CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2015 – 2020

Lượt xem:

Đọc bài viết

        Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;

        Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020;

       Căn cứ văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGDĐT ngày 13/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về văn bản hợp nhất ban hành Điều lệ trường MN;

       Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non;

        Kế hoạch số 01-KH/ĐU ngày 12 Tháng 05 Năm 2015 của ban thường vụ đảng ủy xã Bình Minh về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2015- 2020 Kế hoạch số 01-KH/ĐU ngày 12 Tháng 05 Năm 2015 của ban thường vụ đảng ủy xã Bình Minh về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2015- 2020

        Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, trường Mẫu giáo Bình Minh xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn như sau.

       I. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG.

1.Vị trí địa lý:

 Trường Mẫu giáo Bình Minh tọa lạc trên đường lộ 63 ngay trung tâm xã Bình Minh, có tổng diện tích đất sử dụng cả 2 điểm là 6,006m2. Trườngđược thành lậpnăm 2013  theo quyết định số 132/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân Huyện Vĩnh Thuận. gồm có 2 điểm tập trung và điểm lẽ.

Địa bàn trường phụ trách gồm 3 ấp: ấp Bình Minh, Cái Nứa và Bời Lời, Diện tích tự nhiên của xã là 3095,54 ha; tổng số dân trên địa bàn là 1.578 hộ với 7.346 khẩu. Tình hình dân cư gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau như: Kinh, Hoa, Khmer. Dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ 6,07%, dân tộc Hoa chiếm tỷ lệ 0,26%.

        2. Tình hình kinh tế, xã hội địa phương:

Phần lớn các hộ dân sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Những năm gần đây nền kinh tế địa phương có xu hướng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao, dân cư sinh sống tập trung, nhận thức của cộng đồng về ngành học Mầm non tương đối tốt nên thuận lợi cho việc huy động trẻ đến trường và duy trì sỹ số học sinh. Đội ngũ giáo viên được đào tạo cơ bản và từng bước nâng cao về chất lượng, trình độ đào tạo. Tỷ lệ trẻ em được chăm sóc, giáo dục trong hệ thống nhà trẻ và trường lớp mẫu giáo ngày càng tăng. Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục ngày càng tốt hơn; góp phần nâng cao chất lượng, bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục.

Tuy nhiên, mức độ phát triển nói trên của giáo dục mầm non vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nuôi dạy trẻ và những đòi hỏi mới của sự nghiệp phát triển đất nước, thành tựu đạt được chưa vững chắc, chưa mang tình hệ thống. Những yếu kém, bất cập về quy mô, mạng lưới trường, lớp, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, cơ chế quản lý, chính sách xã hội, phương thức, nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ, điều kiện cơ sở vật chất và một số vấn đề khác cần được quan tâm, chăm lo phát triển.

      3. Sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về công tác giáo dục

      Trường Mẫu giáo Bình Minh được thành lập năm 2013 đến nay đã có 8 phòng học được xây dựng bán kiên cố đủ đảm bảo cho các hoạt động nhà trường có đủ các phòng chức năng đáp ứng theo Điều lệ trường Mầm non. Cấp ủy đảng,Chính quyền địa phương luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát đến bậc học mầm non trong việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về công tác giáo dục. Các Ban ngành, đoàn thể phối hợp với nhà trường tốt trong công tác tuyên truyền vận động trẻ ra lớp và thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

        4. Sự quan tâm của cha mẹ trẻ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục

         Thực hiện đầy đủ, kịp thời các yêu cầu của nhà trường đề ra.

          Phối hợp với nhà trường và giáo viên trong việc thực hiện chương trình Giáo dục mầm non. Tham gia vào các phong trào của nhà trường như: Đóng mở chủ đề, giao lưu hoạt động ngoại khóa ATGT… . Góp nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi. Ủng hộ cây xanh, chậu hoa, cây cảnh trang trí lớp học… tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ.

          II. Thực trạng của nhà trường

          1.     Công tác tuyển sinh trẻ trong độ tuổi ra lớp

Trường Mẫu giáo Bình Minh với 2 điểm trường , tổng số có 06 lớp

            Bảng 1- Thống kê tình hình trường, lớp, học sinh ( năm 2015 – 2016 )

STTKhốiSố lớpTổng số học sinhNữDân tộcGhi chú
01Mẫu giáo Lớn041166311 
02Mẫu giáo Nhỡ03719  
03  Mẫu giáo Bé012011  
       Tổng cộng  061739311 

        * Ưu điểm

       Cở sở vật chất trường đảm bảo theo Điều lệ trường Mầm non phục vụ tốt cho việc dạy và học.

      Có 100% số lớp học 2 buổi/ ngày, thuận tiện việc chăm sóc – giáo dục và theo dõi trẻ tốt hơn.

      Công tác tuyển sinh của nhà trường hàng năm đều thực hiện nghiêm túc, đúng quy định và đảm bảo chỉ tiêu của PGD đề ra. Đặc biệt là huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%.

      * Hạn chế

       Đa số phụ huynh đi làm nông nên công tác đến nhà tuyên truyền vận độngtrẻ đôi lúc cũng gặp trở ngại.

