Giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua tiết kể truyện
Lượt xem:
* Tình trạng giải pháp đã biết:
* Ưu điểm:
– Được sự quan tâm giúp đỡ hỗ trợ từ ban giám hiệu nhà trường tư vấn cho mỗi tiết dạy đưa ra phương pháp hiệu quả nhất để giáo viên chọn lựa tích lũy kinh nghiệm trong giảng dạy.
– Đội ngũ giáo viên sáng tạo và tích cực, yêu nghề mến trẻ, trình độ chuyên môn vững vàng.
– Trẻ ngoan và chủ động trong mọi hoạt động.
– Tài liệu hướng dẫn đảm bảo, theo chương trình giáo dục Mầm non. Giáo viên được học tập bồi dưỡng thường xuyên về các chuyên đề trẻ làm quen với chuyên đề văn học và các chuyên đề khác.
– Giáo viên có trình độ chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ và nắm được phương pháp tổ chức hoạt cho trẻ làm quen với văn học phù hợp với độ tuổi.
*Hạn chế:
– Một số trẻ vẫn còn tính nhúc nhát, chậm chạp, có cháu phát âm chưa rỏ.
– Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến bậc học mầm non, phụ huynh cho rằng chương trình học mầm non không quan trọng. Nên việc phối hợp với phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các hoạt động theo yêu cầu của giáo viên còn nhiều hạn chế.
– Do trình độ của giáo viên không đồng đều nhận thức và giọng đọc kể về tác phẩm văn học còn hạn chế, chưa sâu sắc, công tác tự bồi dưỡng cho mình chưa đạt được trình độ nhất định.
– Đa số giáo viên nắm vững nội dung, phương pháp và chương trình dạy song việc vận dụng các phương pháp, thủ pháp vào trong các tiết học “trẻ làm quen với tác phẩm văn học” đạt hiệu quả chưa cao.
* Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
– Mục đích của giải pháp:Giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua tiết kể truyện.
– Nội dung giải pháp: Từ những hạn chế đầu năm, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ làm cách nào để giúp trẻlàm quen với tác phẩm văn học thông qua tiết kể truyện một cách tốt nhất. Bằng kiến thức và kinh nghiện giảng dạy của tôi, tôi đã đề ra giải pháp giúp trẻ như sau:
Giải pháp: Nghiên cứu kĩ tác phẩm:
– Để tạo sự hứng thú, trẻ thích nghe kể truyện từ đó trẻ hiểu nội dung sâu sắc hơn trong tiết học và đạt kết quả cao khi kể truyện diễn cảm, thì trước hết giáo viên phải xác định rõ mục đích – Yêu cầu của tác phẩm và phải thuộc tác phẩm. Bên cạnh đó giáo viên phải chú ý đến giọng kể của mình, kể diễn cảm đúng ngữ điệu của từng nhân vật trong truyện, thể hiện nét mặt cử chỉ tư thế phù hợp với diễn biến câu chuyện thì mới thu hút được sự chú ý của trẻ.
– Giọng đọc, giọng kể của cô phải nhịp nhàng đúng nhịp điệu sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về nội dung câu chuyện và khả năng cảm thụ văn học của trẻ được nâng cao.
– Muốn cho trẻ làm quen với một tác phẩm văn học dù là một câu chuyện hay một bài thơ thì giáo viên phải dành thời gian để đọc tác phẩm nhiều lần, phải hiểu nội dung tác phẩm mà mình sẽ dạy cho trẻ gồm có những gì. Để truyền thụ kiến thức đến cho trẻ đạt kết quả một các tốt nhất.
Giải pháp: Nâng cao chất lượng giờ dạy:
– Khi nghiên cứu kĩ tác phẩm và muốn truyền đạt, gửi gắm tâm tư, tình cảm của tác giả thông qua tác phẩm để đến với trẻ, thì việc nâng cao chất lượng cho giờ dạy thông qua lựa chọn các phương pháp cũng là một điều không thể thếu và rất quan trọng.
– Khi tôi tổ chức hoạt động này qua câu chuyện“ Quả bầu tiên” tôi muốn trẻ tiếp thu trọn vẹn nội dung thì tôi đã chọn phương pháp đọc kể diễn cảm, phương pháp đàm thoại, phương pháp giải thích, phương pháp trực quan và phương pháp thực hành.
Giải pháp: Hình thành kiến thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học:
– Để tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen vói tác phẩm văn học, dù là thơ hay truyện. Muốn đạt kết quả cao thì việc đầu tiên giáo viên phải chuận bị tốt đồ dùng dạy học, đồ dùng đẹp sẽ hấp dẫn thu hút sự chú ý của trẻ. Từ việc làm nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ trong các giờ kể chuyện sao cho đẹp mắt, tôi dùng len làm các hình người vẽ các bức tranh lên màu cho hài hòa đẹp mắt khâu các con rối bằng vải.
