Giải pháp rèn kỹ năng kể chuyện, lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi
Lượt xem:
Tình trạng giải pháp đã biết:
* Ưu điểm:
– Được sự quan tâm giúp đỡ hỗ trợ từ Ban giám hiệu nhà trường tư vấn cho mỗi tiết dạy đưa ra phương pháp hiệu quả nhất để giáo viên chọn lựa tích lũy kinh nghiệm trong giảng dạy.
– Được trang bị đồ dùng dạy học, đồ chơi để việc dạy và học cho các cháu một cách tốt hơn.
– Chương trình giáo dục hiện hành có những thay đổi, thuận lợi cho bản thân tôi linh hoạt lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tạo cho trẻ có thể phát triển ngôn ngữ ở mọi lúc, mọi nơi. Tài liệu hướng dẫn đảm bảo, theo chương trình giáo dục Mầm non. Giáo viên được học tập bồi dưỡng thường xuyên về các chuyên đề trẻ làm quen với chuyên đề văn học và các chuyên đề khác.
– Trẻ trong một lớp ở cùng độ tuổi nên dễ tổ chức hoạt động. Đây là một tiền đề thuận lợi cho việc tổ chức phát triển hoạt động ngôn ngữ cho trẻ.
* Hạn chế:
– Bên cạnh những mặt thuận lợi, lớp cũng có một số khó khăn, lớp có số lượng trẻ đông. Khi tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ rèn kỹ năng kể chuyện cho trẻ thì giáo viên gặp một số khó khăn như:
– Trẻ chưa mạnh dạn còn lúng túng khi kể chuyện, có cháu phát âm chưa rõ.
– Phụ huynh phần đông là nông dân nên nhận thức chưa cao, chưa thật sự quan tâm đến bậc học mầm non. Nên việc phối hợp với phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các hoạt động theo yêu cầu của giáo viên còn nhiều hạn chế.
– Do trình độ của giáo viên không đồng đều nhận thức và giọng đọc kể về tác phẩm văn học còn hạn chế, chưa sâu sắc, công tác tự bồi dưỡng cho mình chưa đạt được trình độ nhất định.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
– Mục đích của giải pháp:Giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua tiết kể truyện để rèn luyện kỹ năng kể chuyện cho trẻ.
– Nội dung giải pháp: Từ những hạn chế đầu năm, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ làm cách nào để giúp trẻlàm quen với tác phẩm văn học thông qua tiết kể truyện để rèn luyện kỹ năng kể chuyện cho trẻ một cách tốt nhất. Bằng kiến thức và kinh nghiện giảng dạy của tôi, tôi đã đề ra giải pháp giúp trẻ như sau:
Giải pháp 1: Dạy trẻ thói quen nề nếp tốt trong học tập
Đây là việc rất cần thiết vì khi trẻ đã có nề nếp và các kĩ năng cơ bản, giáo viên sẽ thuận tiện hơn trong việc thiết kế các giờ hoạt động cho trẻ và trẻ cũng tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động cùng cô. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã rèn cho trẻ thói quen nề nếp tốt như: Sắp xếp chổ ngồi hợp lý, biết dạ thưa khi nói chuyện với người lớn, biết một số kĩ năng tự phục vụ cho bản thân, giờ học luôn khuyến khích trẻ phát biểu, nghe và làm đúng hiệu lệnh của cô, cất dọn đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp sau khi sử dụng. Để đạt được hiệu quả như ý muốn, tôi dùng nhiều lời khuyến khích nhẹ nhàng, động viên trẻ kịp thời, tạo điều kiện cho trẻ tự hoạt động, kích thích sự sáng tạo của trẻ trong các giờ hoạt động học.
