Giải pháp giúp phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động tạo hình ở lớp Chồi 2, trường Mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

Lượt xem:

Đọc bài viết

1. Tình trạng giải pháp đã biết:

Trong chương trình giáo dục mầm non, phát triển thẩm mĩ là một loại hình nghệ thuật phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng, phong phú và hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo. Ở độ tuổi này, cùng với sự hoàn thiện về nhận thức, trẻ cũng không ngừng sáng tạo. Chúng ta có thể sử dụng nhiều hoạt động để phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Thực hiện theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm nhằm giúp trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào mọi hoạt động, lúc này trẻ đóng vai trò trung tâm, trẻ được tự do thể hiện khả năng của mình, thể hiện ý tưởng sáng tạo khi tham gia hoạt đồn cùng bạn. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, theo dõi, quan sát trẻ, không áp đặt trẻ. Có thể nói, hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động có thể giúp trẻ thỏa sức sáng tạo, thể hiện những gì mình thích qua từng nét vẽ, từng thỏi đất nặn, giấy màu, chiếc lá, những loại màu sắc khác nhau hay những nguyên vật liệu mở: lá cây, vỏ trứng, viên sỏi, hột hạt, bìa cartoon,… Qua hoạt động này, trẻ có thể tạo ra sản phẩm mang đậm phong cách riêng của mình. Thông qua tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và cải tạo thể giới riêng của mình. Hoạt động tạo hình còn phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kĩ năng cơ bản.

          * Ưu điểm:  

– Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên.

– Trẻ được học theo đúng độ tuổi và thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non mới của Bộ GD&ĐT.

– Phòng học rộng rãi, thoáng mát, dễ tạo các góc mở. Khuôn viên trường thoáng mát, sáng, xanh, nhiều cây cảnh, góp phần rất lớn trong việc làm giàu biểu

tượng, cũng như giàu cảm xúc tạo hình cho trẻ.

– Bản thân là giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Có khả năng tạo hình tốt, biết định hướng, chọn đề tài phù hợp, kích thích trí tưởng tượng và khơi dậy khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình.

*Hạn chế:

– Một số trẻ mới nên còn nhút nhát, thiếu tự tin, khả năng cầm bút để vẽ và tô màu còn hạn chế.

– Việc tổ chức các giờ hoạt động chung còn hạn chế, nặng nề về kết quả sản phẩm, ít tạo điều kiện cho trẻ phát huy tính sáng tạo, chưa gây được hứng thú cho trẻ còn áp đặt trẻ theo khuôn mẫu, chưa biết tận dụng môi trường xung quanh để làm giàu các biểu tượng cho trẻ.

– Sự phối hợp giữa hoạt động tạo hình và các hoạt động khác trong ngày chưa logic và chưa phong phú, đa dạng về hình thức dẫn đến việc trẻ không có cơ sở để sáng tạo và tích cực hoạt động.

– Một số phụ huynh chưa nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động tạo hình dẫn đến việc tạo điều kiện phối kết hợp với nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ chưa cao.

Nhận thức được điều đó, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ để tìm ra biện pháp và hình thức để gây hứng thú khi tham gia vào hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi tại lớp mình phụ trách, chính vì vậy tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm là “Giải pháp giúp phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động tạo hình ở trường Mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang”.

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

2.1. Mục đích của giải pháp:

– Mục tiêu tổng quát: đánh giá thực trạng trong công tác giảng dạy môn hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi ở lớp Chồi 2 trường Mẫu giáo Bình Minh, đồng thời đưa ra được những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong việc tổ chức cho trẻ phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình nhằm giúp trẻ biết cảm nhận cái đẹp, trẻ cũng tìm ra những quy chuẩn về cái đẹp theo sự hiểu biết của cá nhân trẻ.

– Mục tiêu cụ thể: tìm cách vận dụng các phương pháp, các quá trình, các hoạt động, kỹ năng trong hoạt động tạo hình vào bài dạy mà thông qua đó có thể giúp cho trẻ được hình thành kỹ năng cắt, dán, xé, nặn, tô màu một cách tốt nhất, để đạt được kết quả cao trong sự phát triển thẩm mĩ. Qua đề tài, giúp cho giáo viên và phụ huynh có thêm kiến thức, kỹ năng, có những định hướng phù hợp cho trẻ yêu quý cái đẹp, bảo vệ các sản phẩm làm ra từ cái đẹp thông qua quá trình giảng dạy và chăm sóc. Tìm ra được những biện pháp hiệu quả nhất nhằm giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình. 2.2. Nội dung giải pháp

2.2.2. Triển khai giải pháp Để giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo thông qua hoạt động tạo hình thì việc xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp với trẻ và xây dựng môi trường lớp học sáng tạo, có nhiều nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động là việc rất cần thiết. Bên cạnh đó, việc kích thích khả năng tạo hình cho trẻ mọi lúc, mọi nơi nhằm giúp trẻ sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy giúp mở mang thêm nhiều biểu tượng về cái đẹp, từ đó trẻ phát huy được tính sáng tạo trong tạo hình. Việc phối kết hợp với các bậc phụ huynh trong việc phát triển khả năng tạo hình cho trẻ cũng là điều không thể thiếu, bởi không chỉ việc học tập ở trường, mà gia đình mới chính là cái nôi giúp trẻ phát triển. Tuy nhiên, việc tổ chức các giờ hoạt động chung còn hạn chế, nặng nề về kết quả sản phẩm, ít tạo điều kiện cho trẻ phát huy tính sáng tạo, chưa gây được hứng thú cho trẻ còn áp đặt trẻ theo khuôn mẫu, chưa biết tận dụng môi trường xung quanh để làm giàu các biểu tượng cho trẻ. Một số phụ huynh chưa nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động tạo hình dẫn đến việc tạo điều kiện phối kết hợp với nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ chưa cao.

3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Giải pháp này được áp dụng ở lớp mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường Mẫu giáo Bình Minh đã đạt kết quả tốt trong hoạt động tạo hình cho trẻ. Giải pháp này có thể nhân rộng ra áp dụng ở các đơn vị bạn trong toàn huyện.

          4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp.

– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sau khi thực hiện các giải pháp trên tôi thấy trẻ lớp tôi ngày càng hứng thú và tích cực tham gia hoạt động tạo hình. Qua một thời gian tiến hành và sửa đổi theo nhiều cách khác nhau để tìm ra những hướng tốt nhất cho trẻ khi tham gia tạo hình tôi nhận thấy trẻ đã yêu thích môn tạo hình hơn, hào hứng tích cực tham gia các hoạt động tạo hình. Các kĩ năng vẽ, cắt, xé, dán, nặn, xếp hình đã tiến bộ rất nhiều, trẻ đã biết lựa chọn các nguyên vật liệu theo ý thích và tạo ra các sản phẩm có bố cục cân đối, hài hòa, đẹp mắt, sáng tạo màu sắc tươi sáng hơn. Trẻ đã biết đặt tên cho sản phẩm mình tạo ra, biết nhận xét, giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn