của mình, sử dụng ngôn ngữ sáng tạo trong khi kể.
Trước khi cho trẻ kể lại chuyện theo tranh tôi cho trẻ làm quen với câu chuyện qua các hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều. Tôi kể cho trẻ nghe chuyện bằng những quyển truyện tranh to với những hình ảnh nhân vật rõ ràng, sống động, đẹp mắt, nội dung rõ ràng, ngắn gọn. Ngoài ra tôi còn cho trẻ xem băng truyện trước giờ trả trẻ với mục đích giúp trẻ ghi nhớ nội dung truyện, nhớ nhân vật truyện với lời thoại cuả các nhân vật trong truyện.
Ví dụ: Câu chuyện: “Chiến công đầu tiên của bé Mi”
– Hình thức: tổ chức hoạt động góc
– Chuẩn bị: Bàn nhỏ, tranh truyện.
– Tiến hành: Trẻ ngồi ở góc văn học, trước khi tổ chức cho trẻ kể lại câu chuyện “Chiến công đầu tiên của bé Mi” tôi kể cho trẻ nghe và cho trẻ xem băng chuyện ở hoạt động chiều trước khi trả trẻ. Mục đích để trẻ nhớ nội dung và các nhân vật trong truyện trước khi tiến hành cho trẻ kể lại truyện.
+ Khi có việc bận mẹ gọi Mi đến và đã nói với Mi điều gì?
+ Nghe mẹ dặn xong Mi đã trả lời như thế nào?
+ Đang đi trên đường bỗng Mi gặp Tôm, bạn Tôm đã hỏi gì ?
+ Mi đã trả lời Tôm ra sao?
+ Tôm mắt tròn mắt dẹp lên nhìn Mi và đã nói với điều gì? Mi đã trả lời Tôm như thế nào?
+ Vì chạy vội quá Mi vấp phải hòn đá rồi ngã sõng soài ra đường. Khi biết 1 đồng xu bị rơi mất Mi đã nghĩ điều gì?
+ Đi đến cửa hàng bạn Mi gọi bác bán hàng như thế nào?
+ Khi người đeo kính đen đến đã nói gì?
+ Rồi lại có người phụ nữ đến mua hàng, người phụ nữ nói gì?
+ Lần này Mi lại gọi như thế nào?
Sau khi đàm thoại trẻ nhớ lại nội dung truyện, tôi tổ chức cho trẻ lên kể lại theo các hình ảnh có trong truyện tranh. Dạy trẻ khi kể đến nhân vật nào thì dùng que chỉ vào từng hình ảnh trong truyện sao cho phù hợp với nội dung
Qua hoạt động kể truyện theo tranh ở góc văn học trẻ được đàm thoại,tranh luận trực tiếp với nhau để từ đó ngôn ngữ của trẻ được sử dụng linh hoạt hơn trong cuộc sống.
Ở góc chữ cái trẻ được đọc thơ, gạch chân chữ cái đã học, kể chuyện, bù chữ cái còn thiếu vào tranh chứa thẻ từ.
Trước khi cho trẻ gạch chân chữ cái đã học tôi cho trẻ làm quen với bài thơ qua các hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều. Tôi cho trẻ đọc thơ bằng những quyển sách to có nội dung, hình ảnh minh họa nhân vật trong bài thơ. Ngoài ra tôi còn cho trẻ xem tranh, băng truyện trước giờ trả trẻ với mục đích giúp trẻ ghi nhớ nội dung bài thơ, cách đọc từ trên xuống dưới, từ trái sang phải
Ví dụ: Bài thơ: “Nàng tiên ốc”
– Hình thức: tổ chức hoạt động góc
– Chuẩn bị: Bàn nhỏ, bài thơ in chữ to khổ A4 đóng thành quyển có hình ảnh minh họa.
– Tiến hành: Trẻ ngồi ở góc chữ cái, trước khi tổ chức cho trẻ đọc lại bài thơ, chỉ tay theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, tôi cho trẻ làm quen ở hoạt động chung và cho trẻ xem băng chuyện ở hoạt động chiều trước khi trả trẻ. Mục đích để trẻ nhớ nội dung bài thơ khi tiến hành cho trẻ đọc lại.
Yêu cầu trẻ gạch chân hoặc bù chữ cái còn thiếu chữ cái đã học h, k, p, q. Sau đó, đếm xem trong bài thơ có bao nhiêu chữ cái p, q, h, k rồi viết số tương ứng.
