Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ lớp Chồi 3 trường Mẫu giáo Bình Minh năm 2023-2024.
Lượt xem:
1. Tình trạng giải pháp đã biết: Trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển biến mọi mặt của xã hội đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế – xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Với sự cải thiện của cuộc sống, con người Việt Nam nói chung và trẻ em nói riêng đã có những thay đổi tích cực về thể trạng song vẫn còn đó những hạn chế nhất định đó là tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi vẫn còn cao, bên cạnh đó, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì vẫn không ngừng gia tăng. Chính vì vậy để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, trong đó có việc nâng cao thể trạng và sức khỏe, ngoài yếu tố dinh dưỡng thì rất cần các hoạt động phát triển vận động.
Trong năm học 2023 – 2024, tôi chủ nhiệm lớp ghép 4-5 tuổi trường Mẫu giáo Bình Minh. Trong quá trình tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng phát triển vận động tôi nhận thấy đa số trẻ chưa hứng thú, tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động. Vì vậy tôi đã đưa ra giải pháp cụ thể: Giáo dục phát triển vận động thông qua tiết học, giáo dục phát triển vận động thông qua các hoạt động trong ngày, giáo dục phát triển vận động thông qua công tác tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh. Sau một năm áp dụng đồng bộ các giải pháp tôi nhận thấy các giải pháp trên rất phù hợp, đem lại nhiều hiệu quả thiết thực về mặt kinh tế – xã hội. Về kinh tế sáng kiến đã xây dựng được môi trường tổ chức các hoạt động phong phú với nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo, góp phần tiết kiệm kinh phí của nhà trường trong việc mua sắm đồ dùng, trang thiết bị. Về mặt xã hội bản thân tôi đã tổ chức linh hoạt, sáng tạo các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; trẻ hứng thú, tích cự tham gia các hoạt động. Góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ của nhóm lớp. Các giải pháp tôi đưa ra dễ làm, dễ thực hiện nên có khả năng áp dụng, nhân rộng cao trong trường và các trường mầm non trong huyện, trong tỉnh có cùng điều kiện.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi là một nội dung quan trọng của việc rèn luyện cơ thể, hình thành và phát triển các kỹ năng vận động đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non nói chung và với trẻ 4- 5 tuổi nói riêng nên tôi đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trường mẫu giáo Bình Minh” để cùng đưa ra trao đổi với đồng nghiệp giúp việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ đạt hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng sức khỏe trẻ tại lớp, trong nhà trường và của cấp học mầm non.
Năm học 2023 – 2024 nhà trường phân công tôi dạy lớp 4-5 tuổi với số lượng 25 trẻ, qua thời gian tiếp xúc, chăm sóc và giáo dục trẻ tôi nhận thấy có nhiều ưu điểm và nhược điểm như sau:
* Ưu điểm
– Về phía nhà trường: Luôn được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, trong công tác giáo dục nói chung và giáo dục phát triển vận động cho trẻ nói riêng.
– Về phía cô: Bản thân được giao lưu học hỏi chuyên môn, trao đổi kinh nghiệp với các đơn vị bạn và trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cụm, tổ được tham gia học tập các buổi tập huấn chuyên môn của ngành, của trường về thực hiện chuyên đề giáo dục phát triển vận động. Luôn yêu nghề mến trẻ, chăm sóc trẻ nhiệt tình chu đáo.
– Về phía trẻ: Đa số trẻ trong lớp đều được học qua lớp 3 – 4 tuổi, trẻ ngoan ngoãn, lễ phép, cơ bản trẻ đã nắm được một số kỹ năng vận động.
– Về phía phụ huynh: Phụ huynh luôn quan tâm đến con em mình.
* Hạn chế
– Về phía nhà trường: Nhà trường chưa có phòng giáo dục thể chất, sân chơi còn chật hẹp nên khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động.
– Về phía cô: Do lớn tuổi nên hạn chế vận động ít nhiều ảnh hưởng tới quá trình dạy trẻ.
– Về phía phụ huynh: Còn nuông chiều và chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. Một số phụ huynh đi làm xa gửi trẻ cho ông bà nên chưa được quan tâm đến việc chăm sóc trẻ tốt vì vậy trẻ bị ốm, cơ thể mệt mỏi nên tham gia các hoạt động vận động chưa đạt hiệu quả.
– Về phía trẻ: Một số trẻ lần đầu tiên đến trường còn nhút nhát chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động đặc biệt là các hoạt động phát triển vận động.
Bảng 1: Kết quả khảo sát chất lượng của trẻ trước khi áp dụng sáng kiến
STT | Tiêu chí | Kết quả đạt được trước khi áp dụng | |||
Đạt | Chưa đạt | ||||
Số trẻ | Tỷ lệ | Số trẻ | Tỷ lệ | ||
1 | Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn | 10/25 | 40% | 15/25 | 60% |
2 | Tham gia các hoạt động mạnh dạn, tự tin | 09/25 | 36% | 16/25 | 64% |
3 | Thể hiện tốt các kỹ năng, kỹ xảo vận động | 07/25 | 28% | 18/25 | 72% |
4 | Thực hiện tốt các động tác phát triển các nhóm cơ , hô hấp | 10/25 | 40% | 15/25 | 60% |
5 | Thực hiện tốt các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt | 08/25 | 32% | 17/25 | 68% |
6 | Nhận biết các món ăn thông thường và lợi ích đối với sức khỏe | 10/25 | 40% | 15/25 | 60% |
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
* Việc dạy trẻ nắm chắc hơn việc rèn luyện cơ thể, hình thành và phát triển các kỹ năng vận động để giúp trẻ phát triển toàn diện của trẻ
+ Nội dung giải pháp:
+ Khả năng áp dụng: “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi tại trường Mầm giáo Bình Minh năm học 2023-2024” đã được áp dụng tại lớp 4-5 tuổi đạt được hiệu quả cao và áp dụng rộng rãi tại các lớp mẫu giáo của trường Mẫu giáo Bình Minh.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
“Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi tại trường Mẫu giáo Bình Minh năm học 2023-2024” đã được áp dụng tại lớp 4-5 tuổi điểm Ngã sáu đạt được hiệu quả cao và áp dụng rộng rãi tại các lớp mẫu giáo của trường Mẫu giáo Bính Minh.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp.
* Đối với giáo viên:Bản thân đã nắm vững yêu cầu, nguyên tắc xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động và nâng cao khả năng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. Biết vận dụng linh hoạt cuyên đề phát triển vận động vào các môn học khác trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ hàng ngày. Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh trong quá trình giáo dục phát triển vận động.
*Đối với phụ huynh:Phụ huynh hiểu được sự cần thiết phải xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động phù hợp, an toàn cho trẻ. Thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa, tác dụng của việc giáo dục phát triển vận động đối với trẻ, thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập và sức khoẻ của trẻ. Đã có sự phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên của lớp trong các hoạt động của trẻ ở trường mầm non. Ủng hộ nguyên liệu, phế thải làm đồ dùng đồ chơi tự tạo.
* Đối với trẻ: Trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, phát triển hài hòa cân đối về hình thể mạnh dạn, tự tin tích cực tham gia vào các hoạt động. Các tố chất vận động nhanh, mạnh, bền, khéo. Trẻ được chăm sóc giáo dục, nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khoẻ, được đảm bảo an toàn cả ở trường cũng như ở nhà. Trẻ có những kỹ năng, kỹ xảo vận động tốt từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện các lĩnh vực phát triển khác như: Phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ và là chìa khoá giúp trẻ tự tin bước vào cuộc sống.Kết quả phát triển vận động của trẻ được nâng lên rõ rệt.