* Sử dụng rối dẹt:
– Ví dụ: Với câu chuyện “Món quà của cô giáo” thì giáo viên vẽ hình các nhân vật trong truyện lên bìa giấy cứng hay gỗ mỏng có gắn đế. Khi sử dụng giáo viên buộc một sợ dây vào đế con rối rối di chuyển sợ dây theo lời kể của câu chuyện. Tạo cho trẻ thêm phần cảm hứng khi nghe kể chuyện. Thông qua câu chuyện chúng ta giáo dục trẻ phải chăm ngoan biết vâng lời cô và biết nhận lỏi và sửa lỗi khi biết mình làm sai.
* Sử dụng nghệ thuật múa rối:
– Việc sự dụng rối trong tiết học gây được sự chú ý, tò mò của trẻ tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với nghệ thuật múa rối, một môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Ví dụ: Với câu chuyện “Quả bầu tiên” giáo viên sự dụng mô hình sân khấu là một khu vườn nhỏ có ngôi nhà, cây… nhân vật trong truyện được cách điệu hóa. Lão nhà giàu đầu đội khăn xếp, mặc áo the ria mép vểnh lên khi tôi dạy tiết truyện mẫu phải sử dụng rối, dùng cánh tay lồng vào con rối, điều khiển con rối bằng ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa sao cho những cử chỉ phù hợp với lời thoại trong truyện.
* Trò chơi đóng kịch:
– Là hoạt động giúp trẻ phát triển trí nhớ và giáo dục trẻ tinh thần tập thể. Qua hoạt động đóng kịch trẻ truyền đạt nội dung câu chuyện, làm sống lại tâm trạng hành động ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện.
– Giúp trẻ hiểu sâu hơn về nội dung truyện và lời thoại của các nhân vật để từ đó trẻ thể hiện các sắc thái khác nhau về ngữ điệu, tính cách, tâm trạng của các nhân vật trong truyện. Muốn vậy cô giáo phải tham khảo thêm một số kịch bản đã được biên soạn sẵn như: “ Chú dê đen, mèo đi câu cá” nhằm giúp trẻ phân biệt được giọng điệu lời nói của các nhận vật. Qua đó trẻ khắc họa được tính cách nhân vật.
Giải pháp : Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động:
– Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động khá phổ biến đối với giáo viên mầm non, nhất là trong hoạt động làm quen văn học này, khi tôi chọn một đề tài để dạy thì bản thân tôi tạo cho mình một Powerpoint sinh động. Tôi thường xuyên lên mạng internet tham khảo những Powerpoint bài giáo án điện tử, lấy những thông tin hỗ trợ từ những trang websait dành cho giáo viên trong cách soạn giáo án điện tử, tôi chọn lọc những cái cần thiết và tạo cho mình một kho tàng giáo án điện tử, kể từ đó bản thân tôi có rất nhiều những bài giảng về văn học.
– Khi tổ chức cho trẻ làm quen với câu chuyện, tôi trình chiếu cho trẻ xem về nội dung câu chuyện đó, tôi thấy trẻ thích thú hơn, nhất là khi được xem trên màn trình chiếu rộng.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:Giải pháp này được áp dụng lớp mẫu giáo 5-6 tuổi Trường mẫu giáo Bình Minh đã đạt được kết quả tốt trong việc dạy trẻ kể truyện. Giải pháp này có thể nhân rộng ở phạm vi các đơn vị bạn trong toàn huyện
– Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Trẻ hứng thú tự tin và tích cực trong các tiết học làm quen với tác phẩm văn học thông qua tiết kể truyện.
Vận dụng được các giải pháp này vào tiết học còn giúp trẻ tinh thần đoàn kết với bạn bè trong lớp
Tận dụng được những vật dụng tái tạo không những làm trẻ thích thú mà còn giúp giảm bớt kinh phí của nhà trường.
Gíao viên sẽ hứng thú khi kể trẻ truyện cho trẻ nghe và nhiệt tình tổ chức các hoạt động cho trẻ học và chơi.
Phụ huynh có sự quan tâm tới việc học của con và tích cực hợp tác cùng cô để cho trẻ thoải mái khi học và chơi.
Qua các giải pháp trên tôi đã áp dụng vào thực tiễn cuối năm đạt được kết quả như sau:
Nội dung đánh giá | Chưa áp dụng | Khi áp dụng | So sánh | ||
Tổng số | Tỉ lệ | Tổng số | Tỉ lệ | ||
Hứng thú | 17/32 | 51,3% | 24/32 | 75% | Tăng 23,7 % |
Hiểu nội dung | 18/32 | 56,2% | 22/32 | 68,7% | Tăng 12,5% |
Kể diễn cảm | 16/32 | 50% | 20/32 | 62,5% | Tăng 12,5% |
Thích nghe kể truyện | 20/32 | 62,5% | 25/32 | 78,1% | Tăng 15,6% |