Giải pháp nâng cao sự hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi trong các giờ học tại trường Mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
Lượt xem:
Hoạt động học là một hoạt động sinh hoạt một ngày của trẻ và cô ở trường, qua hoạt động học sẽ giúp trẻ có thêm một số kiến thức về sự vật hiện tượng xung quanh và biết thêm những kỹ năng cần thiết. Những trẻ ở lứa tuổi này mới bắt đầu có sự tiếp xúc với bên ngoài khi đến lớp có cô giáo có bạn bè trẻ sẽ cảm thấy như đang trong một môi trường vô cùng rộng lớn, nên trẻ sợ đến lớp nhất là các em 3 tuổi, có trẻ thì buổi đầu rất vui vẻ hào hứng mải mê khám phá xung quanh nhưng đến ngày thứ hai, thứ ba trẻ nhận ra việc phải học thì trẻ bắt đầu khóc, có trẻ thì giả vờ đau đầu, đau bụng để trốn tránh đến lớp,có trẻ thì trong hoạt động học không ngồi im, không tập trung chú ý, đùa nghịch, nói chuyện tự do trong giờ học, tất cả các trẻ đều không hiểu tiếng…Nên dẫn đến kết quả học không được cao. Rõ ràng đó là những dấu hiệu tâm lý của trẻ em sợ đi học. Nguyên nhân chính là các em chưa tìm thấy hứng thú, niềm vui trong các hoạt động học .
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ 3-4 tuổi theo chương trình đổi mới hiện nay nên tôi luôn mong muốn mang lại cho trẻ ở lớp một môi trường thoái mái hứng thú, không nhàm chán, trẻ hăng say khi tham gia các hoạt động trong giờ học, bởi thế có câu nói “ trẻ em như búp trên cành biết ăn, biết ngủ biết học hành là ngoan”. Vì vậy, việc cho trẻ hưng thú vào giờ học rất quan trọng trong qua trình làm việc chăm sóc trẻ giáo dục trẻ tại lớp và nhìn chung vào thực tế khi làm việc bản thân tôi nhận thấy có những ưu điểm và hạn chế như sau:
* Ưu điểm:
– Được sự quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất của ban giám hiệu nhà trường.
– Lớp học rộng rãi thoáng mát, bố trí đầy đủ đồ dùng, đồ chơi trẻ, các thiết bị công nghệ thông tin, internet.
– Giáo viên có trình độ trên chuẩn về chuyên môn, luôn nhiệt tình trong mọi công việc, yêu nghề, mến trẻ, có kỹ năng tạo hình, khiếu thẩm mĩ, sáng tạo.
– Trẻ ngoan và chủ động trong mọi hoạt động.
– Phụ huynh luôn quan tâm tới mọi hoạt động của lớp, nhiệt tình giúp đỡ, ủng hộ, đóng góp nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi tự tạo.
*Hạn chế:
– Tôi được tham gia bồi dưỡng các lớp tập huấn ở các trường tôi nhận thấy khi tổ chức các hoạt động theo chương trình giáo dục mầm non có những tồn tại và hạn chế cho trẻ như: Một số trẻ còn chưa hứng thú khi tham gia các hoạt động của cô trong giờ học.
– Số trẻ trên lớp đông một số trẻ chưa có nề nếp học tập.Trong thực tế giáo viên đôi lúc còn thiếu chủ động trong việc tổ chức một hoạt động, phụ thuộc quá nhiều vào tài liệu gây cho trẻ sự nhàm chán, cô làm nhiều hơn trẻ.
– Nhận thức của mỗi trẻ khác nhau và sự tập trung chú ý của trẻ hạn chế, cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng giờ học không sinh động.
– Đồ dùng dạy học chưa sáng tạo còn phụ thuộc vào đồ dùng dạy học của nhà trường.
– Một số phụ huynh chưa nhận thức hết được yêu cầu và tầm quan trọng khi cho trẻ đến trường, cho trẻ đi học không đúng giờ, còn coi nhẹ việc học tập của con.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp
2.1.1. Mục tiêu tổng quát:
“Giải pháp nâng cao sự hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi trong các giờ học tại trường mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang” là những hoạt động giúp trẻ khám phá những điều mới lạ tăng thêm sự hiểu biết và trẻ thoả mản được tự do hoạt động. Bên cạnh đó cũng giúp trẻ một cơ thể khoẻ mạnh nhanh nhẹn phát triển hài hoà cân đối. Góp phần làm phong phú các hoạt động cho cô và khơi gợi sự hứng thú của trẻ nhằm nâng cao chất lượng cho trường.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể:
Thay vì trước đây trong các giờ học trước khi vào tiết học thì giáo viên chỉ hát hò, cho trẻ đọc thơ hay câu đố,… để ổn định dẫn dắt vào bài hoặc trong tiết học chỉ cho trẻ xem tranh ảnh, video và trò chuyện cho trẻ nghe. Còn với giải pháp mới trước khi vào tiết học giáo viên đã chuẩn bị một môi trường gần gũi với hoạt động giảng dạy, bên cạnh đó việc chuẩn bị các đồ dùng đa dạng, bắt mắt cũng gây hứng thú với trẻ. Ngoài ra việc cho trẻ hóa thân vào các nhân vật trog giờ học sẽ khiến trẻ cảm thấy thích thú, trẻ sẽ tự phát huy được khả năng sáng tạo, thích khám phá tìm tòi của mình. Từ những suy nghỉ trên tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao sự hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi trong các giờ học tại trường mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang”.
Giải pháp này được áp dụng lớp mẫu giáo 3-4 tuổi,Trường mẫu giáo Bình Minh đã đạt được kết quả tốt trong việc nâng cao sự hứng thú trong giờ học cho trẻ. Giải pháp này có thể nhân rộng ở phạm vi các đơn vị bạn trong toàn huyện
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
+ Việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ tốt hơn.
+ Việc sử dụng đồ dùng đồ chơi tốt hơn.
+ Việc thực hiện giảng dạy của cô và học tập của trẻ có nề nếp tiến bộ rõ rệt.
– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):
Đa số trẻ tích cực tham gia các hoạt động hăng say, hào hứng, tự nguyện, hứng thú, mong muốn được tham gia các hoạt động nhiêu hơn, trẻ có tiến bộ rõ rệt trong các hoạt động, tạo ra môi trường phong phú với nội dung của từng chủ đề, đầy đủ đồ dùng đồ chơi hấp dẫn cho trẻ.
Trẻ thuộc các bài đồng dao đã gây được hứng thú, thu hút trẻ vào các hoạt động mà cô giáo tổ chức.
Giáo viên không còn lúng túng, đã linh hoạt, sáng tạo sử dụng lồng ghép các giải pháp, các phương pháp vào giờ học, chơi, tạo cho trẻ sự tự tin, nhanh nhẹn, thoải mái, mạnh dạn trong hoạt động chơi.
Cha mẹ học sinh có hiểu biết về kiến thức về hoạt động học của trẻ, quan tâm đến trẻ một cách rõ rệt, thích cho con mình được tham gia các hoạt động học một cách tích cực.