Giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ tại lớp lá 2 Trường Mẫu Giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang

Lượt xem: Lượt tải:


Thông tin Nội dung
Tên tài nguyên Giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ tại lớp lá 2 Trường Mẫu Giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
Loại tài nguyên Sáng kiến kinh nghiệm,
Tên tập tin
Loại tập tin
Dung lượng -1
Ngày chia sẻ 18/05/2024
Lượt xem 107
Lượt tải 1
Xem tài liệu Xem Online
Tải về

Việc giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ là một việc làm mà người giáo viên phải chú trọng và đặt lên hàng đầu. Muốn đạt kết quả tốt thì điều đầu tiên là giáo viên phải tìm hiểu thực trạng và tìm tòi sách báo để bổ sung kiến thức cho bản thân rồi đưa ra kế hoạch cụ thể. Tiếp theo là xây dựng môi trường học tập phong phú, thoải mái thu hút trẻ, có như vậy khi trẻ tham gia vào các hoạt động học trẻ sẽ tiếp thu nhanh hơn.Trong các hoạt động học, họat động vui chơi, trải nghiệm hay ngoại khóa thì giáo viên cũng lồng ghép tích hợp giáo dục trẻ biết quan tâm và chia sẽ với người thân và bạn bè. Để thành công hơn nữa thì bước cuối cùng là giáo viên phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ từ nhà đến trường – từ trường về nhà. Từ đó nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của bản thân, đồng nghiệp, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, giúp trẻ hứng thú và góp phần hình thành nhân cách trẻ.

  1. Tình trạng giải pháp đã biết

Hiện nay, mỗi đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong sự yêu thương bảo bọc của cha mẹ và kèm theo đó là sự kì vọng vô cùng lớn lao của ông, bà, cha, mẹ và người thân. Nhưng, chính sự yêu thương chăm sóc vô điều kiện đó lại làm cho đứa trẻ ghĩ rằng; “À! Chuyện đó là chuyện tất nhiên, là mình là trung tâm, mọi người phải quan tâm mình cơ! Và mình không cần đáp trả lại!”.Và khi đến trường trẻ cũng nghĩ như thế, các bạn phải nhường nhịn mình, các bạn phải quan tâm mình, vì thế chuyện giành giựt đồ chơi, đồ ăn sẽ thường xuyên xảy ra, thậm chí trẻ không thèm quan tâm lẫn nhau, mình là nhất. Để con trẻ biết quan tâm, chia sẻ với mọi người là 1 điều không đơn giản nhưng nó cũng không quá phức tạp. Đó là một quá trình rèn giũa lâu dài, bắt đầu từ những định hướng của cha mẹ, ông bà và những người thân trẻ khi con còn nhỏ và kết hợp sự giáo dục ngoài cộng đồng và đặc biệt là của giáo viên  chủ nhiệm.

* Ưu điểm:

Được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, được phân công giảng dạy trong điều kiện có hỗ trợ đủ các phương tiện trong chăm sóc và giáo dục trẻ.

Bản thân là giáo viên được đào tạo chính quy với  gần 10 năm giảng dạy tôi hiểu được nhu cầu, khả năng, cách chăm sóc, những mong muốn của trẻ từ và xử lí những tình huống hàng ngày trên lớp, từ đó giúp trẻ có những khái niệm  và khả năng chính xác hơn về cuộc sống xung quanh có nhiều cảm xúc khác nhau, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của từng trẻ.

* Hạn chế:

Tuy nhiên qua khảo sát các hoạt động đầu năm tôi nhận thấy một số trẻ (khoảng 30%) lớp tôi thường hay cãi nhau, tranh dành đồ chơi, đồ ăn, tỏ ra không hợp tác cùng bạn và cô thậm chí còn thờ ơ khi bạn bị vấp ngã hay lúc bạn đang gặp khó khăn.

Một số ít phụ huynh chỉ quan tâm việc trẻ đi học về là phải biết đọc chữ, biết đọc số, họ quan trọng thành tích chứ không quan tâm đến giáo dục con mình là phải biết quan tâm, chia sẻ tình cảm hoặc là đồ chơi của mình cho bạn bè và những người xung quanh, thậm chí hợp tác dành những đồ chơi hoặc chọn những gì mà trẻ thích về cho con của mình.