Tôi nhận thấy rằng muốn tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ đạt hiệu quả cao thì điều quan trọng nhất là vẫn nằm ở khâu chuẩn bị và tổ chức của giáo viên, nâng cao chất lượng đội ngũ của giáo viên về trình độ chuyên môn, tác phong nghề nghiệp, khả năng tổ chức các hoạt động cho trẻ cũng chính là nâng cao chất lượng hoạt động kể chuyện của trẻ.
Giải pháp 2: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ kể chuyện:
Ngay từ đầu năm học tôi đã tạo môi trường bằng cách đưa hình ảnh nhân vật vào các góc trong và ngoài lớp học thể hiện trên các mảng tường. Đặc biệt tôi là làm ra các loại rối tay cho trẻ hoạt động. Tôi tìm tòi trên mạng và thấy hình ảnh về các con vật, đồ dùng…
Giải pháp 3: Dạy trẻ biết cách kể chuyện
Đặc điểm của trẻ mầm non là thích những cái mới lạ, hấp dẫn, ngộ nghĩnh. Trước khi dạy trẻ kể chuyện cô cần chuẩn bị câu chuyện, để người nghe có sức lôi cuốn và hấp dẫn thì người giáo viên cần phải hướng dẫn trẻ về cách ngắt giọng, nhịp điệu trong khi kể, cường độ của giọng khi kể chuyện, cử chỉ, nét mặt và thể hiện vai các nhân vật thông qua đóng kịch.
– Về ngắt giọng: Khi kể chuyện, ngắt giọng chiếm vị trí đáng kể không đơn giản là nghỉ, dừng lại giây lát khi kể là phương tiện bộc lộ ý tứ của câu chuyện. Chính vì vậy ngắt giọng sao cho có tính chất hoàn toàn tự nhiên.
– Về nhịp điệu trong khi kể: Phải phù hợp với từng câu truyện, đoạn truyện, tình huống truyện để rèn nhịp điêu.
– Về cường độ của giọng khi kể chuyện: Cường độ của truyện thường được hiều là độ to, độ nhỏ, độ vang, độ hoàn chỉnh của giọng.
– Về nét mặt: Nét mặt của cô giáo khi kể hoặc đọc củng hỗ trợ thêm cho trẻ để trẻ hiểu hơn về câu chuyện, nét mặt phải phù hợp với ngữ điệu giọng bộc lộ cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, phấn khởi.
Giải pháp 4: Giúptrẻ mạnh dạn kể lại chuyện:
Là một người giáo viên tôi thấy trẻ thường hay rụt rè, thiếu tự tin khi cô mời trẻ kể về một chuyện gì đó.Vì thế để giúp trẻ tự tin và mạnh dạn khi kể lại chuyện của mình cho người khác nghe thì điều đầu tiên giáo viên cần tạo tâm lý thoải mái nhất cho trẻ, khơi gợi một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không bắt buộc trẻ phải kể nếu như trẻ không muốn. Giáo viên giúp trẻ nhớ và kể theo trình tự bằng những câu hỏi gợi mở. Từ đó, vốn từ của trẻ được giàu lên, trẻ sẽ diễn đạt ngày càng mạch lạc và biết dùng lời kể phù hợp với nội dung câu chuyện một cách tự tin hơn, sáng tạo hơn
Giải pháp 5: Tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh
Đối với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ là một vấn đề có tầm quan trọng rất lớn, đặc biệt là thông qua hoạt động kể chuyện. Vì vậy là một người giáo viên muốn truyền đạt được kiến thức cho trẻ thì cần phải kết hợp tuyên truyền với phụ huynh, về các câu chuyện trẻ được học ở lớp.
Mỗi giờ đón và trả trẻ bản thân tôi luôn dành thời gian để trao đổi trực tiếp với phụ huynh, phô tô các câu chuyện đã học, sắp học để phụ huynh biết và kết hợp dạy trẻ kể lại chuyện khi trẻ ở nhà.
Có thể nói công tác tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm rất quan trọng trong việc dạy trẻ kể chuyện để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mà giáo viên cần hết sức quan tâm.