CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TRƯỜNG MẪU GIÁO BÌNH MINH

Lượt xem:


I. Vị trí và chức năng:
Trường Mẫu giáo Bình Minh nằm gần trung tâm xã. Trường có diện tích 5506,6 m2 với khuôn viên học tập và khu vui chơi rộng rãi, thoáng mát, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Trường đảm nhận việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ nhằm giúp trẻ hình thành những nhân tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Trường Mẫu giáo Bình Minh có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Hằng năm, tự kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản.
3. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
5. Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.
6. Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
7. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
8. Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định.
9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
III. Nhiệm vụ cụ thể:
1. Hiệu trưởng
– Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
– Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
– Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
– Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ;
– Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
– Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
– Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị – xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;
– Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
2. Phó hiệu trưởng:
– Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công;
– Điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ khi được hiệu trưởng ủy quyền;
– Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 4 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.
2.1 P. Hiệu trưởng: (Phụ trách công tác nuôi dưỡng)
– Quản lý công tác chuyên môn nuôi dưỡng của nhà trường.
– Triển khai kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trong nhà trường.
– Lên lịch kiểm tra dự giờ giáo viên, nhân viên 3 lần/tuần.
– Thường xuyên kiểm tra công tác bán trú của trường, kiểm tra giờ ăn ngũ, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân của cháu.
– Chỉ đạo và sử dụng thành thạo phần mềm dinh dưỡng, lập thực đơn và tính định lượng khẩu phần qua thực đơn.
– Tổ chức tuyên truyền qua hình ảnh sinh hoạt, viết bài cho trang Website của trường, Phòng GD&ĐT và chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền tại nhóm lớp.
– Quản lý cơ sở vật chất của nhà trường đề xuất với nhà trường về tu sửa cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị cho từng năm học.
– Tham gia tổ chức các ngày hội ngày lễ tại trường và các hội thi của cháu
– Triển khai thực hiện các chuyên đề về vệ sinh, dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, vệ sinh chế biến, công tác phòng cháy chữa cháy trong nhà trường.
– Tham gia sinh hoạt cùng tổ bé.
– Quản lý chương trình chăm sóc trẻ SDD và công tác y tế học đường.
– Đề xuất với nhà trường các biện pháp nhằm hạn chế tỷ lệ SDD trong nhà trường một cách có hiệu quả.
– Làm tốt công tác tuyên truyền đến các bậc phụ huynh và trong cộng đồng.
– Thực hiện kiểm tra hàng ngày tiền chợ và công khai để toàn hội đồng và cha mẹ các cháu cùng tham gia quản lý.
– Hàng tháng tổng hợp các khoản chi gas, phụ phí để trình Hiệu trưởng duyệt chi.
– Thực hiện việc chấm công của nhà trường.
– Phụ trách nhóm trưởng nhóm kiểm định
– Thay mặt HT giải quyết các công việc khi được ủy quyền.
2.2 P. Hiệu trưởng: (Phụ trách công tác CM)
– Quản lý chuyên môn học sinh toàn trường, quản lý chỉ đạo thực hiện công tác Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.
– Chỉ đạo xây dựng kế hoạch các chủ điểm trong năm học.
– Lập kế hoạch dự giờ thăm lớp 3 buổi/tuần và dạy thay choTổ trưởng chuyên môn dự giờ và kiểm tra các hoạt động của tổ theo quy định.
– Thực hiện tốt công tác kiểm tra theo kế hoạch phân công của Hiệu trưởng
– Kiểm tra việc trang trí theo chủ điểm của giáo viên.
– Kiểm tra phong cách nề nếp của cô và cháu.
– Kiểm tra việc sọan giảng và thực hiện chương trình của giáo viên.
– Tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh theo các tiêu chí quy định
– Theo dõi việc thực hiện các hoạt động, giờ giấc của giáo viên, chế độ vệ sinh của các lớp.
– Phân công GV đón trẻ.
– Chỉ đạo tập thể dục buổi sáng tại trường.
– Bố trí thời gian tổ chức các hoạt động ngoài trời.
– Tổ chức thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm trong đội ngũ.
– Chỉ đạo công tác làm đồ dùng dạy học phục vụ cho các chủ điểm, theo dõi việc cấp phát đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh, có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng có hiệu quả các đồ dùng được cấp phát.
– Xây dựng tổ chức các ngày hội, ngày lễ tạo được sự đồng thuận trong PHHS và trong nhân dân nhằm tuyên truyền cho ngành học và nhà trường
– Triển khai và thực hiện tốt chương trình GDMN , nắm vững và hướng dẫn cho giáo viên sử dụng và khai thác tốt các căn phòng trong chương trình sáng tạo cùng KISDMART.
– Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, xây dựng lớp điểm có hiệu quả.
– Tổ chức đánh giá chất lượng học sinh cuối học kì và cả năm.
– Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ.
– Tổng hợp số lượng báo cáo đúng thời gian.
– Quản lý hồ sơ điều tra độ tuổi, có kế hoach triển khai cho đội ngũ thực hiện tốt công tác điều tra độ tuổi và xử lý số liệu kịp thời.
– Quản lý hồ sơ của trẻ, hồ sơ phổ cập trẻ 5 tuổi.
– Chỉ đạo GV-NV cập nhật thông tin cho website của trường.
– Sử dụng thành thạo phần mềm PCGD-CMC; phần mềm kiểm định
– Thay mặt HT giải quyết các công việc khi được ủy quyền.
3. Tổ chuyên môn:
– Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của tổ, giúp tổ viên thực hiện kế hoạch công tác, triển khai việc thực hiện các chủ điểm.
– Tổ chức học tập trao đổi kinh nghiệm, kiểm tra dự giờ giáo viên trong tổ theo qui định từ 1-2 lần/ tháng.
– Xây dựng tiết dạy mẫu, tiết dạy thao giảng của tổ.
– Tổ chức làm đồ dùng đồ chơi theo chủ điểm cho tổ và chỉ đạo tổ trang trí theo đúng chủ điểm.
– Kiểm tra kế hoạch soạn giảng của giáo viên 1 lần/ tháng.
– Theo dõi số lượng trẻ của tổ hàng tháng vào sổ kịp thời và báo cáo về nhà trường đúng thời gian.
– Tổng hợp các đề xuất của giáo viên về trang bị đồ dùng dạy học, đồ dùng, đồ chơi của lớp và báo cáo về Phó. HT phụ trách CSVC.
– Hướng dẫn giáo viên thực hiện nội dung bồi dưỡng chuyên môn trong tháng và học bồi dưỡng thường xuyên.
– Theo dõi việc sử dụng đồ dùng dạy học, đồ chơi của các lớp trong tổ.
– Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện chương trình, giờ ăn ngũ của các cháu trong tổ, có biện pháp chỉ đạo công tác phòng chống SDD của tổ.
– Kiểm tra đánh giá xếp loại theo tiêu chuẩn của trường, tổ chức cho giáo viên tham gia các hoạt động thi đua của trường.
– Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên trong tổ.
– Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn 2 lần/tháng.
4. Tổ Văn phòng:
– Lập kế hoạch chỉ đạo công tác chăm sóc, nuôi dưỡng của tổ.
– Phối hợp với P.HTBT lên thực đơn hàng tuần và tính định lượng khẩu phần dinh dưõng trong tuần kịp thời.
– Chỉ đạo NVYT kiểm tra về công tác tiếp phẩm hàng ngày, vệ sinh chế biến, cân chia thực phẩm đến các lớp, kiểm tra công tác bán trú tại nhóm lớp, theo dõi việc ăn uống, nghỉ ngơi của học sinh, kiểm tra việc tổ chức giờ ăn và lượng thức ăn tại nhóm lớp.
– Chỉ đạo nhân viên văn thư thực hiện tốt công tác báo cáo, lưu trữ công văn đi, đến; quản lý HS của đơn vị.
– Chỉ đạo nhân viên chăm sóc cây, quét dọn sân trường và bảo vệ tốt CSVC.
– Theo dõi việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất tại nhóm lớp.
– Phối hợp với P.HTBT tổ chức bữa ăn cho trẻ SDD.
– Tổ chức đánh giá tổ viên trong tổ theo định kỳ và cuối năm.
– Tổ chức sinh hoạt tổ văn phòng 1 lần / tháng.
5. Nhiệm vụ của giáo viên
– Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
– Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
– Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
– Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
– Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hóa; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
– Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.”
6. Kế toán:
– Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
– Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp thanh toán nợ. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản. Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán.
– Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ
yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của trường học.
– Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
– Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
– Bảo quản, lưu trữ hồ sơ, chứng từ sổ sách liên quan đến công tác tài chính theo quy định của pháp luật.
– Tham gia các hội đồng: thi đua khen thưởng, xét học bổng,…và các hoạt động tổ chức đoàn thể trong nhà trường
– Thực hiện các nhiệm vụ khác được nhà trường giao.
– Công việc của kế toán trong trường học là phải căn cứ vào tình hình thu, chi thường xuyên và các khoản phát sinh thực tế trong năm kế toán. Phải tổng hợp và khái quát được toàn bộ tình hình kinh tế tài chính trong năm. Để lập thuyết minh dự toán cho năm tài chính tiếp theo.
7. Thủ qũy:
– Thực hiện thu, chi tiền mặt đúng chính sách trong phạm vi trách nhiệm của người thủ quỹ.
– Kiểm đếm thu, chi tiền mặt chính xác và bảo quản an toàn quỹ tiền mặt của đơn vị.
– Thực hiện nghiêm chỉnh định mức tồn quỹ tiền mặt của Nhà nước quy định.
– Hạch toán chính xác đầy đủ các nghiệp vụ của quỹ tiền mặt, và làm các báo cáo về quỹ tiền mặt.