Với cái tâm của một giáo viên, tình yêu thương luôn hướng vào trẻ, tôi cảm thấy bất an và mong muốn tháo gỡ nút thắt trong lòng, vì thế tôi không ngừng suy nghĩ và học hỏi để tìm ra những phương pháp và cách làm tối ưu nhất để giúp các bé biết quan tâm, chia sẻ tình cảm cũng như đồ chơi… với bạn bè và người thân và đây cũng là động lực thôi thúc để tôi chọn đề tài:“Giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ tại lớp lá 2 Trường Mẫu Giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang”.

  1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

– Mục đích của giải pháp:

Nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và tìm hiểu về một số thực trạng đối với giáo viên mầm non trong việc giáo dục hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.

Mở rộng thêm biện pháp giúp cho các chị em đồng nghiệp có thêm kiến thức trong việc dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ với người thân và bạn bè.

Mục tiêu quan trọng là giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách, đặc biệt là trẻ biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè về tình cảm cũng như những thứ khác mà trẻ có.

– Nội dung giải pháp: Việc giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách sẽ tạo ra môi trường học tập thân thiện, những tình huống để gợi lên ở trẻ những hành vi đạo đức tốt đẹp, dạy cho trẻ biết cách quan tâm, chia sẻ từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để trẻ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai.

  1. Khả năng áp dụng của giải pháp

Giải pháp này đã được áp dụng ở lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi, trường Mẫu giáo Bình Minh đã đạt được kết quả tốt trong việc giảng dạy. Giải pháp này đã được áp dụng mang lại hiệu quả cao tại đơn vị và có thể áp dụng cho các trường trong huyện và trong tỉnh.

  1. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp

– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Từ sự giúp đỡ của tất cả mọi người và sự nỗ lực của bản thân tôi, sau những tháng tôi đã áp dụng giải pháp, tôi nhận thấy cả phụ huynh và trẻ đều tốt hơn rất nhiều cụ thể là: Về phía phụ huynh thì nâng cao hiểu biết về cách giáo dục trẻ, phụ huynh hiểu rằng “Yêu thương chăm sóc” trẻ chứ không “bảo bọc vô điều kiện”, cùng tham gia học tập với trẻ và là người bạn đồng hành cùng trẻ để góp phần hình thành nhân cách cho trẻ một cách tốt nhất; Về bản thân và đồng nghiệp thì nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách, đặc biệt là trẻ biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè về tình cảm cũng như những thứ khác mà trẻ có, trẻ biết cảm ơn khi người khác khi nhận quà, biết xin lỗi khi phạm phải sai lầm.

Bảng đánh giá cụ thể:

STT Hành vi đánh giá Chưa áp dụng Đã áp dụng So sánh

tăng giảm

1 Kỹ năng tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục nhân cách cho trẻ của giáo viên 15/28 trẻ,

tỉ lệ 53,6%

28/28 trẻ,

tỉ lệ 100%

Tăng 46,4%
2 Sự hứng thú học tập và mối quan hệ tích cực với bạn bè 18/28 trẻ,

tỉ lệ 64,3%

 

28/28 trẻ,

tỉ lệ 100%

 Tăng  35,7%
3 Sự hiểu biết về cách giáo dục trẻ 16/28 trẻ,

tỉ lệ 57,1%

 

26/28 trẻ,

tỉ lệ 92,9%

  Tăng 35,8%
4 Tình trạng tranh giành đồ chơi trong lớp. 7/28 trẻ,

tỉ lệ 25%

 

0/24 trẻ,

tỉ lệ 0%

  Giảm 25%
5 Trình trạng thờ ơ, không quan tâm bạn bè và người thân 8/28 trẻ,

tỉ lệ 28,6%

 

1/28 trẻ,

tỉ lệ 3,6%

 Giảm  25%
6 Sự hài lòng của phụ huynh 20/28 trẻ,

tỉ lệ 71,4%

 

24/24 trẻ,

tỉ lệ 100%

   Tăng 28,6%

– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử : Giải pháp này đã được áp dụng ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, Trường Mẫu giáo Bình Minh, đã đạt được kết quả tốt trong việc giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ tại lớp Lá 2. Giải pháp mang lại cho phụ huynh sự an tâm và hài lòng về cách giáo dục của giáo viên và cũng làm cho phụ huynh có cách nhìn tích cực hơn trong việc yêu thương trẻ nhỏ với phương châm “Yêu thương đi đôi với giáo dục”. Bên cạnh đó, giải pháp còn mang đến những cái mới cho bản thân tôi cũng như những đồng nghiệp trong trường về cách thức tổ chức cũng như phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ.