Giải pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát triển kỹ năng giao tiếp trong hoạt động vui chơi tại lớp Lá 3, Trường Mẫu giáo Bình Minh, xã Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên giang, năm học 2023-2024.
Lượt xem:
Như chúng ta đã biết thì ngôn ngữ là công cụ giao tiếp rất quan trọng trong đời sống hằng ngày và không thể thiếu đối với chúng ta, kỷ năng giao tiếp là hành động truyền tải ý đồ, ý tứ của một chủ thể, có thể là một cá thế hay một nhóm, tới một chủ thể khác thông qua việc sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng và quy tắc giao tiếp mà cả hai cùng hiểu. Đối với trẻ 5-6 tuổi nhu cầu về ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn này là rất lớn. Trẻ khao khát được tìm hiểu về thế giới xung quanh, mong muốn được thể hiện mình, được thể hiện những hiểu biết mà mình có nhưng không phải trẻ nào cũng biết cách thể hiện vì kỹ năng giao tiếp và vốn từ của trẻ còn hạn chế. Vì vậy, nếu giáo viên không tìm ra những phương pháp mới nhằm tạo ra sự hứng thú cho trẻ và giúp trẻ cảm nhận được lợi ích của việc phát triển kỹ năng giao tiếp thì sẽ dễ dàng khiến trẻ nhàm chán, không muốn tham gia vào các hoạt động mà cô đưa ra. Thông qua quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ, cô có thể tạo cho trẻ hứng thú tìm hiểu về thế giới xung quanh, tri giác các sự vật, hiện tượng. Nhờ đó, mà kích thích sự tò mò, kích thích sự ham hiểu biết của trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy và phát triển thế giới quan cho trẻ. Tránh được sự thụ động, chứng tự kỷ khi trẻ không thể hòa nhập với mọi người xung quanh.
1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Năm học 2023-2024 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi tại lớp lá 3, điểm chính của trường Mẫu giáo Bình Minh, được nhà trường tin tưởng, phân công xây dựng lớp điểm cho khối mẫu giáo. Tôi đã áp dụng giải pháp ngay tại lớp, với tổng số trẻ trong lớp là 26, lớp có 10 cháu đã học qua lớp mẫu giáo nhỡ còn 16 cháu chưa được học qua lớp MG nhỡ; Giải pháp được áp dụng ngay từ đầu năm học 2023-2024 và sẽ tiếp tục thực hiện ở những năm tiếp theo.
* Thuận lợi:
Ngay từ khi nhận lớp tôi đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và đầu tư về cơ sở vật chất.
Giáo viên có tuổi đời trẻ, ham học hỏi, tích cực nâng cao trình độ chuyên môn, yêu nghề mến trẻ, sống đoàn kết hoà đồng với chị em đồng nghiệp.
Luôn được sự hướng dẫn, chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng giáo dục và Ban giám hiệu.
Trẻ lớp tôi khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có tỷ lệ suy dinh dưỡng và thấp còi thấp, trẻ rất ham học hỏi, thích khám phá những điều mới lạ từ cuộc sống hàng ngày.
Một số trẻ đã học qua lớp mẫu giáo nhỡ nên đã có kiến thức và kỹ năng nhất định.
Phụ huynh học sinh các cháu nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi và trò chuyện vui vẻ đến con, nhiệt tình ủng hộ giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
* Khó khăn:
Có một số góc chơi thường tập trung quá nhiều trẻ tham gia nên khó khăn cho việc tổ chức và điều hành của cô.
Có nhiều cháu quá hiếu động nên trong quá trình chơi chưa tích cực đến tiến trình hoạt động.
Hầu hết trẻ trong lớp được cha mẹ cưng chiều nên có một số trẻ còn nghịch ngợm, chơi với bạn thiếu an toàn, làm ảnh hưởng đến các hoạt động trong ngày và sự an toàn của các cháu.
Nhiều trẻ chưa có kỹ năng nghe hiểu, thiếu tự tin trong giao tiếp; Trẻ còn rụt rè, chưa biết lắng nghe và chia sẻ với người khác, kỹ năng lễ giáo còn thấp.
Một số phụ huynh của lớp do làm kinh tế nên ít quan tâm đến con em mình mà phó mặc sự chăm sóc giáo dục con cho ông bà và cô giáo. Còn có phụ huynh nhận thức về giáo dục rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho trẻ là không quan trọng mà chỉ là phụ, không quan tâm việc đến trường con mình được học những gì mà chỉ gửi con để đi làm…
Do vậy tôi đã tiến hành khảo sát trên 26 cháu trong lớp và kết quả như sau:
Tên hoạt động | Trước khi áp dụng giải pháp | |
Số trẻ | Tỷ lệ % | |
Trẻ có kỹ năng hiểu lời nói | 9/26 | 34.6% |
Trẻ nhút nhát, ngại giao tiếp | 18/26 | 69.2 % |
Trẻ có kỹ năng lắng nghe và chia sẻ | 10/26 | 38.5% |
Trẻ có kỹ năng lễ giáo | 15/26 | 57.7% |
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích của giải pháp (để giải quyết vấn đề gì):
– Mục tiêu tổng quát: Nhằm giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp trong hoạt động vui chơi, giúp trẻ có thêm kiến thức về cách ứng xử khi giao tiếp với người lớn, cô giáo, với bạn bè và mọi người xung quanh.
– Mục tiêu cụ thể: Giúp trẻ trong lớp có thêm kiến thức về cách ứng xử trong giao tiếp với cô giáo, với bạn bè, với người lớn và mọi người xung quanh, linh hoạt trong các tình huống xử lý các tình huống hằng ngày của trẻ từ đó giáo dục hành vi và thói quen trong giao tiếp cho trẻ.
2.2. Nội dung giải pháp:
2.2.1. Nội dung: Để thực hiện đúng phương pháp và có cách dạy đảm bảo phù hợp với đặc thù của bộ môn nghệ thuật cho lứa tuổi mầm non, đồng thời có thể tiến hành cách dạy có hiệu quả tốt nhất tôi đặt ra một số giải pháp sau:
+ Giải pháp 1: Tạo môi trường hấp dẫn, lôi cuốn trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp.
+ Giải pháp 2: Giao tiếp của cô với trẻ và cách hướng dẫn trẻ trong quá trình chơi.
+ Giải pháp 3: Rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.
+ Giải pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Giải pháp được thực hiện tại lớp 5-6 tuổi trong trường Mẫu giáo Bình Minh năm học 2023-2024 và đạt hiệu quả cao, giải pháp được áp dụng cho toàn khối mẫu giáo 5-6 tuổi ở đơn vị trường và có thể nhân rộng đến các đơn vị bạn trong toàn huyện, toàn tỉnh.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
* Hiệu quả kinh tế:
Ít tốn chi phí, dễ thực hiện cho trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp.
Có thể giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, giúp trẻ phát triển được các kỹ năng giao tiếp của mình. Từ đó nâng cao kết quả lĩnh hội kiến thức.
* Hiệu quả xã hội:
Có thể tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có để tạo môi trường và trò chơi cho trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp ngày càng tiến bộ hơn.