Nếu bù chữ cái còn thiếu trẻ quan sát từ dưới tranh “Bà già”, “ Ốc xanh”, “ Nàng tiên”, “Đàn lợn”…và bù chữ còn thiếu. Ví dụ: “ Bà ..ià”
Qua hoạt động gạch chân chữ cái hoặc bù chữ còn thiếu trong bài thơ trẻ nhớ chữ cái lâu hơn.
- Tổ chức phát triển ngôn ngữ khi trẻ ngủ dậy.
Sau khi ngủ dậy trẻ thường mệt mỏi, uể oải vì còn ngái ngủ nên tôi thường cho trẻ đọc các bài đồng dao, ca dao quen thuộc để trẻ lấy lại tinh thần sảng khoái để bước vào các hoạt động trong buổi chiều cùng với đó giúp trẻ phát triển thêm khả năng ngôn ngữ.
Ví dụ: Bài: “Dung dăng dung dẻ”
Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Đến ngõ nhà trời Lạy cậu lạy mợ Cho cháu về quê | Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bới bếp Xì xà xì xụp Ngồi thụp xuống đây. |
– Cách chơi: Trẻ nắm tay nhau, vừa đi vừa đọc và tay vung theo nhịp của bài hát. Đến câu “Ngồi thụp xuống đây” trẻ nắm tay nhau ngồi thụp xuống sau đó đứng dậy lại đi tiếp.”
Giải pháp 3: Tuyên truyền và kết hợp với phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
– Môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình nhà trường. Chính vì vậy, việc kết hợp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu.
– Trong cuộc họp đầu năm lớp có nêu tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt là thông qua hoạt động dạy trẻ đọc ca dao, đồng dao, đọc thơ, kể truyện. Hàng tháng tôi dán bài ở bảng thông báo, đăng lên trang Facebook của lớp các bài thơ, bài đồng dao, ca dao các câu chuyện để phụ huynh có thể nắm rõ, kết hợp với giáo viên ở lớp rèn thêm trẻ ở nhà.
– Trong giờ đón trả trẻ ngoài việc trao đổi với phụ huynh về tình tình sức khỏe, thói quen ăn ngủ, vệ sinh trong ngày của trẻ tôi còn trao đổi về tình hình học tập của cháu và chú trọng hơn về việc phát âm, diễn đạt ngôn ngữ của trẻ.
– Bảng tuyên truyền là một phương tiện trao đổi gián tiếp của cô giáo với phụ huynh. Trong bảng tuyên truyền tôi sắp xếp một mục là thơ truyện bé học.
– Trong mục thơ truyện bé học tôi sưu tầm các bài thơ, câu chuyện hay có ý nghĩa. Nhờ vậy phụ huynh có ý thức hơn trong việc giúp trẻ phát âm, diễn đạt ngôn ngữ một cách tốt nhất.
– Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay đa phần phụ huynh đều sử dụng điện thoại thông minh có zalo, facebook chính vì vậy mà tôi đã lập trang zalo, facebook riêng của lớp. Ngoài việc thông báo các sự kiện, bài học của trẻ ra tôi còn đăng các bài thơ, chia sẻ các video truyện lên trang để phụ huynh có thể dạy cho trẻ ở nhà.
– Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không có
Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
– Môi trường cho trẻ hoạt động: Tạo môi trường thân thiện cho trẻ để trẻ có cảm giác thoải mái khi tham gia hoạt động, kích thích trí tưởng tượng của trẻ.
– Điều kiện về con người: Cần có những con người tích cực chủ động tìm tòi, sáng tạo trong mọi hoạt động, vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy. Tiếp cận nhanh với vấn đề mới và nóng, đầu tư thời gian tâm huyết cho công tác giảng dạy.
– Khả năng áp dụng của giải pháp:
Giải pháp này đã áp dụng thành công tại trường Mẫu giáo Bình Minh được đánh giá hiệu quả cao năm học 2023-2024. Qua giải pháp tôi tin rằng nếu áp dụng rộng rãi vào các trường Mẫu giáo trong toàn huyện sẽ đạt hiệu quả.
– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
+ Việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ tốt hơn.
+ Việc sử dụng đồ dùng đồ chơi tốt hơn.
+ Việc thực hiện giảng dạy của cô và học tập của trẻ có nề nếp tiến bộ rõ rệt.
