Giải pháp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi bước vào lớp 1 tại trường Mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

Lượt xem:

Đọc bài viết

1. Tình trạng giải pháp đã biết

Trong những năm gần đây việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 mặc dù đã được giáo viên và các bậc phụ huynh quan tâm và cũng đã đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên trong thực tế vẫn còn nhiều hạn chế như: nhận thức của trẻ không đồng đều, một số trẻ còn nhút nhác, thiếu tự tin trước đám đông, không chú ý trong các hoạt động; vẫn còn có trẻ do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, không đến lớp tham gia học tập được còn phần đa số trẻ bố mẹ đi làm ăn xa ở với ông bà nên trẻ đi học còn chưa đều hoặc có một số phụ huynh do bận nhiều công việc nên chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của trẻ.

Ở tuổi Mầm non, đối với trẻ mẫu giáo lớn sắp vào lớp 1, chuẩn bị bước sang một bước ngoặc vô cùng quan trọng đối với trẻ, vì trẻ đang sống trong một môi trường được sự chăm lo chu đáo của các cô giáo Mầm non giống như người mẹ thứ hai. Chuyển sang giai đoạn hoàn toàn mới một cách đột ngột trẻ sẽ khó thích nghi. Chế độ học tập đã có sắp xếp, có hoạch định, tất cả mọi hoạt động đều dưới sự chỉ đạo của thầy cô. Trẻ có thích nghi hay không? Thất bại hay thành công là từ bước đầu ở lớp 1, lớp nền tảng của bậc Tiểu học, lần đầu tiên trẻ đến trường tiểu học có nhiều ảnh hưởng rất lớn về tâm lý của trẻ, làm thế nào để vượt qua giai đoạn này? Và giúp trẻ có thể hoà nhập với một môi trường mới của bậc tiểu học. Người giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi đóng vai trò quyết định trong việc giúp trẻ chuẩn bị tốt trước khi vào lớp1.

Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi bước vào lớp 1 tại trường Mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang” để nghiên cứu và thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, chuẩn bị những hành trang tốt nhất để trẻ tự tin vững bước vào lớp 1.

* Ưu điểm:

– Ban giám hiệu nhà trường luôn quam tâm chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình, đầu tư đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy.

– Bản thân có đạt chuẩn trình độ chuyên môn, luôn nhiệt huyết với nghề, thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn để giáo dục trẻ một cách hiệu quả nhất. Bản thân luôn chú trọng giáo dục những kỹ năng cần thiết cho trẻ

– Luôn đựơc sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của Ban giám hiệu nhà trường.

– Trẻ hoạt bát, tích cực sôi nổi khi tham gia các hoạt động. Đa số trẻ được học qua các độ tuổi lớp dưới nên cũng đã nhận biết được chữ cái và chữ số.

–  Được sự quan tâm và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. Đa số phụ huynh đều quan tâm chăm sóc giáo dục con nên rất thuận lợi trong việc tuyên truyền kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường.

* Hạn chế:

– Lớp có trẻ bị suy dinh dưỡng nên về mặt thể lực trẻ sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn trong tham gia vui chơi, học tập cùng các bạn.

– Một số trẻ chưa học qua lớp mẫu giáo nhỡ nên việc tiếp thu kiến thức còn chậm.

– Nhận thức của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ trong lớp còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn trong giao tiếp.

– Trẻ phát âm chưa rõ, việc sử dụng ngôn ngữ còn hạn chế. Đôi khi trẻ còn diễn đạt chưa mạch lạc, rõ ràng ý kiến của mình.

– Một số trẻ chưa biết được các kỹ năng học tập cơ bản.

– Phụ huynh chưa hiểu rõ việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1.

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

2.1 Mục đích của giải pháp:

 Vào một giai đoạn chuyển giao từ bậc mầm non lên lớp 1 thì trẻ sẽ gặp phải rất nhiều điều mới, lạ lẫm như trường mới, bạn bè, thầy cô mới…Theo đó, trẻ sẽ bắt đầu bước vào các hoạt động học tập chính thức của đời mình. Để thấu hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong độ tuổi này thì giáo viên, phụ huynh cần phải quan tâm đến trẻ nhiều hơn, chủ động trong việc đưa ra các định hướng học tập cho bé và đồng hành cùng bé trong giai đoạn đổi mới quan trọng này. Chúng ta ai cũng thấu hiểu rằng mầm non là nền móng vững chắc để tiến lên những bậc thang cao hơn trong việc học. Thế nên trẻ cần phải được chuẩn bị tâm lý tốt nhất để hoàn toàn tự tin bước vào bậc tiểu học.

Việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 giúp trẻ có kiến thức phổ thông để vào lớp 1 không chỉ yêu cầu trẻ nhận biết thành thạo 29 chữ cái, đếm thành thạo trong phạm vi 10 mà quan trọng hơn cả là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1, cần hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

2.2 Nội dung giải pháp:

2.2.1 Giải pháp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi bước vào lớp 1 tại trường Mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang

– Giải pháp 1: Chuẩn bị về thể lực

– Giải pháp 2: Chuẩn bị về mặt phát triển trí tuệ

– Giải pháp 3: Chuẩn bị về tình cảm xã hội

– Giải pháp 4: Chuẩn bị về ngôn ngữ

– Giải pháp 5: Chuẩn bị một số kỹ năng cần thiết của hoạt động học tập và tinh thần

– Giải pháp 6: Phối hợp với phụ huynh để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1

3. Khả năng áp dụng của giải pháp

          Giải pháp này được áp dụng tại lớp Lá 4 Trường Mẫu giáo Bình Minh đã đạt được kết quả tốt trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Giải pháp này nhân rộng ở phạm vi các đơn vị bạn trong toàn huyện đạt hiệu quả cao.

4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp

– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):

+ Qua áp dụng các giải pháp bản thân tôi nhận thấy trẻ có nhiều tiến bộ rõ rệt. Trẻ hứng thú, tích cực học tập và tiếp thu kiến thức nhanh chóng, khả năng hoạt động của trẻ được tốt hơn, có sự bền bỉ, dẻo dai hơn. Trẻ mạnh dạn, tự tin, có ý thức tham gia các hoạt động của lớp, của trường, có những kiến thức và kỹ năng cơ bản cho việc học tập. Có ý thức tự phục vụ bản thân, tự làm một số việc vừa sức. Chấp hành tốt nội quy và quy định của lớp. Vốn từ ngữ của trẻ phong phú hơn, biết diễn đạt một cách mạch lạc. Ngồi học đúng tư thế, biết cách cầm bút, nắm chắc 29 chữ cái và phát âm chuẩn 29 chữ cái. Trẻ thích đi học và có những kỹ năng sống cần thiết.

* Đối với giáo viên: Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi nhận thấy mình được nâng cao hơn về trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy. Đặc biệt là các phương pháp giảng dạy trẻ sáng tạo, linh hoạt, tự tin hơn. Có nhiều kiến thức và hiểu biết thêm về việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Nắm bắt được tâm tư tình cảm của trẻ để có các biện pháp giáo dục phù hợp với tính cách của trẻ. Bên cạnh đó bản thân còn sáng tạo được nhiều đồ dùng đồ chơi đa dạng, phong phú để hấp dẫn trẻ theo từng chủ đề trong năm học.

* Đối với phụ huynh: Nhận thức được ý nghĩa của việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là một vấn đề cấp bách và cần thiết. Phụ huynh hiểu rõ và không còn nôn nóng cho con đi học trước chương trình lớp 1. Phụ huynh rất tin tưởng và phối hợp cùng giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.