       2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

          2.1. Số lượng

           Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 13/13 nữ

          Bảng 2 – Thống kê tình hình đội ngũ ( năm học 2015 – 2016 )

                      Số lượng              Trình độ chuyên môn
Tổng sốBGHGVCNVĐHTC
       13       02     09      02      05      3                  05

        2.2. Chất lượng

        2.2.1.Đối với Cán bộ quản lý

          Tổng số: 02   Trong đó :

        Trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn: 02/02, tỷ lệ 100% (ĐHSPMN: 02 ).

        + Trình độ Trung cấp lý luận chính trị: 01

        + Cử nhân quản lý: 01

        + Tin học: A: 02; trình độ B Anh văn: 02

       2.2.2. Đối với giáo viên

      Tổng số: 9/9 nữ. Trong đó:

      Trình độ chuyên môn: Đạt chuẩn 9/9, tỷ lệ 100%

     Trên chuẩn:  5/9, tỷ lệ  56%

     Trình độ Tin học: A  8/9 , tỷ lệ 90%; Ngoại ngữ: A  8/9; tỷ lệ: 90%

     Giáo viên tham gia Hội thi “Giáo viên dạy giỏi cấp trường”: đạt giỏi: 5/9, tỷ lệ: 56%;  cấp huyện: Giỏi: 02/9 tỷ lệ: 22%. 

     Chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Xuất sắc: 5/9; tỷ lệ 56%;  Khá: 4/9, tỷ lệ 44%.

      Số đảng viên của trường: 12/13, tỷ lệ 92% so với toàn trường.

        * Ưu điểm

      Ban lãnh đạo nhà trường nhiệt tình, có năng lực , có uy tín với tập thể.

      Tập thể sư phạm là một khối đoàn kết, có ý thức kỷ luật tốt, có tinh thần tự giác.

      Đa số giáo viên trẻ, nhiệt tình, 100% biết ứng dụng CNTT trong việc soạn giảng.

        * Hạn chế 

      Một số ít giáo viên mới chưa vận dụng tốt phương pháp tổ chức hoạt động, chưa linh hoạt sáng tạo còn lúng túng trong khi tổ chức hoạt động.

        3. Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục và kết quả chăm sóc giáo dục

        3.1.Chương trình giáo dục

      Thực hiện tốt chương trình GDMN do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.

      Lãnh đạo nhà trường có kế hoạch hoạt động theo năm, tháng, tuần cụ thể, đảm bảo thực hiện nghiêm túc chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ theo quy định. Đảm bảo công tác kiểm tra đánh giá giáo viên theo định kỳ và đột xuất.

     Chỉ đạo giáo viên dự kiến các chủ đề trong năm học, xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình, xây dựng ngân hàng hoạt động theo chủ đề, thực hiện tốt chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ.

     Triển khai và thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi, đưa 120 chỉ số vào trong các chủ đề dạy trẻ, xây dựng Bộ công cụ và phiếuđánh giá để khảo sát trẻ cuối mỗi chủ đề. Tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ.

      Đa số giáo viên trẻ, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao. Thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non, có năng lực và kỹ năng sư phạm thực hiện tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

     Tổ chức triển khai cho giáo viên học tập các chuyên đề, ứng dụng vào thực tế của địa phương, từng bước đổi mới nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình GDMN.

      Thực hiện đánh giá kiểm định chất lượng mầm non theoThông tư số 07/2011/TT-BGDĐT ban hành ngày 17/02/2011: Ra quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá, xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong Hội đồng tự đánh giá thực hiện theo kế hoạch đề ra.

      Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho trẻ phù hợp, linh hoạt sáng tạo theo khả năng và nhu cầu của trẻ.

     Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh nắm nội dung các tiêu chí trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi để kiểm tra trẻ tại gia đình. Đây là sự phối hợp chặt chẽ nhất để giúp trẻ phát triển toàn diện và làm tiền đề bước vào lớp 1.

          3.2. Chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng

      Thực hiện tốt chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong ngày cho trẻ, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi. Nuôi trẻ tăng cân, khỏe mạnh, đảm bảo an toàn không để tai nạn thương tích xảy ra trong nhà trường. Phòng chống các dịch bệnh cho trẻ.

     Nghiêm túc thực hiện việc cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn cơm và sau khi đi tiểu tiện hàng ngày, đảm bảo giấc ngủ của trẻ ấm về mùa đông, mát về mùa hè.

     100% trẻ được theo dõi và khám sức khỏe định kỳ. Có các biện pháp phòng chống không để dịch bệnh lây lan trong trường, rèn trẻ kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân và giữ gìn sức khỏe. 

      Phối hợp với phụ huynh đề ra các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng,  phấn đấu giảm tối đa trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi so với đầu năm học. Tổ chức nhiều mô hình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.