Sau khi thực hiện các biện pháp trên đã đạt được trên kết quả như sau:
Nội dung đánh giá | Tháng 9/2023 Năm học 2023-2024 | Tháng 12-2024 Năm học 2024-2025 | So sánh | ||
Tổng số | Tỷ lệ | Tổng số | Tỷ lệ | ||
Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, kể lại được câu chuyện | 17 /30 | 56,6% | 29/30 | 96,6% | + 40% |
Trẻ biết sử dụng đồ dùng trực quan | 15/30 | 50% | 27/30 | 90% | + 40% |
Hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo. | 9/30 | 30% | 25/30 | 83,3% | + 53,3% |
Biết thể hiện nguôn ngữ phủ hợp hoàn cảnh kể chuyện sáng tạo. | 8/30 | 26,6% | 27/30 | 90% | + 63,4 % |
– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử ( nếu có):
– Hiệu quả về kinh tế: Giáo viên tiết kiệm được một số kinh phí mua nguyên vật liệu để làm đồ dùng lên tiết dạy. Giáo viên sử dụng đồ dùng đồ chơi trong giảng dạy từ đó cảm thấy tự tin khi lên tiết dạy, công tác chăm sóc trẻ ngày càng dạt hiệu quả cao.
– Lợi ích xã hội:
– Đối với giáo viên: Qua áp dụng giải pháp, giáo viên có nhiều kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ thông qua tiết hoạt động kể chuyện sáng tạo, lập kế hoạch giáo dục học tập khoa học phù hợp với trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo, nâng cao được phong cách nghệ thuật lên lớp, giọng kể được trau dồi diễn cảm, thu hút trẻ hứng thú tham gia vào tiết học. Tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm qua cách dạy trẻ kể chuyện sáng tạo, sưu tầm được nhiều truyện tranh, học thuộc nhiều truyện ngoài chương trình. Tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở các góc, đặc biệt là góc văn học.
-Đối với trẻ: Biết thể hiện nguôn ngữ phù hợp hoàn cảnh kể chuyện sáng tạo. Nghe kể nhiều lần hiểu nội dung chuyện và kể lại được chuyện, có hứng thú với nhân vật trong chuyện, biết sử dụng dụng cụ và đồ dùng để hổ trợ khi kể chuyện khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng phát triển phong phú, nhập vai vào nhân vật rất tốt, trẻ kể mọi lúc, mọi nơi và được đánh giá cao. Trẻ thuộc nhiều bài hát, bài đồng dao, ca dao, thơ, truyện trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong hoạt động kể chuyện sáng tạo, tập trung chú ý cao.
-Đối với phụ huynh: Thấy được tầm quan trọng của việc phát ngôn ngữ trong hoạt động kể chuyện sáng tạo cho trẻ, phối hợp ngày càng tốt hơn với giáo viên trong việc giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại nhà, hổ trợ giúp đỡ giáo viên trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi, biết hướng dẫn, rèn luyện một số kỹ năng kể, biểu cảm khi kể chuyện cơ bản cho trẻ lúc ở nhà.
– Đóng góp nhiều vật liệu như tranh ảnh để tạo góc văn học cho lớp.
– Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu ( Nếu có):
Số TT | Họ và tên | Nơi công tác ( hoặc nơi thường trú) | Nơi công tác ( hoặc nơi thường trú) | Chức danh | Trình độ chuyên môn | Nội dung công việc hỗ trợ |
1 | Danh Thị Liên | 09/11/1988 | Trường Mẫu giáo Bình Minh | Giáo Viên | ĐHSP Mầm Non | |
2 | Tăng Thị Nương | 04/10/1990 | Trường Mẫu giáo Bình Minh | Giáo Viên | ĐHSP Mầm Non | |
3 | Phan Thị Hưởng | 24/12/1987 | Trường Mẫu giáo Bình Minh | Giáo Viên | ĐHSP Mầm Non | |
4 | Vỏ Tiểu Các | 10/01/2001 | Trường Mẫu giáo Bình Minh | Giáo Viên | ĐHSP Mầm Non | |
5 | NguyễnThị Hương Trang | 16/11/1992 | Trường Mẫu giáo Bình Minh | Giáo Viên | ĐHSP Mầm Non |
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bình Minh, ngày 15 tháng 04 năm 2025 Người nộp đơn Sơn Ngọc Bích |