Giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi vận động tốt môn Âm Nhạc lĩnh vực phát triển thẩm mĩ

Lượt xem:

Đọc bài viết

  • Tình trạng giải pháp đã biết: Năm học 2020-2021 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi tại điểm chính của Trường Mẫu giáo Bình Minh, được nhà trường tin tưởng, phân công giảng dạy lớp gồm 21 cháu, trong đó có 7 cháu đã học qua lớp mẫu giáo nhỡ còn lại các cháu chưa được học qua lớp mẫu giáo nhỡ. Vào đầu năm học tôi nhận thấy đa số các cháu lớp tôi còn rất nhỏ, khả năng âm nhạc của trẻ thì không đồng đều, đa số các cháu rất yêu thích âm nhạc nhưng nhiều trẻ chưa có kỹ năng vận động theo nhạc, một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn khi vận động cộng với các kỹ năng vận động của trẻ còn đơn điệu, chưa mang tính nghệ thuật, còn một số trẻ chưa tập trung vào hoạt động âm nhạc, chưa muốn tham gia thật sự mà chỉ làm theo lời đề nghị của cô mà không cần có kết quả. Vậy làm thế nào để giúp trẻ vận động tốt âm nhạc là điều tôi không ngừng suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình thực hiện bộ môn này. Chính vì vậy tôi quyết định tập trung nghiên cứu từ bản thân, từ thực tế để tìm ra những giải pháp giúp trẻ vận động tốt môn Âm nhạc.
  • Thuận lợi:
  • Được Ban giám hiệu tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, kinh phí để mua sắm đồ dùng phục vụ cho các hoạt động âm nhạc của trẻ. Ngoài ra Ban giám hiệu cũng đã xây dựng nhiều chuyên đề theo hình thức giáo dục mầm non mới, tạo điều kiện giúp đỡ tôi những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho các cháu vận động tốt lĩnh vực âm nhạc.
  • Bản thân khỏe mạnh, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, được đào tạo chuyên môn trên chuẩn, được đào tạo kỹ lưỡng vì thế mà bản thân cũng nắm vững phương pháp, có khả năng âm nhạc và giọng hát tốt.
  • Phụ huynh luôn quan tâm, ủng hộ cho các phong trào văn nghệ, hay hoạt động chung ở lớp, điều đó tạo cơ hội thuận lợi cho tôi có thể xây dựng được những tiết học hay và chất lượng.
  • Đa số trẻ trong lớp đều khỏe mạnh và có một số trẻ đã học qua lớp mẫu giáo nhỡ. Trẻ được tham gia nhiều hoạt động văn nghệ của nhà trường, giúp trẻ được thể hiện và nâng cao tính tự tin. Trẻ thích hát từ khi còn rất nhỏ, gần như khi biết nói là trẻ bắt đầu học hát, trẻ được người lớn dạy cho nhiều bài hát, cũng như hiểu nội dung bài hát. Chính điều này mà một phần nào đó trẻ đã được làm quen với môn âm nhạc. Điều đó giúp tôi cũng dễ dàng hơn trong việc chuyền tải kiến thức.
  • Khó khăn:
  • Tuy là trẻ mẫu giáo lớn nhưng có những cháu chưa đi học bao giờ, vì thế khó khăn trong việc rèn nếp học tập cho trẻ. Thời gian cho một hoạt động thì còn ít, trẻ ít có cơ hội được rèn luyện. Một số trẻ trong lớp còn nhút nhát. Khả năng âm nhạc của trẻ thì không đồng đều….Trên thực tế, trẻ mẫu giáo rất thích được vận động theo nhạc nhưng những kỹ năng vận động của trẻ còn rất đơn điệu, chưa mang tính nghệ thuật do bản thân đôi lúc tổ chức hoạt động chưa thu hút trẻ và chưa tạo điều kiện để trẻ được vận động theo nhạc. Xuất phát từ những quan điểm trên và với mong muốn nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ, vì vậy tôi nghĩ muốn giúp trẻ vận động tốt môn âm nhạc thì phải thay đổi cách dạy cho trẻ. Do vậy tôi đã tiến hành khảo sát trên 21 cháu trong lớp và kết quả như sau:
    Số TT Nội dung Kết quả
    Số lượng Tỉ lệ %
    1 Trẻ biết vận động và sử dụng nhạc cụ gõ đệm cho bài hát theo nhịp, phách, tiết tấu. 9/21 43%
    2 Trẻ có kỹ năng múa minh hoạ một số bài hát trong chương trình. 11/21 52%
    3 Trẻ có khả năng thể hiện các bài múa, thể dục nhịp điệu, …trong các chương trình văn nghệ của nhà trường. 11/21 52 %
    4 Trẻ mạnh dạn, tự tin khi vận động. 18/21 71 %
  • Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
  • Mục đích của giải pháp: Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác về nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe đọc trong âm nhạc. Ngoài ra nó còn thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, giúp trẻ bọc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè. Các động tác múa giúp trẻ có những kỹ năng vận động đẹp, từ đó biết so sánh lựa chọn động tác múa một cách phù hợp và đẹp hơn; Trên thực tế, trẻ mẫu giáo rất thích được vận động theo nhạc nhưng những kỹ năng vận động của trẻ còn rất đơn điệu, chưa mang tính nghệ thuật do một số giáo viên chưa biết cách tổ chức và chưa tạo điều kiện để trẻ được vận động theo nhạc.
    Vì tất cả những những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn âm nhạc nói chung và vận động thành thạo theo nhạc nói riêng, tôi đã không ngừng suy nghĩ, học tập và sáng tạo, để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó, tôi cảm thấy một phần nào ý nguyện của mình đã thực hiện được.
  • Nội dung giải pháp: Để thực hiện đúng phương pháp và có cách dạy đảm bảo phù hợp với đặc thù của bộ môn nghệ thuật cho lứa tuổi mầm non, đồng thời có thể tiến hành cách dạy có hiệu quả tốt nhất tôi đặt ra một số giải pháp sau:
  • Giải pháp 1: Tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình vận động theo nhạc.
    Vận động theo nhạc là quá trình trẻ thực hành, trải nghiệm và cảm thụ nghệ thuật. Để quá trình vận động không bị đơn điệu, gây mệt mỏi và sự chán nản cho trẻ, tôi tổ chức cho trẻ thực hiện vận động dưới nhiều hình thức ví dụ như tổ chức hội thi có lồng ghép bằng các trò chơi cho trẻ.
    Qua việc tổ chức thi đua sôi động như vậy, trẻ lớp tôi rất hứng thú vận động và rất mạnh dạn tự tin thể hiện khả năng của mình. Để giúp trẻ hứng thú hơn tôi còn sử dụng đa dạng các dụng cụ âm nhạc trong quá trình trẻ vận động, ngoài các dụng cụ âm nhạc do nhà trường cung cấp, tôi còn sử dụng các loại dụng cụ do tôi và trẻ cùng làm từ lon bia, gáo dừa, thanh tre… cùng với những chiếc mũ âm nhạc xinh xắn tạo không khí âm nhạc sôi động. Với những bài múa, thể dục nhịp điệu tôi cũng sử dụng một số dụng cụ phù hợp với lời bài hát, hình tượng âm nhạc trong bài như lựa chọn trang phục, các vòng tay, dây hoa, vải lụa, bông tay, nơ… Việc sử dụng hợp lý các dụng cụ âm nhạc trong quá trình trẻ vận động làm tăng hứng thú, phát huy tính tích cực vận động của trẻ, từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình vận động.
  • Giải pháp 2: Lựa chọn hình thức vận động và xây dựng các động tác vận động phù hợp.
    Vận động là công cụ để giúp trẻ thể hiện bài hát do đó với mỗi bản nhạc hay bài hát mang đến cho trẻ, tôi cùng trẻ phân tích nội dung, giai điệu, cấu trúc của bài hát để lựa chọn loại hình vận động phù hợp. Với những bài hát rõ nhịp, phách, có giai điệu tươi vui, có cấu trúc cân đối tôi có thể lựa chọn hình thức vận động theo nhịp, phách, hoặc các loại hình tiết tấu. Đối với những bài hát nhanh và sôi động thì tôi lựa chọn các động tác múa kết hợp với nhảy để trẻ cảm thấy mới mẽ và thích thú hơn và thích tham gia vận động hơn,… Việc lựa chọn loại hình vận động và các động tác phù hợp với tính chất âm nhạc sẽ giúp cho quá trình lĩnh hội các kỹ năng vận động của trẻ sẽ thuận lợi hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.
  • Giải pháp 3: Chính xác hoá các động tác vận động.
    Đây là biện pháp quan trọng giúp trẻ nắm vững kỹ năng vận động. Vận động theo nhạc là hoạt động mang tính sáng tạo nên trước khi định hướng các động tác vận động, tôi thường tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ khả năng sáng tạo của mình và cho trẻ thực hiện thử. Với những bài vận động theo nhịp, phách, tiết tấu trẻ đã biết, tôi để cho trẻ nhớ lại hình thức vận động và thực hiện thử ghép vào lời hát. Sau đó tôi chính xác lại bằng cách thực hiện động tác cho trẻ quan sát kết hợp với lời giải thích ngắn gọn giúp trẻ nắm vững kỹ năng vận động. Việc chính xác hoá động tác bằng cách phân tích và giải thích giúp trẻ nắm vững các kỹ năng vận động, khắc sâu ấn tượng, nhận biết một cách xúc cảm các động tác, bài múa, góp phần nâng cao khả năng vận động theo nhạc cho trẻ.
  • Giải pháp 4: Tạo nhiều cơ hội cho trẻ vận động theo nhạc.
    Tôi không chỉ cho trẻ vận động theo nhạc trong các giờ hoạt động có chủ đích chuyên biệt mà tôi luôn tạo nhiều cơ hội và điều kiện cho trẻ được vận động theo nhạc ở mọi lúc mọi nơi. Chẳng hạn như trong giờ thể dục sáng, tôi thay những động tác khởi động khô cứng theo hiệu lệnh của cô giáo bằng một số vận động theo nhạc với một số bài hát phù hợp với chủ điểm, giờ tổ chức ăn cho trẻ tôi cũng tạo thói quen cho các bé bằng cách xếp thành hàng dài và cho hát những bài hát nói về giờ ăn, chế độ dinh dưỡng, các thói quen hằng ngày,… để trẻ hứng thú khi chuẩn bị giờ ăn…
    Ngoài các giờ hoạt động chung có nội dung trọng tâm dạy vận động theo nhạc, tôi còn sử dụng vận động theo nhạc vào các hoạt động khác như khám phá khoa học, làm quen với toán, tạo hình… một mặt để gây hứng thú cho trẻ vào giờ học, thay đổi trạng thái hoạt động của trẻ trong quá trình học tập đồng thời giúp trẻ có thêm cơ hội thực hành, ôn luyện, củng cố các kỹ năng vận động theo nhạc. Ngoài ra tôi còn tạo điều kiện cho trẻ được xem các tiết mục múa, orembic, thể dục nhịp điệu trong các chương trình thiếu nhi qua mạng internet được trình chiếu trên tivi của lớp. Bằng hình thức này giúp trẻ được học hỏi thêm nhiều kỹ năng vận động theo nhạc mang tính nghệ thuật, tích luỹ thêm vốn kỹ năng vận động của trẻ, giúp trẻ bíêt so sánh, lựa chọn vẻ đẹp của các động tác vận động. Phát triển năng khiếu vận động theo nhạc của trẻ. Mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt với các đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, do đó khả năng vận động theo nhạc của từng trẻ khác nhau. Trong đó có một số trẻ có năng khiếu vận động theo nhạc.
  • Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Đề tài được thực hiện tại lớp lá 3 điểm chính trường Mẫu giáo Bình Minh năm học 2020-2021, giải pháp được áp dụng cho toàn khối mẫu giáo 5 tuổi ở đơn vị trường và các đơn vị bạn trong toàn huyện.
  • Những thông tin cần được bảo mật: Không có.
  • Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Tất cả giáo viên ở trường Mẫu giáo trên địa bàn huyện đều có thể áp dụng sáng kiến này.
  • Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
    Sau khi thực hiện các biện pháp trên tại nhóm lớp mình, tôi thấy giờ học âm nhạc đạt kết quả tốt hơn, trẻ biết vận động và sử dụng nhạc cụ gõ đệm cho bài hát theo nhịp, phách, tiết tấu cũng tăng hơn trước, trẻ biết múa minh họa và trẻ cũng mạnh dạn, tự tin hơn khi thể hiện các bài múa, thể dục nhịp điệu, trong các chương trình văn nghệ ta có thể thấy rõ kết quả như sau:
    Số TT Nội dung Kết quả
    Số lượng Tỉ lệ %
    1 Trẻ biết vận động và sử dụng nhạc cụ gõ đệm cho bài hát theo nhịp, phách, tiết tấu. 21/21 100%
    2 Trẻ có kỹ năng múa minh hoạ một số bài hát trong chương trình. 19/21 90%
    3 Trẻ có khả năng thể hiện các bài múa, thể dục nhịp điệu,…trong các chương trình văn nghệ của nhà trường. 19/21 90%
    4 Trẻ mạnh dạn, tự tin khi vận động. 20/21 95%
  • Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: Sau khi áp dụng giải pháp bản thân được chị em nhiệt tình đóng góp như cảm thấy giờ học âm nhạc của lớp đạt kết quả tốt hơn, lớp học sinh động thoải mái, trẻ hứng thú học và tích cực tham gia vào các hoạt động. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ của lớp mạnh dạn và tự tin hơn trước rất nhiều. Từ đó các tiết học khác cũng trở nên nhẹ nhàng, thoải mái và đạt kết quả tốt hơn.