Giải pháp nâng cao kỹ năng về lòng yêu thương biển đảo cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp Lá 5, trường Mẫu giáo Bình Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Giang.

Lượt xem:

Đọc bài viết

         1. Tình trạng giải pháp đã biết:

          Đối với lứa tuổi Mầm non, nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo được đưa vào dạy trẻ lồng ghép thông qua các hoạt động. Tuy nhiên, nhận thức của trẻ về biển đảo còn rất mơ hồ, trẻ chưa từng được tiếp xúc, chưa hiểu rỏ hết về tên gọi củng như vị trí địa lý, đặc điểm của biển đảo, tài nguyên của biển đảo đối với con người. Việc cung cấp kiến thức về biển và hải đảo cho trẻ là rất khó thực hiện vì tâm lý trẻ mầm non rất dể mau quên, đa số trẻ đều sinh sống ở vùng đồng bằng nằm cách xa biển nên ít có cơ hội để tiếp xúc với biển. Biển đảo Việt Nam là một món quà vô giá mà tạo hóa đã ban cho đất nước ta gồm có hàng nghìn hòn đảo, quần đảo khác nhau và có ý nghĩa rất lớn đối với đất nước. Cùng với đó là rất giàu về tài nguyên, khoáng sản và hải sản. Hiện nay, vấn đề về biển đảo đang là đề tài nóng, rất phức tạp mà toàn xã hội đang rất quan tâm để dành chủ quyền biển đảo quê hương. Cho nên, chúng ta cần tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, nhân dân và đặc biệt là lớp trẻ, các bậc học mầm non về tình yêu thương biển đảo. Là giáo viên đang trực tiếp giáo dục trẻ, đặt những viên gạch đầu tiên cho những thế hệ tương lai của đất nước. Tôi nhận ra một điều rằng trong công việc của mình là cần phải có trách nhiệm giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo cho trẻ. Để làm được điều đó cần trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng về biển đảo. Trẻ Mầm non là những lực lượng hùng hậu cho thế hệ mai sau nên cần phải giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ, có được tình yêu thì trẻ sẽ có ý thức bảo vệ và giữ gìn biển đảo sau này. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao kỹ năng về lòng yêu thương biển đảo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mẫu giáo Bình Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Giang”

         * Ưu điểm:      

          – Được sự quan tâm giúp đỡ và hỗ trợ kịp thời từ Ban giám hiệu nhà trường góp ý cho tiết dạy nhằm đưa ra phương pháp hiệu quả nhất để giáo viên lựa chọn, tích lũy kinh nghiệm trong giảng dạy.

          – Được trang bị mạng lưới wifi, đồ dùng dạy học, đồ chơi để việc dạy và học cho các cháu một cách tốt hơn.

          – Chương trình giáo dục hiện hành có những thay đổi, thuận lợi cho bản thân tôi linh hoạt lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ phù hợp với tình  hình  thực tế của địa phương. Tạo cho trẻ phát triển kỹ năng ở mọi lúc, mọi nơi. Tài liệu hướng dẫn đảm bảo, theo chương trình giáo dục Mầm non mới.

         – Trẻ trong một lớp ở cùng độ tuổi nên dễ tổ chức hoạt động. Đây là một tiền đề thuận lợi cho việc tổ chức phát triển hoạt động cho trẻ.

         * Hạn chế:   

          – Bên cạnh những mặt thuận lợi, lớp cũng có một số khó khăn, lớp có số lượng trẻ đông. Khi tổ chức hoạt động giáo viên gặp một số khó khăn như:

         – Tâm lý trẻ rất mau quên, nhút nhát, nhận thức chậm, một số trẻ còn thụ động trong giờ học

         – Trẻ sinh ra ở vùng đồng bằng ít tiếp xúc với biển nên biểu tượng về biển còn rất hạn chế.

         – Một số phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ, hầu như mọi việc đều giao phó cho giáo viên nên sự phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên chưa được tốt.

       2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

       2.1. Mục đích của giải pháp:

        – Mục tiêu tổng quát: Giúp trẻ 5-6 tuổi hiểu về biển đảo của quê hương từ đó giúp trẻ có kỹ năng về lòng yêu thương biển đảo để trẻ phát triển toàn diện hơn và có ý thức giữ gìn và bảo vệ vùng lãnh thổ sau này.

         – Mục tiêu cụ thể: Đối với trẻ mầm non, hình ảnh biển đảo là gì đó với trẻ rất xa xôi, vì những gì gắn bó với trẻ là tình yêu thương gia đình.. những gì thân thuộc xung quanh trẻ. Nếu chúng ta không truyền đạt kiến thức về biển đảo cho trẻ ngay từ bây giờ thì trẻ sẽ không hình dung ra được những khái niệm về đảo? Tại sao gọi là đảo? Trên đảo có những gì? Tại sao phải yêu mến biển đảo? Những câu hỏi đặt ra cho trẻ hiểu hơn về biển, củng như gây sự tò mò thích khám phá ở trẻ, khơi gợi sự học hỏi ở trẻ. Từ đó giáo dục trẻ về lòng yêu thương biển đảo và

        2.2. Nội dung giải pháp: Từ những nhận thức của trẻ về tài nguyên và biển đảo còn rất mơ hồ, trẻ chưa từng được tiếp xúc, chưa hiểu rỏ hết về tên gọi củng như vị trí địa lý, đặc điểm nổi bật của biển đảo, tài nguyên của biển đảo đối với con người. Từ những hạn chế đầu năm, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ làm cách nào để giúp trẻhiểu sâu hơn về biển đảo và truyền đạt kiến thức cho trẻ về tình yêu sâu sắc đối với biển đảo, đối với vùng lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc thân yêu của chúng ta. Bằng kiến thức và kinh nghiện giảng dạy của tôi, tôi đã đề ra giải pháp giúp trẻ như sau:

       2.2.1. Nội dung áp dụng sáng kiến gồm có 4 giải pháp

      Giải pháp 1: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ     

      Giải pháp 2: Lồng ghép nội dung giáo dục về tình yêu biển đảo quê hương cho trẻ thông qua các hoạt động:

     Giải pháp 3: Sưu tầm truyện, thơ ca, hò vè, các bài hát có nội dung giáo dục về tình yêu, giữ gìn, bảo vệ biển, hải đảo để dạy trẻ

      Giải pháp 4: Kết hợp tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tài nguyên và môi trường biển đảo

    3. Khả năng áp dụng của giải pháp:

       Giải pháp này đã được áp dụng ở lớp mẫu giáo 5 tuổi Trường Mẫu Giáo Bình Minh  đã đạt được kết quả tốt trong việc giáo dục trẻ về tình yêu biển đảo thông qua các hoạt động học, khám phá và vui chơi. Giải pháp này muốn được nhân rộng ở phạm vi các đơn vị bạn trong toàn huyện.

    4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp

      Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

     Trẻ hứng thú tự tin và tích cực trong các tiết học làm quen với công nghệ thông tin

     Vận dụng được các giải pháp này vào tiết học còn giúp trẻ tinh thần đoàn kết, yêu thương với bạn bè trong lớp

      Tận dụng được những vật dụng tái tạo không những làm trẻ thích thú mà còn giúp giảm bớt kinh phí của nhà trường.

      Giáo viên sẽ hứng thú khi tổ chức cho trẻ tìm hiểu các hoạt động thông qua “học mà chơi, chơi mà học”

      Phụ huynh có sự quan tâm tới việc học của con và tích cực hợp tác cùng cô để cho trẻ thoải mái vui chơi và học tập