Giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 tuổi thông qua hoạt động đọc thơ, có hiệu quả ở lớp chồi 4 tại trường Mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
Lượt xem:
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 tuổi nói riêngđược xem là mục tiêu quan trọng hàng đầu của chương trình giáo dục mầm non. Bởi vì ngôn ngữ là phương tiện để trẻ có thể trao đổi, giao tiếp với nhau trong các hoạt động vui chơi hàng ngày và trong học tập. Việc phát triển ngôn ngữ giúp cho trẻ có thể bày tỏ và thể hiện những suy nghĩ, mong muốn, hoặc những nguyện vọng bằng lời nói với người khác một cách rõ ràng, mạch lạc. Quan trọng hơn thông qua ngôn ngữ có thể giáo dục trẻ một cách toàn diện để tạo nên những công dân có ích cho xã hội. Tuy phát triển ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với trẻ nhưng trong thực tế ở mỗi lớp học 4 tuổi vẫn còn nhiều trẻ chưa đạt được yêu cầu về phát triển ngôn ngữ.
Xuất phát từ tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với trẻ, bản thân là giáo viên mầm non, hàng ngày, ngoài những hoạt động giao tiếp như trò chuyện, tập kể chuyện, cho trẻ nghe nhạc thì dạy trẻ 4 tuổi đọc thơ cũng là một trong những hình thức để góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Chính vì vậy, tôi đã suy nghĩ, trăn trở về làm cách nào để trẻ thích đọc thơ và hứng thú khi đọc thơ nên từ đó toi đã đề xuất giải pháp: “Giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 tuổi thông qua hoạt động đọc thơ, có hiệu quả ở lớp chồi 4 tại trường Mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang”
Trong quá trình tổ chức thực hiện giải pháp của năm học 2022-2023, tôi đã rút ra được những ưu điểm và hạn chế như sau:
* Ưu điểm:
– Cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động để hình thành kỹ năng tư duy cho trẻ.
– Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện giúp đở về đồ dùng dạy học và phân bổ thời gian giảng dạy hợp lí.
– Hoạt động của tổ chuyên môn luôn linh hoạt sáng tạo, luôn tạo điều kiện để giáo viên được chia sẻ kinh nghiệm về việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ.
*Hạn chế:
– Nhiều gia đình không đủ điều kiện kinh tế, phải đi làm ăn xa, trẻ ở nhà với ông bà nên không có người trò chuyện những khi không đến lớp. Những trẻ có cha mẹ ở gần nhưng cũng ít trò chuyện, đọc sách, đọc thơ, kể chuyện với con mà thường cho trẻ chơi điện thoại để có thời gian đi làm việc nhà.
-Trẻ ở nông thôn nên khi đến trường các cháu thường nhút nhát, rụt rè, không chịu tham gia vào các hoạt động học nhất là hoạt động đọc thơ. Trẻ sợ đọc thơ, không thích đọc thơ mỗi khi giáo viên gọi đến.
– Trẻ ở lứa tuổi lớp chồi các em chỉ thích ca hát, vui chơi nên chưa cảm thụ được thơ ca nên khi tổ chức cho trẻ học về thơ thường là đọc cho có.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích của giải pháp:
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi mầm non giúp hình thành cho trẻ những năng lực ngôn ngữ cần thiết như nghe và phát âm. Đồng thời luyện tập khả năng sử dụng từ ngữ, cách sử dụng câu để nói năng được mạch lạc, rõ ràng. Bên cạnh đó cần trang bị cho trẻ kĩ năng tiền đọc viết để sẵn sàng vào bậc Tiểu học.
Thơ rất dễ đi vào lòng người nên từ hoạt động đọc thơ, yêu thích đọc thơ, có nhu cầu đọc thơ và mỗi trẻ đến với việc đọc thơ bằng những rung động đầu đời nhất. Từ việc đọc thơ nên ngôn ngữ nghệ thuật trẻ phát triển tốt hơn, trẻ tự tin, nói lưu loát, rành mạch hơn.
2.2. Nội dung giải pháp:
2.2.1. Nội dung giải pháp chính:
– Giải pháp 1: Phối hợp với phụ huynh để có biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở nhà.
– Giải pháp 2: Tổ chức linh hoạt, đa dạng hình thức và phương pháp dạy học sinh đọc thơ để cho trẻ thích và yêu thơ.
– Giải pháp 3: Tổ chức cho trẻ cảm nhận văn học thông qua hoạt động đọc thơ.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Giải pháp này đã áp dụng có hiệu quả tại trường Mẫu giáo Bình Minh và có thể đưa vào áp dụng nhân rộng cho các trường khác trong huyện nhằm gây hứng thú trong hoạt động học thơ cho trẻ
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp
Sau thời gian áp dụng giải pháp, trẻ có thể tự làm những việc đơn giản mà không cần sự trợ giúp của phụ huynh .
– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: Giải pháp này đã được áp dụng ở lớp mẫu giáo 4-5 tuổi, Trường Mẫu giáo Bình Minh, đã đạt được kết quả tốt trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ tại lớp Chồi 4. Giải pháp mang lại cho giáo viên nhiều kiến thức về việc chăm sóc và giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non. Bên cạnh đó, giải pháp còn mang đến những cái mới cho bản thân tôi cũng như những đồng nghiệp trong trường về việc xây dựng, tổ chức và thực hiện việc chăm sóc và giáo dục trẻ.