Giải pháp nâng cao khả năng sáng tạo, tư duy cho trẻ 4– 5 tuổi trong hoạt động vui chơi

Lượt xem:

Đọc bài viết

* Tình trạng giải pháp đã biết:

Hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ trường mầm non mà trẻ sử dụng ngôn ngữ giao tiếp nhiều nhất.Đây là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được giáo viên tổ chức hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn những nhu cầu vui chơi và nhận thức đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ lứa tuổi này. Vì vậy việc tổ chức tốt các hoạt động góc giúp trẻ học được rất nhiều điều,Trẻ phản ánh những gì mình quan sát được và thế giới xung quanh qua đó kích thích sự phát triển giao tiếp của trẻ.

Trong quá trình chơi giáo viên đóng vai trò rất quan trọng là người trung gian Kích thích giao tiếp và cùng trẻ nhập vào cuộc chơi qua đó uống nắng kịp thời kỹ năng giao tiếp của trẻ.Hoạt động góc thật sự là môi trường có nhiều cơ hội cho trẻ giao tiếp và đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo lớn kỹ năng giao tiếp của trẻ cần hoàn thiện hơn để chuẩn bị cho môi trường mới đó là chuyện tiểu học.

Vì hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo giúp trẻ phát triển toàn diện về ngôn ngữ tư duy trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ nên tôi đã chọn và đi sâu nghiên cứu đề tài Sáng kiếm kinh nghiệm rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn trong giờ hoạt động góc ở trường mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

* Ưu điểm:

– Phòng có diện tích rộng rãi nên việc bố trí các góc sắp xếp hợp lý, tạo thuận lợi cho trẻ khi tham gia chơi.

– Đồ dùng, đồ chơi ở các góc đa dạng về chủng loại, số lượng, nguyên vật liệu hấp dẫn trẻ.

– Giáo viên nắm vững phương pháp tổ chức.

– Trẻ ngoan, có nề nếp trong các hoạt động, khả năng nhận thức tốt.

* Hạn chế:

– Có một số góc chơi tập trung quá nhiều trẻ tham gia nên khó khăn cho việc điều hành và tổ chức của cô.

– Mô tả bản chất của sáng kiến:

* Giải pháp 1: Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực khả năng hoạt động vui chơi của trẻ

Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi đã tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé dán, nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã tạo ra nên trẻ rất thích thú.               

          Qua đó, giờ học trẻ nào cũng hào hứng, không gò bó mà vẫn đạt kết quả cao mà lại phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ. Trẻ hăng hái khi chơi;

           Kết quả: Giải pháp này đã xây dựng được môi trường lớp học thân thiện, phù hợp, kích thích trẻ hoạt động sáng tạo, tư duy trong các hoạt động vui chơi.  Đây là điểm mới so với cách thực hiện trước đây.

* Giải pháp 2: Chú ý rèn nền nếp, thói quen cho trẻ

                Đưa trẻ vào nề nếp bằng cách động viên khích lệ nêu gương những trẻ ngoan có nề nếp, để trẻ học theo tham gia vào hoạt động của cô hình thành và phát triển nhân cách tốt cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ vững vàng và tự tin hơn. Muốn thực hiện những mục tiêu trên thì vấn đề rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ  phải được chú trọng thường xuyên liên tục.

So với khi chưa áp dụng giải pháp này, trẻ hoạt động vui chơi còn thụ động; đồ đạc sắp đặt không ngăn nắp thông qua việc phân công và khích lệ kịp thời của cô.

Khi áp dụng các biện pháp trên vào lớp mình dạy tôi cảm thấy thực sự hiệu quả, đã hình thành được thói quen tự giác, nền nếp cho trẻ.

* Giải pháp 3: Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm

            Trong tất cả các giờ học cho trẻ tự thực hiện, cô chỉ là người hướng dẫn gợi mở cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ sáng tạo, thể hiện ý muốn của mình, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật, hiện tượng, tình huống… Khi đó trẻ sẽ được thỏa sức sáng tạo thông qua hoạt động cá nhân của từng trẻ để lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng không gò bó, áp đặt.

Kết quả, trẻ vui vẻ, tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động chơi. Đây thực sự là điểm mới so với cách tổ chức thực hiện trước kia, đã thực sự phát huy tính chủ động, tự tin cho trẻ. Thông qua đó tôi phát hiện ra những năng lực cá nhân của từng trẻ để có những điều chỉnh phù hợp nhằm phát huy cao nhất ở trường của từng trẻ.

* Giải pháp 4: Tận dụng các nguyên vật liệu, phế liệu dạy trẻ làm đồ chơi

Tận dụng các nguyên vật liêu sẵn có từ thiên nhiên, dễ tìm, phế liệu không sử dụng từ gia đình như: chai nhựa, lon bia, hộp giấy… Nguyên vật liệu phải đảm bảo an toàn (không sắc nhon, không độc hại…), nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương.

Cách làm này góp phần nâng cao khả năng sáng tạo, tư duy cho trẻ rất hiệu quả; đã hình thành ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường cho trẻ, giúp trẻ hứng thú hơn khi thực hiện các trò chơi.

* Giải pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ

– Để nâng cao khả năng sáng tạo, tư duy cho trẻ trong mọi hoạt động chơi và tăng cường nhiều hình ảnh, tài liệu hấp dẫn trẻ. Tôi thường xuyên sưu tầm và chụp các hình ảnh bên ngoài, trên mạng các video nhạc, các video tận dụng đồ dùng, đồ chơi tự tạo phù hợp với trẻ cho trẻ quan sát và tìm hiểu.

* Giải pháp 6: Sự phối kết hợp giữa giáo viên với phụ huynh.

Để thực hiện tốt công tác phối kết hợp với các bậc phụ huynh, tôi đã thực hiện công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về nội dung chương trình học chăm sóc giáo dục trẻ.

  Bằng các hình thức tuyên truyền và phối hợp, phụ huynh đã gắn bó hơn  với trường lớp, hỗ trợ rất nhiều trong việc hình thành các thói quen cho trẻ khi thực hiện các trò chơi sáng tạo

Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh, có không gian vui chơi đảm bảo; giáo viên phải có tính kiên trì, khả năng bao quát và sự phối hợp của nhóm tham gia áp dụng.

– Những thông tin cần bảo mật (nếu có): Không có.

  – Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giải pháp này đãgây được ấn tượng sâu sắc với trẻ nên sản phẩm của trẻ sẽ có nhiều điểm sáng tạo, vã cũng là điểm mới trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ.

– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến cùa tác giả:

Sau khi thực hiện so với đầu năm khi áp dụng vào việc giảng dạy cho trẻ phát triển tính tích cực trong hoạt động vui chơi ta thấy được:

 – Trẻ nhanh nhẹn, năng động, hồn nhiên, tự tin hơn, khả năng sáng tạo, tư duy của trẻ được nâng cao. Trẻ biết thỏa thuận, nhường nhịn bạn, biết giao lưu chia sẻ với các bạn.

– Trẻ được mạnh dạn nêu ý kiến, phát biểu ý kiến rồi thực hiện.

– Trẻ được trải nghiệm, khám phá nhiều hơn,…nhưng trẻ lại được thoải mái, không bị áp đặt. Ta có thể thấy rõ qua bảng đánh giá sau:

TTTNội dungTrước khi áp dụngSau khi áp dụngSo sánh
11Thảo luận, chia nhóm, trước khi chơi13/19=68,42%19/19=100%Tăng 31.58 %
22Trẻ hiểu được cách chơi12/19=63,15%18/19=94,73%Tăng 31.58 %
23Trẻ hứng thú chơi13/19=68,42%19/19=100%Tăng 31.58 %
24Trẻ sáng tạo trong khi chơi12/19=63,15%18/19=94,73%Tăng 31.58 %
5Phát triển ngôn ngữ, giao tiếp13/19=68,42%19/19=100%Tăng 31.58 %