Giải pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi quan tâm, chia sẽ với người thân, bạn bè ở lớp Lá 1 trường Mẫu giáo Bình Minh năm học 2023-2024.

Lượt xem:

Đọc bài viết

1. Tình trạng giải pháp đã biết:

– Là giáo viên mầm non có tinh thần học tập và rèn luyện tôi nắm được đặc điểm tâm sinh lý trẻ 5-6 tuổi cùng với tầm quan trọng của việc giúp trẻ phát triển những kỹ năng sống yêu thương, quan tâm, chia sẽ giúp trẻ. Nó đóng vai trò quyết định đến chất lượng tiếp thu khi trẻ tham gia lĩnh hội các lĩnh vực phát triển khác trên con đường hình thành và phát triển toàn diện nhân cách theo mục tiêu giáo dục mầm non. Tình cảm trí tuệ của trẻ bắt đầu xuất hiện và tình cảm đạo đức của trẻ thể hiện rất rõ nét khi mẹ ốm, ba đau. Vì thế, đây là giai đoạn vàng để hình thành khả năng thể hiện cảm xúc tình cảm để giúp trẻ biết yêu thương, quan tâm, chia sẽ với mọi người xung quanh cho trẻ.

– Năm học 2023-2024, tôi được phân công dạy lớp 1á 1 tại điểm tập trung, trường Mẫu giáo Bình Minh. Thời gian bắt đầu áp dụng từ tháng 09/2023 cho hết hết tháng 05/2024. Quá trình thực hiện giải pháp này tôi nhận thấy những ưu điểm và hạn chế như sau:

– Ưu điểm:

Nhà trường chú trọng thực hiện nghiêm túc các quy định về ứng xử của cán bộ giáo viên trong đơn vị đồng thời tập huấn, sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên học tập các chuyên đề: Giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giáo dục lễ giáo, giáo dục đạo đức để rèn cho trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.

Giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên, yêu nghề mến trẻ, có kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt, đối xử công bằng yêu thương, quan tâm và sẵn sàng lắng nghe cùng mọi trẻ.

Trẻ phát triển tốt về cảm xúc tình cảm, thể hiện rõ nét sự yêu ghét rõ ràng khi trải qua các tình huống thực tiễn.

Phụ huynh quan tâm đến bật học mầm non đặc biệt tin tưởng, gởi gấm con em cho giáo viên nuôi dạy.

– Hạn chế:

Giáo viên đôi khi chưa dành thời gian trò chuyện nhiều với trẻ, chưa tạo nhiều cơ hội giúp trẻ chia sẽ suy nghĩ, cảm xúc.

Đa số trẻ chưa có kỹ năng thể hiện sự yêu thương, quan tâm, chia sẽ với mọi người xung quanh, thiếu cơ hội được thực hành trải nghiệm các hoạt động rèn luyện kỹ năng quan tâm, chia sẽ.

Một số trẻ quen được nuông chiều, không muốn chia sẽ, có xu hướng muốn mọi người nhường nhịn mình, khi không thuận theo ý trẻ có biểu hiện chống đối, giành đồ chơi, đánh cắn bạn, la hét. Trẻ chưa phân biệt cảm xúc tích cực và tiêu cực cũng như chưa kiểm soát được hành vi tiêu cực.

Một số phụ huynh nuông chiều trẻ quá mứt nhưng lại không dành nhiều thời gian trải nghiệm cùng con, thiếu quan tâm chia sẽ với trẻ và chưa chú trọng giáo dục tình cảm cho con.

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

2.1 Mục đích của giải pháp:

+ Mục tiêu chung: Các biện pháp thực hiện nhằm giáo dục hình thành cho trẻ kỹ năng yêu thương, quan tâm, chia sẽ cho trẻ 5-6 tuổi với mọi người xung quanh để phát triển tốt lĩnh vực tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ.

+ Mục tiêu cụ thể: 90% trẻ đạt được các tiêu chí đánh giá về khả năng thể hiện sự quan tâm, chia sẽ với mọi người xung quanh.

2.2 Nội dung giải pháp

2.2.1. Nội dung giải pháp

– Về phần nội dung gồm có 5 giải pháp như sau:

Giải pháp 1: Xây dựng môi trường tâm lý gần gũi, yêu thương, vui vẻ, thoải mái.

Giải pháp 2: Dạy trẻ quan tâm, chia sẽ thông qua các hoạt động giáo dục.

Giải pháp 3: Dạy trẻ bày tỏ cảm xúc, tình cảm tích cực với mọi người và cách kiểm soát giải phóng cảm xúc tiêu cực bằng nhiều cách khác nhau.

Giải pháp 4: Phối hợp với phụ huynh.

3. Khả năng áp dụng của giải pháp:

Các giải pháp này tôi đã áp dụng thành công tại lớp lá 1 trường Mẫu giáo Bình Minh được ban giám hiệu và tập thể đơn vị đánh giá cao, được nhân rộng toàn khối có hiệu quả. Tôi tin rằng với tính khả thi của giải pháp trên, hoàn toàn có thể nhân rộng áp dụng ở các trường Mẫu giáo trên địa bàn huyện.

4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:

+ Về phía trẻ: Qua bảng thống kê các tiêu chí đạt từ 93,9% trở lên. Nhìn chung trẻ đã có kỹ năng thể hiện sự yêu thương, biết quan tâm chia sẽ với mọi người, nhận biết và thể hiện được cảm xúc tình cảm tích cực và kiểm soát giải phóng cảm xúc tiêu cực hợp lý. Đạt chỉ tiêu ban đầu đề ra.

+ Về phía giáo viên: Bản thân tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống yêu thương, biết quản lý cảm xúc của mình và kỹ năng dạy trẻ thể hiện cảm xúc, tình cảm tích cực với mọi người xung quanh. Gắn kết hơn với đồng nghiệp, trẻ và phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong công tác nuôi dạy trẻ.

+ Về phía phụ huynh: 100% phụ huynh tin tưởng ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong quá trình hình thành khả năng thể hiện cảm xúc, tình cảm tích cực cho trẻ.