     Thực hiện tốt khâu tiếp phẩm, quy hoạch bếp ăn đảm bảo quy trình một chiều, đảm bảo vệ sinh ATTP, thường xuyên kiểm tra quy trình chế biến, đảm bảo 10 nguyên tắc vàng, bếp ăn 5 tốt. Lưu mẫu thực phẩm theo đúng qui định, thường xuyên thay đổi thực đơn theo mùa, không để ngộ độc thực phẩm xảy ra trong nhà trường.

     Nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh về kiến thức nuôi dạy trẻ khoa học, phòng chống các loại bệnh thường gặp ở trẻ.

     3.3.Tổ chức các hoạt động khác

    Tiếp tục duy trì và thực hiện tốt “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,cácPhong trào Hai không”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; “DSKHHGĐ”; “Gia đình nhà giáo văn hóa”; “An toàn giao thông”…

    Tổ chức cho tập thể CBVC về  kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào các buổi họp Hội đồng cuối tháng; Tổ chức Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cấp trường dành cho CBVC, tuyển chọn giáo viên tham gia cấp huyện.

     Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” duy trì và phát huy kết quả xếp loại xuất sắc.

     Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi. Huy động 95% trẻ 5 tuổi ra lớp. Duy trì giữ vững đạt chuẩn PCGDMNCTNT cho những năm tiếp theo.

     Tham gia các phong trào thi đua và hội thi các cấp ( huyện, tỉnh ) tổ chức phấn đấu đạt kết quả cao.

    Thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra nội bộ trong nhà trường.

    Thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, Quy chế chi tiêu nội bộ.

     Ba công khai: Công khai tài chính, công khai tiền ăn của trẻ, công khai chất lượng CSGD trẻ

    Tham gia sinh hoạt các đoàn thể: Chi bộ, Công đoàn, Chi đoàn, phụ nữ…và các hoạt động địa phương tổ chức.

             4. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi và cơ sở vật chất khác

                                  Bảng 3 – Thống kê cơ sở vật chất

SttDiện tích đấtSố phòng họcPhòng chức năngNhà bếpNhà vệ sinhSố bộ bàn ghếĐồ chơi theo Thông tưSân chơi có đồ chơi
16006m2   080501101736/6 lớp1/2

*Ưu điểm

      Trường được đặt tại khu trung tâm của xã theo quy hoạch mới, thuận tiện cho trẻ đến trường.

      Trường được xây mới khang trang, đảm bảo các nhu cầu dạy và học.

      Khuôn viên trường xanh – sạch – đẹp thoáng mát có tường rào, cổng trường, biển tên trường đầy đủ.

       Có  6/6  đủ đồ dùng, đồ chơi theo Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT.

       Phòng học đủ 100% học sinh học 2 buổi/ngày, có đầy đủ bàn ghế đúng theo quy định.

     * Hạn chế

      1 điểm trường chưa có đủ đồ chơi ngoài trời.

      5. Các chế độ chính sách; công tác bồi dưỡng, đào tạo

          5.1.Chế độ chính sách

          * Ưu điểm:

     Thực hiện đúng các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chế độ làm việc của giáo viên đối với giáo viên mầm non; Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 hướng dẫn thực hiện chế độ nâng lương thường xuyên và nâng lương trước thời hạn đối với cán bộ, viên chức, công chức và người lao động; Chế độ phụ cấp thâm niên; phụ cấp đứng lớp, trực trưa…nhanh chóng kịp thời và đầy đủ.

          5.2.Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên

    Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên được Phòng Giáo dục và Đào tạo quan tâm sâu sắc, tạo điều kiện cho các chị em tham gia tập huấn bồi dưỡng trung cấp chính trị, nghiệp vụ quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn do các cấp tổ chức.

   Tổ chức Hội thi “Giáo viên dạy giỏi, cấp dưỡng giỏi cấp trường, hoạt động tốt, hoạt động mẫu và tham gia các đợt sinh hoạt chuyên môn cụm nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm cho giáo viên tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 

    Bồi dưỡng giáo viên tham gia Hội thi “Giáo viên mầm non dạy giỏi, cấp dưỡng giỏi cấp huyện. 

      6. Tài chính và quản lý tài chính

     Ngân sách nhà nước: Gồm ngân sách thường xuyên và ngân sách không thường xuyên để thực hiện các khoản chi như: Chi lương, chi công tác phí, chi phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên, chi học bổng học sinh…

     Nhà trường thực hiện các nguồn thu hộ như Quỹ hội, Bảo hiểm thân thể học sinh.

     * Ưu điểm

     Trường xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ trường học, được tập thể thống nhất.  Thực hiện đúng Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

     Nhà trường thực hiện việc thu-chi đúng chế độ, chính sách. Việc sử dụng kinh phí ngân sách và kinh phí thu từ PHHS đúng mục đích, chỉ thu các khoản thu theo qui định tài chính.

    Thực hiện công khai tài chính của trường theo đúng quy định, lưu giữ tốt các loại hồ sơ chứng từ.

      7. Quan hệ giữa nhà trường, địa phương, các đoàn thể và xã hội

          * Ưu điểm

    Nhà trường chủ động tham mưu Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và phối hợp các Ban ngành đoàn thể đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương và kế hoạch phát triển giáo dục địa phương cụ thể như:

  Tham mưu về công tác phát triển đảng viên trong trường. Phối hợp về huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt và vượt chỉ tiêu.

   Phối hợp với Hội phụ nữ xã tuyên truyền VSATTP, KHHGĐ và phòng chống các dịch bệnh ở trẻ…. Giao lưu sinh hoạt văn nghệ, trò chơi trong các dịp lễ hội.

    Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập và hoạt động có hiệu quả trong việc phối kết hợp với nhà trường chăm sóc- giáo dục trẻ.

   Thực hiện tốt mối quan hệ và thông tin giữa Nhà trường – Gia đình và xã hội được duy trì thường xuyên, chặt chẽ tạo cho nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.

    Huy động nguồn lực của các tổ chức, gia đình, cộng đồng, các nhà hảo tâm…hỗ trợ vào hoạt động giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng và điều kiện nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường.

        * Hạn chế

       Một số ít phụ huynh chưa quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

      III. Phân tích cơ hội – thách thứ và các điểm mạnh – điểm yếu

          1. Thời cơ

      Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Chính quyền địa phương đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi đáp ứng nhu cầu phục vụ cho các hoạt động của nhà trường và sự đồng thuận của tập thể cán bộ giáo viên nhân viên, sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh nên chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng – giáo dục trẻ được nâng lên, thu hút trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

     Đội ngũ cán bộ giáo viên đa số trẻ, khỏe nhiệt tình, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá, tốt và nhiều giáo viên tự phấn đấu học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

    Các bậc phụ huynh ngày càng nhận rõ hơn vai trò, trách nhiệm cùng nhau tham gia xây dựng, phát triển giáo dục bền vững.

          2. Thách thức

    Yêu cầu của xã hội ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và liên tục được nâng cao.

    Sự phát triển của các nhóm trẻ tư thục ngày càng nhiều, càng có nhiều sự cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng chăm sóc, thu hút phụ huynh đưa trẻ trong độ tuổi trên địa bàn ra lớp đạt chỉ tiêu hàng năm.

    Đòi hỏi việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ giáo viên, nhân viên.

    Cần huy động sự đầu tư, đóng góp của xã hội đảm bảo cơ sở vật chất và điều kiện dạy học thích ứng với nhu cầu xã hội.

          3. Điểm mạnh

     Nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo, Chính quyền địa phương về các hoạt động của trường.

     Trường có Chi bộ nên thuận tiện cho việc lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ trong tất cả các hoạt động của nhà trường.

     Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình năng nổ trong công tác, 100% giáo viên đạt chuẩn Có nhiều kinh nghiệm và vận dụng phương pháp linh hoạt sáng tạo trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non.

    Tham gia các phong trào, hội thi của ngành tổ chức đều đạt giải.

     Các lĩnh vực khác về tổ chức quản lý tài chính, thanh tra – thi đua, Công đoàn, Chi đoàn trong nhà trường hoạt động đều tay, đạt hiệu quả.

     Phối hợp tốt với phụ huynh trong tất cả các hoạt động của nhà trường.

          4. Điểm yếu

    Một số ít giáo viên chưa thông thạo với việc sử dụng CNTT trong giảng dạy.

    Công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường còn hạn chế, chưa huy động được nhiều sự đầu tư, đóng góp của các cá nhân, lực lượng xã hội cho nhà trường.

    Một số ít phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến các hoạt động của trường.

          5. Xác định vấn đề ưu tiên

    Xây dựng kế hoạch đào tạo, tăng cường bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có đủ khả năng ứng dụng CNTT tốt để hỗ trợ cho công tác giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.

      Nâng cao hiệu quả chăm sóc- giáo dục trẻ.Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm và đánh giá trẻ theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của từng trẻ.

     Tiếp tục tham mưu xây dựng cơ sở vật chất của trường, phấn đấu năm 2016 chuẩn Quốc gia mức độ 1 và duy trì vững chắc chuẩn PCGDMNTNT.

    Tăng cường thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường.

Phần II

Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2015 – 2020

     I. Định hướng phát triển

     1. Triết lý – Quan điểm phát triển

      Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nồng cốt và có vai trò quan trọng”.

     Xây dựng kế hoạch “Chiến lược phát triển giáo dục” của nhà trường, được đặt trong hệ thống quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo và vận dụng một cách sáng tạo phù hợp thực tiễn giai đoạn mới.

      2. Tầm nhìn

    Trường Mẫu giáo Bình Minh trở thành một ngôi trường có chất lượng về chăm sóc- giáo dục trẻ là môi trường giáo dục đáng tin cậy của các bậc phụ huynh và là nơi đào tạo những con người mạnh khỏe về thể chất, mạnh mẽ về trí lực. Ở đây trẻ được học tập và rèn luyện, giáo viên năng động, tự tin và luôn có khát vọng vươn lên.

      3. Sứ mệnh

     Tạo dựng một môi trường giáo dục, học tập thân thiện, có nề nếp, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, có chất lượng giáo dục cao, biết sáng tạo trong tổ chức các hoạt động, để mỗi trẻ đều được trãi nghiệm có cơ hội phát triển về tư duy và năng lực một cách toàn diện.

