Giải pháp giúp trẻ nhà trẻ (24 – 36 tháng tuổi) phát triển ngôn ngữ thông qua các trò chơi, trường Mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận,tỉnh Kiên Giang, năm học 2023-2024.
Lượt xem:
1.Tình trạng giải pháp đã biết:
– Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 24-36 tháng tuổi ở lớp nhà trẻ trường mẫu giáo Bình Minh.
– Thời gian nghiên cứu: Trong năm học 2023-2024.
– Không gian nghiên cứu: Tại trường mẫu giáo Bình Minh, ấp Bình Minh xã Bình Minh huyện Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang.
Trẻ ở độ tuổi nhà trẻ (24-26 tháng) chủ yếu sử dụng ngôn ngữ nói đẻ giao tiếp và tìm hiểu về thế giới xung quanh và là thời kì vốn từ của trẻ được phát triển. Để trẻ có vốn ngôn ngữ chính xác, rõ ràng, mạch lạc thì cần phải rèn luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ trong giai đoạn này là trẻ hết sức hiếu động, hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo, hoạt động trọng tâm của trẻ. Trong đó trò chơi là một trong những phương tiện quan trọng nhất để phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ và thể lực. Đối với trẻ nhà trẻ, được phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi là biện pháp tốt nhất. Qua trò chơi trẻ sẽ được giao tiếp mạnh dạn hơn, ngôn ngữ cũng lưu loát hơn, vốn từ của trẻ cũng sẽ được tăng lên. Nhận thức được điều đó, là một giáo viên được phân công dạy lớp nhà trẻ ở lứa tuổi 24 – 36 tháng bản thân tôi nhận thấy ở lớp tôi có rất nhiều bé nghe, hiểu tốt nhưng khả năng phát âm và diễn đạt bằng lời còn hạn chế. Vì thế tôi chọn đề tài “Giải pháp giúp trẻ nhà trẻ (24 – 36 tháng tuổi) phát triển ngôn ngữ thông qua các trò chơi, trường Mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận,tỉnh Kiên Giang năm học 2023-2024” để áp dụng các giải pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc hơn thông qua các trò chơi và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại đơn vị.
* Ưu điểm:
Trường Mẫu giáo Bình Minh là một trường đạt chuẩn quốc gia. Trường có khuôn viên rộng, nhiều cây xanh, trang bị đồ dùng, đồ chơi tương đối đảm bảo trong công tác giảng dạy của giáo viên, môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ đáp ứng yêu cầu giáo dục trẻ.
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm động viên tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, các thiết bị đồ dùng đồ chơi đa dạng phong phú, môi trường hoạt động học tập và vui chơi đảm bảo khoa học, phù hợp và hấp dẫn trẻ.
Luôn được sự hướng dẫn chỉ đạo sát sao về chuyên môn và sự quan tâm tạo điều kiện về đời sống tinh thần cùng với chuyên môn trong công tác chăm sóc – nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường được đảm bảo đầy đủ về số lượng và chất lượng với trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, hết sức tận tâm, yêu nghề, mến trẻ.
Bản thân là giáo viên cũng nắm vững được trình độ chuyên môn cùng với lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, cùng với sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, nên cũng có kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt là trẻ nhà trẻ. Được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên đề do trường tổ chức, từ đó tôi nắm vững phương pháp dạy học của từng môn học.
Lớp tôi chủ nhiệm có 21 cháu, các cháu đều học đúng độ tuổi, các cháu đi học thường xuyên và rất ngoan. Trong giờ học, giờ chơi trẻ đều phối hợp cùng cô. Các hoạt động trẻ đều rất hứng thú và tích cực tham gia.
Các bật phụ huynh lớp tôi rất quan tâm đến con em mình và phối hợp rất tốt với tôi trong công tác chăm sóc – nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
Các bật phụ huynh hiểu rõ về tầm quan trọng của việc đưa con em mình đến trường, biết được con đến trường học được những gì. Nên họ có ý thức cho con đi học đều, đưa đón đúng giờ quy định.
Có được sự ủng hộ nhiệt tình và sự tin tưởng của các bật phụ huynh. từ đó tạo cho tôi có thêm động lực để áp dụng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
* Hạn chế:
Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 24 – 36 tháng tuổi là nhanh nhớ, chống quên, vốn từ còn hạn chế, trẻ thường trả lời không đầy đủ câu.
Là lứa tuổi mới bắt đầu đị học nên còn quấy khóc nhiều, chưa quen với hoạt động của trường, cũng như các thói quen học tập dẫn đến việc cung cấp ngôn ngữ cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
Khả năng lĩnh hội thông tin của trẻ còn rất hạn chế, nếu cô truyền đạt một câu dài hoặc một sự việc có nội dung truyền tải nhiều trẻ sẽ không tiếp thu được nội dung mà cô truyền tải.
- Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
– Mục tiêu tổng quan: Tìm ra các giải pháp hữu hiệu để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và rèn luyện khả năng nghe, hiểu và phát âm chuẩn cho trẻ nhà trẻ tại đơn vị.
– Mục tiêu củ thể: Giúp trẻ 24-36 tháng tuổi tăng khả năng nghe hiểu ngôn ngữ, tăng thêm vốn từ, nói rõ ràng, nói đủ câu, không nói ngọng. Giúp trẻ mở rộng thêm kiến thức về những trò chơi. Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, biết chơi cùng bạn và đoàn kết trong khi chơi.
- Nội dung giải pháp
2.2.1. Nội dung giải pháp chính
– Giải pháp 1: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ đón trẻ.
– Biện pháp 2: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi ở các góc.
– Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạo chơi ngoài trời.
– Biện pháp 4: Lựa chọn lồng ghép phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong hoạt động chơi – tập có chủ định.
– Biện pháp 5: Lựa chọn một số trò chơi phù hợp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
– Biện pháp 6: Kết hợp với phụ huynh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Về khả năng áp dụng của giải pháp:
Giải pháp này tôi đã áp dụng cho trẻ nhà trẻ, trường mẫu giáo bình minh, đã được kết quả tốt. Với đề tài mang tính thực hiện và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, giải pháp này có thể nhân rộng ở phạm vi các đơn vị bạn trong toàn huyện.
- Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp.
– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: Giải pháp này đã được áp dụng ở lớp nhà trẻ, Trường Mẫu giáo Bình Minh, đã đạt được kết quả tốt trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ về khả năng phát triển ngôn ngữ. Giải pháp mang lại cho phụ huynh thêm nhiều kiến thức về việc rèn luyện khả năng phát âm và phát triển ngôn ngữ sớm cho trẻ. Bên cạnh đó, giải pháp còn mang đến những cái mới cho bản thân tôi cũng như những đồng nghiệp trong trường về việc xây dựng, tổ chức và thực hiện các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi tại trường mầm non.