      4. Các giá trị cơ bản của nhà trường

   Tinh thần trách nhiệm, coi trọng hiệu quả kiến thức nền tảng vững chắc.        

   Trung thực, lòng nhân ái, cảm thông chia sẻ

   Đoàn kết, hợp tác, sáng tạo.

   Khát vọng vươn lên.                     

    I. Các nhóm phát triển trường giai đoạn 2015 – 2020

      1. Nhóm phát triển hoạt động giáo dục

      1.1. Phát triển giáo dục

          1.1.1 Mục tiêu phát triển giáo dục

       Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trong những năm tiếp theo. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao. Chuẩn bị các kỹ năng cần thiết, nhất là tiếng Việt đối với trẻ em người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp 1.

      Đến năm 2020, có 75% trẻ 3 đến 5 tuổi trong địa bàn ra lớp, 100% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp được học 2 buổi/ngày; 100% trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày có tổ chức bán trú; giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhà trường xuống dưới 3% và trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

       1.1.2.  Phát triển chất lượng giáo dục

     Bảng 4 – Hệ thống chỉ tiêu về chất lượng giáo dục từ năm 2015 đến 2020.

SttCác chỉ tiêu2015-20162016-20172017-20182018-20192019-2020 
I                                                  SỐ LIỆU 
1Tổng số CBQL Tổng số giáo viên Tổng số nhân viên02    10   202   11   202    12   302   12   302    12   3 
Tổng  số CBQL- GV-NV  14  15  17  17   17 
2Tổng số lớp– MG: 06– MG: 08– MG: 09– MG: 09– MG: 09
 
Bé đạt BNXS25%25%25%25%25% 
 
 
 
Số giáo viên dạy giỏi cấp huyện 2/10 = 20%3/11 =27% 4/12 = 33%4 /12 =33% 5/12= 42% 
Số giáo viên dạy giỏi cấp trường3/10 30 %5/11 45%5/11 45%6/12 50%7/12 58% 
Tỷ lệ GV đạt chuẩn100%100%100%100%100% 
Tỷ lệ GV đạt trên chuẩn 5/10 50%6/11 56%8/11 78 %10/12 83%12/12 100%
Số CSTĐ Tỉnh CB-GV-NV 01/15 Tl: 7,3%02 /17 Tl: 11,7%02/17 Tl: 11,7%02/17 Tl: 11,7%
Số CSTĐ cơ sở CB-GV-NV2/14 Tl:14,28% 3/15 Tl: 20%3/17 Tl:24%3/17 Tl:24%3/17 Tl:24%
Tỷ lệ CB-GV-NV đạt LĐTT cả năm14/14 Tl:100%15/15Tl: 100%17/17 Tl:100%17/17 Tl:100%17/17 Tl:100%

        1.1.3. Giải pháp thực hiện

         Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về vai trò, vị trí và sự cần thiết phải đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo,nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể sư phạmđối với sự nghiệp phát triển nhà trường.   

         Hoàn thiện quy chế phối hợp giữa Chính quyền và Công đoàn trong nhà trường. Tăng cường kiểm tra các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý và công khai hóa, minh bạch hoạt động giáo dục của nhà trường.

        Tiếp tục triển khai các chuyên đề về đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”, kiểm tra đánh giá nhằm khắc phục những hạn chế sớm tạo ra được sự chuyển biến cụ thể về chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo của nhà trường; Nâng cao chất lượng các hoạt động khám phá, trãi nghiệm, thí nghiệm, ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động giáo dục. Tiếp tục thực hiện chương trình GDMN và Bộ chuẩn phát triển trẻ năm tuổi;tăng cường hơn nữa việc chuẩn bị Tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số.

          1.2. Đảm bảo chất lượng

          1.2.1. Các điều kiện đảm bảo chất lượng

         Cơ sở vật chất: Đảm bảo các phòng học, các phòng chức năng đúng theo quy định Điều lệ trường mầm non.

       Trang bị đầy đủ thiết bị đồ dùng, đồ chơi theo quy định Thông tư 02/2010, Bổ sung đàn, máy tính, phần mềm trò chơi…tạo điều kiện cho cô và trẻ tổ chức tốt các hoạt động giáo dục.

       Môi trường: Quy hoạch môi trường bên ngoài cải tạo sân chơi, tạo nhiều khu vực cho trẻ hoạt động như Vườn cổ tích, khu phát triển thể chất, khu trãi nghiệm khám phá,  vườn rau, vườn cây thuốc nam, vườn hoa, đầu tư các đồ chơi ngoài trời để cho trẻ vui chơi học tập.

          1.2.2. Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng

      Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên bằng nhiều biện pháp: Tạo điều kiên cho giáo viên tham gia học nâng cao trình độ chuyên môn trên chuẩn, dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng hè, tham gia sinh hoạt cụm. Tổ chức tham quan học tập, dự giờ các đơn vị trường bạn trong huyện, ngoài huyện. Tổ chức và tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, hoạt động tốt, hoạt động mẫu…

      Đi sâu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Phấn đấu 80% giáo viên đạt tốt, không có giáo viên đạt yêu cầu.

      Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chế độ sinh hoạt trong ngày, thực hiện chương trình giáo dục mầm non để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ.

     Quan tâm xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động và nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ phù hợp với

điều kiện thực tiễn của nhà trường.

    Tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng“Lấy trẻ làm trung tâm”, phát huy tính tính cực, chủ động, sáng tạo của trẻ.

     Tổ chức thực hiện tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, đảm bảo đủ nước uống, nước sạch trong trường học.

     Trẻ được khám sức khỏe định kỳ. Đảm bảo an toàn tuyệt đối thể chất và tinh thần cho trẻ, phòng chống các dịch bệnh, không để lây lan trong trường.

     Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với Nhà trường.

            1.2.3. Các hoạt động đảm bảo chất lượng

     Triển khai đến CBVC ký cam kết và thực hiện tốt các phong trào, các cuộc vận động do các cấp phát động, thường xuyên kiểm tra theo dõi và nhắc nhỡ tập thể nhà trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

     Trường đã thực hiện tốt các hoạt động giáo dục nhằm xây dựng từng bước hoàn thiện “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

    Tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa theo kế hoạch và quy định của trường, của ngành. Triển khai đến giáo viên thực hiện việc lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng sống, lồng ghép nội dung giáo dục An toàn giao thông, bảo vệ môi trường… đưa nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào các hoạt động giáo dục.              

    Phát huy vai trò của Hội PHHS, phụ huynh các lớp ủng hộ vật chất…góp phần trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao.    

            1.2.4. Hoạt động tự đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng

    Thực hiện đánh giá chất lượng mầm non theo Thông tư 07/2011/TT-BGDĐT ban hành ngày 17/02/2011: Ra quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá, xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong Hội đồng tự đánh giá thực hiện theo kế hoạch đề ra.

   Thu thập đầy đủ các nguồn thông tin làm minh chứng cho từng tiêu chí và có mã hóa đầy đủ.

    Theo dõi, kiểm tra đánh giá chất lượng công tác quản lý, công tác chăm sóc giáo dục trẻ

          2. Nhóm phát triển đội ngũ

          2.1. Mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức

    Xây dựng đội ngũ CBVC đủ về số lượng, có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học, có phong cách sư phạm mẫu mực, tận tụy yêu nghề mến trẻ, đoàn kết thống nhất hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của trường. Cụ thể:

   Đối với Cán bộ quản lý: 100% trình độ Đại học; 100% tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị; 100% cử nhân quản lý giáo dục; 100% có chứng chỉ B ngoại ngữ, A Tin học. Đánh giá chuẩn Cán bộ quản lý hằng năm đều được xếp loại Xuất sắc.

    Đối với Giáo viên: 100% trình độ trên chuẩn, 12% bồi dưỡng quản lý giáo dục; 100% giáo viên có chứng chỉ Tin học, 50% giáo viên có chứng chỉ Ngoại ngữ; 100% giáo viên đều được đánh giá chuẩn nghề nghiệp từ loại Khá trở lên, trong đó có 25% giáo viên được xếp loại xuất sắc; 100% giáo viên đều xếp loại Khá, Tốt về chuyên môn nghiệp vụ, không có giáo viên xếp loại Trung bình; 50% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, 50% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi huyện; 10% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi tỉnh, 90% giáo viên được xếp loại khá, giỏi về bồi dưỡng thường xuyên, trong đó có ít nhất 30% giáo viên được xếp loại giỏi, không có giáo viên không hoàn thành kế hoạch.

          2.2. Nhu cầu về đội ngũ cán bộ, viên chức

             2.2.1. Nhu cầu về số lượng

    Căn cứ vào kế hoạch phát triển giáo dục, quy định về biên chế bậc học mầm non, Trường Mẫu giáo Bình Minh đã chủ động xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm, nhằm đảm bảo đủ nhu cầu về số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, số trẻ, số lớp. 

     Bảng 5:  Số lượng lớp, trẻ

Lớp2015-20162016-20172017-20182018-20192019-2020
Số trẻSố lớpSố trẻSố lớpSố trẻSố lớpSố trẻSố lớpSố trẻSố lớp
Mẫu giáo bé201202 252 252 252
Mẫu giáo nhỡ371833804804804
Mẫu giáo lớn1164963 1206 1206 1206
Tổng17361998212122121221212

* CSVC từ 2015 đến 2020

                                                                                                     Đơn vị: triệu đồng

SttHạng mục đầu tưĐ/v tínhSố
lượng
Diện tích (m2)
1Khối phòng lớp mẫu giáo
Phòng sinh hoạt chung phòng0189
2Khối phòng hành chính quản trị
4.1Văn phòng trườngphòng0189 
4.2Phòng hiệu trưởngphòng0134 
4.3Phòng phó hiệu trưởngphòng0120 
4.4Phòng kế toánphòng0120 
4.5Phòng y tếphòng0120 
4.6Phòng dành cho GV, NVphòng0116 
4.9Khu để xe cho CB-GV-NVkhu0140 

    3. Các giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

    Tham mưu các cấp lãnh đạo đầu tư xây dựng đảm bảo đủ số phòng học, các phòng chức năng,  trang thiết bị giáo dục… theo quy định trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

     Quy hoạch môi trường bên ngoài 2 điểm trường có các khu cho trẻ sinh hoạt trải nghiệm, khu phát triển thể chất. Cải tạo môi trường xanh- sạch- đẹp, thân thiện, gần gũi với trẻ.

    Huy động các nguồn lực xã hội thực hiện xã hội hóa việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học.

    Quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác.

    Lưu trữ các hồ sơ, sổ sách về cơ sở vật chấtđầy đủ và khoa học.

    4. Nhóm phát triển nguồn lực tài chính – Các chế độ, chính sách

    4.1. Kế hoạch và biện pháp tăng nguồn lực tài chính

    Xác định mục tiêu tài chính, tình hình tài chính của trường

    Xây dựng kế hoạch phương án tài chính, dự toán ngân sách cần chi trong các hoạt động của trường hợp lý.

    Huy động nguồn tài chính từ tất cả các nguồn: ngân sách nhà nước, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp, tổ chức….

    Nghiêm chỉnh chấp hành định mức quy định của Nhà nước. Huy động và sử dụng các nguồn vốn phải đảm bảo minh bạch và công khai.

    4.2. Giải pháp thực hiện

     Thực hiện đúng nguyên tắc tài chính. Tăng cường hiệu quả công tác quản lý tài chính, quản lý tốt nguồn thu, chủ động quản lý kế hoạch tài chính.

     Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện thu- chi các nguồn; công khai tài chính đúng quy định vào Hội nghị cán bộ công chức, sơ kết, tổng kết năm học…

     Thực hiện tốt các chế độ chính sách cho CBVC như: nâng lương, thanh toán công tác phí, tính kê thay…

     Tranh thủ tối đa sự hổ trợ tài chính của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm.

     Tiết kiệm các khoản chi phí để tập trung tài chính cho các chương trình phát triển của nhà trường.

     Tạo quỹ khen thưởng để động viên khen thưởng giáo viên và học sinh đạt thành tích cao trong học tập, tiết kiệm kinh phí trích lập quỹ ổn định tăng thu nhập cho giáo viên.

Phần III

Tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả

         1. Tổ chức thực hiện

          1.1. Phổ biến kế hoạch

       Kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục trường Mẫu giáo Bình Minh được phổ biến rộng rãi đến tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương và các tổ chức ban ngành, đoàn thể, các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

      Niêm yết công khai Kế hoạch tại bản tin của nhà trường.

          1.2. Xây dựng lộ trình

        * Giai đoạn 1  Từ năm 2015-2017

     Triển khai Kế hoạch đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. Báo cáo lên cơ quan cấp trên xin ‎kiến chỉ đạo.

      Xây dựng Kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung theo từng năm học.

      Nâng cao chất lượng đội ngũ, tham mưu đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động.

     Huy động trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo ra lớp đạt từ 80-82%, trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 95 %. Bé ngoan xuất sắc đạt 25%. Bé chuyên chăm 100%.

     Trẻ hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 100%. Trẻ SDD thể nhẹ cân xuống dưới 3%; trẻ SDD thể thấp còi dưới 3%.

    Trình độ đạt chuẩn của giáo viên 14/14, tỷ lệ 100%,

     Nâng trình độ tin học của giáo viên lên 50% có trình độ A ngoại ngữ.

   * Giai đoạn 2  Từ năm 2018-2020

     Xây dựng Kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung đề ra theo từng na3wm học.

     Huy động trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo ra lớp đạt từ 70%, trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 98%. Bé ngoan xuất sắc đạt 25%.

     Trẻ hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 100%. Trẻ đạt chuyên cần 95%; giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 3%; Thấp còi dưới 5%.

    Trình độ đạt chuẩn của giáo viên 17/17, tỷ lệ 100%, trình độ trên chuẩn 17/17, tỷ lệ 100%.

    Nâng trình độ tin học của giáo viên lên 17/17, tỷ lệ 100%; trình độ A ngoại ngữ 17, tỷ lệ 100%.

  Tiếp cận tốt các phương pháp, phương tiện, thiết bị dạy học tiên tiến .

  Giáo viên đạt “Giáo viên dạy giỏi cấp trường” 50%; cấp huyện” 20%.

  Giáo viên  thành thạo trong việc sử dụng máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy giáo án điện tử 17/17 tỷ lệ 100%.

   Số phát triển đảng viên trong nhà trường 10/30, tỷ lệ: 33%.

   Tổ chức tổng kết kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch chiến lược 5 năm tiếp theo.

   1.3. Phân công thực hiện

 * Hiệu trưởng. 

   Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và Phòng Giáo dục và Đào tạo.

   Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó.

   Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định.   Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường.

    Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ/tuần.

    Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

   Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng và các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, của ngành. Phổ biến các Chủ trương, chính sách, văn bản của ngành cấp trên kịp thời đến tập thể sư phạm nhà trường.

 * Phó hiệu trưởng. 

   Giúp Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, quản lý công tác bán trú, theo dõi tài sản, cơ sở vật chất trong trường; Thực hiện hồ sơ, sổ sách đầy đủ theo quy định. Tham gia các hoạt động giáo dục 4 giờ/tuần. Thay mặt Hiệu trưởng điều hành các hoạt động của trường khi được Hiệu trưởng ủy quyền.

   * Tổ trưởng chuyên môn

   Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm.

Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường. Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên. Chủ trì sinh hoạt Tổ chuyên môn.

    *  Tổ phó chuyên môn

Giúp tổ trưởng chuyên môn kiểm tra hồ sơ giáo viên theo định kỳ. Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên. Chủ trì sinh hoạt Tổ chuyên môn khi tổ trưởng vắng mặt.

    *  Tổ văn phòng

      Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm. Giúp Hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu giữ hồ sơ của nhà trường.

     Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà

trường. Chủ trì sinh hoạt Tổ văn phòng

   *  Giáo viên

     Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; xây dựng môi trường giáo dục; đánh giá và quản lý trẻ em tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường.

     Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.     

    *  Kế toán + Văn thư

       Quản lý hồ sơ kế toán nhà trường. Tham mưu xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ; lập dự toán, quyết toán kinh phí sự nghiệp. Kế hoạch tu sửa, mua sắm tài sản của trường. Báo cáo đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách cho CBVC của trường. Thực hiện các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định.

       Thực hiện nhiệm vụ Văn thư-Lưu trữ của trường; tổng hợp công văn đi, đến trình lãnh đạo duyệt và chuyển đến các bộ phận chức năng thực hiện.

        Lưu trữ công văn đi, đến, đánh máy văn bản, trực điện thoại của cơ quan.

        Quản lý con dấu nhà trường; dấu Công đoàn và sử dụng các loại dấu đúng theo quy định của pháp luật. Đóng dấu các văn bản và các hồ sơ theo quy định.

        Hoàn thành các báo cáo, biểu mẫu khi BGH giao. Quản lý hồ sơ các cháu và bàn giao đúng thời gian. Thực hiện hồ sơ, sổ sách theo quy định.

      * Y tế

        Xây dựng kế hoạch hoạt động y tế trường học theo tuần, tháng, năm. Thực hiện hồ sơ sổ sách về y tế trường học theo quy định. Tổ chức tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh.

       Tham gia kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Tập huấn về YTTH…

      Theo dõi sức khỏe trẻ, có kế hoạch tuyên truyền công tác vệ sinh, phòng chống các bệnh, tai nạn thương tích thường gặp trong công tác CSGD trẻ.

      Tham mưu Hiệu trưởng công tác khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2lần/năm. Theo dõi mua và cấp phát thuốc và các loại bông băng cho các lớp xử lý tai nạn theo quy định trong trường mầm non.

      Tính phần mềm dinh dưỡng Nutrikids cân đối đủ chất và lượng. Theo dõi, kiểm tra tiếp phẩm hàng ngày.

      * Thủ quỹ

      Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định.

     Hàng ngày, tuần, tháng thu, chi tiền ăn theo quy định, nội quy của trường, cấp trên. Quyết toán thu, chi hàng tháng, sổ sách cập nhật kịp thời, lưu trữ đầy đủ khoa học. Quản lý tốt các loại quỹ của nhà trường.

     Thực hiện công tác tự kiểm tra, giám sát, đánh giá từng học kỳ thường xuyên hằng năm và tự rút ra những gì làm được, chưa làm được, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp phương hướng khắc phục. Sau kết thúc mỗi giai đoạn của đề án cần rút ra bài học kinh nghiệm và có hướng điều chỉnh bổ sung thực hiện cho hoàn thiện giai đoạn trước.         

      Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

      2. Kết luận.

      Để thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà trường đúng theo lộ trình việc đầu tiên là phải làm tốt công tác tham mưu, xây dựng được khối đoàn kết nội bộ đây là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng quyết định đến sự thành công của trường. Tiếp đến là triển khai các kế hoạch một cách khoa học và thường xuyên kiểm tra điều chỉnh kế hoạch.

     Xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2015-2020 là tâm huyết và trí tuệ của tập thể nhằm phấn đấu xây dựng và phát triển nhà trường ngày càng tốt hơn, tạo niềm tin cho phụ huynh, nhân dân toàn xã hội. Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015-2020 là văn bản định hướng cho sự phát triển nhà trường, trên cơ sở đó từng tổ chức và mỗi cá nhân nghiên cứu để điều chỉnh kế hoạch của mình cho phù hợp với sự phát triển chung nhà trường.

     Trên đây là kế hoạch phát triển trường Mẫu giáo Bình Minh giai đoạn 2015-2020. Nhà trường sẽ làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, phối hợp các ban ngành, đoàn thể, tập thể CBGVNV thực hiện đúng kế hoạch đề ra với quyết tâm đưa trường Mẫu giáo Bình Minh phát triển thành một trường có chất lượng cao và đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước nói chung và của ngành học Mầm non nói riêng./.