Giải pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
Lượt xem:
1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Bảo vệ an toàn và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ khi trẻ đến và tham gia các hoạt động ở trường là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Một số trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi còn rất hiếu động khi tham gia các hoạt động trong và ngoài giờ học dẫn đến các nguy cơ xẩy ra tai nạn với trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của giáo viên hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn. Vì vậy, khi vui chơi, trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn thương tích như: Rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương. Những tai nạn này sẽ để lại những hậu quả không tốt cho trẻ. Nếu thương tích nặng, trẻ sẽ bị mất máu, tinh thần hoảng loạn. Vết thương vào mắt rất nguy hiểm: có thể gây mù. Vết thương gãy xương, đều nguy hại đến tính mạng trẻ. Để trẻ được an toàn chúng ta phải tạo được môi trường an toàn cho trẻ. Phòng tránh những tai nạn thương tích thường gặp. Phòng tránh các dị vật ở tai, mũi, họng. Phòng tránh tai nạn do ngộ độc. Phòng tránh đuối nước, cháy bỏng- điện giật, tai nạn giao thông, động vật cắn. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở trong trường mầm non.
* Ưu điểm:
– Cơ sở vật chất nhà trường đã được xây dựng đúng theo tiêu chuẩn nên cơ bản đã đạt.
– Ban giám hiệu rất quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc sức khoẻ ban đầu
cho cán bộ học sinh và giáo viên trong trường rất chú trọng tạo mọi điều kiện để công tác ý tể hoạt động tốt. Có phòng y tế và nhân viên y tế, tủ thuốc được trang thiết bị y tế khá đầy đủ, công tác sơ cấp cứu ban đầu: bông, băng, gạt, dầu gió, thuốc sát trùng…
– Nhà trường luôn làm tốt công tác phối hợp với trạm y tế xã trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
– Giáo viên có ý thức và trách nhiệm trong vấn đề đảm bảo an toàn
cho trẻ. Luôn quan sát, bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi, có ý thức nhắc
nhở trẻ về các hành động dễ gây ngã hoặc nguy cơ trong các tình huống xảy ra
hàng ngày.
– Các bậc phụ huynh học sinh rất quan tâm giúp đỡ nhà trường trong việc
mua sắm bổ sung trang thiết bị phục vụ cho học tập, vui chơi và công tác y tế
trường học.
*Hạn chế:
– Giáo viên chưa có nhiều sáng tạo trong các hình thức tổ chức hoạt động phát triển vận động. Ít tổ chức các hoạt động để trẻ được trải nghiệm, ôn luyện củng cố kiến thức. Cô chưa chú ý lồng ghép vào các hoạt động khác và chưa quan tâm nhiều đến việc thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ.
– Nhận thức của phụ huynh về môn giáo dục phát triển vận động không quan trọng mà chỉ là một môn phụ không cần quan tâm. Từ đó chưa quan tâm đến việc phối hợp với giáo viên tổ chức các hoạt động vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ, luôn bắt trẻ ngồi ngoan một chỗ để tránh bị bẩn quần áo hoặc sợ trẻ bị ngã.
– Đa phần trẻ chưa có thói quen kỹ năng và nề nếp tốt trong hoạt động giáo dục thể chất. Bên cạnh đó một số trẻ còn hiếu động, thích chạy nhảy nô đùa nhưng chưa có khả năng thể hiện chính xác các động tác tập luyện, sáng tạo trong các hoạt thể dục. Một số trẻ khác lại khá rụt rè nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể.
Nhận thức được điều đó, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ để tìm ra biện pháp và hình thức để gây hứng thú khi tham gia vào hoạt động thể chất cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi tại lớp mình phụ trách. Trên thực tế, ở các trường mầm non giáo dục thể chất chưa được quan tâm đúng mức, chính vì vậy tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm là “Giải pháp giúp phát huy tính tích cực trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang”.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
– Mục đích của giải pháp: Đánh giá được thực chất việc phát triển vận động của trẻ, từ đó tìm ra nhiều biện pháp sáng tạo giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao ý thức tập luyện và hào hứng trong các bài tập, giúp hoạt động thể chất đạt chất lượng cao hơn. Làm cho giờ học sinh động, lôi cuốn, giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động, lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc hơn, phát triển tốt các tố chất: Nhanh, mạnh, bền, khéo, dẻo dai… Giúp trẻ phát triển tốt khả năng phối hợp các giác quan, các bộ phận trên cơ thể. Giúp cho phụ huynh nhận thức được sự cần thiết phải quan tâm chăm sóc phát triển thể chất cho trẻ. Giáo viên có nhiều kinh nghiệm hơn, nâng cao trình độ chuyên môn trong chăm sóc, giáo dục phát triển thể chất cho trẻ từ đó góp phần phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện nhất về mọi mặt. – Nội dung giải pháp: Để giúp trẻ phát triển thể lực được tốt, có cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối thì việc xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Bên cạnh đó, việc lựa chọn hình thức tổ chức hoặc lựa chọn các đồ dùng, đồ chơi gây chú ý, tạo cảm giác mới lạ, kích thích trẻ vận động cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Lồng ghép hoạt động thể chất vào các hoạt động khác trong ngày, cho trẻ vận động mọi lúc, mọi nơi giúp trẻ tự giác, tích cực hơn trong tham gia các hoạt động thể chất. Luôn tuyên truyền với phụ huynh phối hợp với nhà trường trong việc phát triển các kỹ năng vận động cho trẻ, bởi chỉ cho trẻ tập luyện ở trường thôi là không đủ, cần sự phối hợp hài hòa giữa gia đình và nhà trường để giúp trẻ phát triển thể chất tốt hơn. Tổ chức tốt các cuộc thi, hội thi giúp phát triển thể chất cho trẻ tham gia, không những giúp phát triển thể chất mà còn giúp trẻ tự tin, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động tập thể hơn. Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động thể chất, giáo dục phát triển vận động cũng chỉ gói gọn theo giáo trình giảng dạy cũ, không kích thích được sự tích cực, chủ động của trẻ, việc nâng cao độ khó trong các bài tập cơ bản và sáng tạo trong các động tác luyện kết hợp với nhạc cho trẻ còn chưa cao. Một số trẻ hiếu động, thích chạy nhảy nô đùa nhưng chưa có khả năng thể hiện chính xác các động tác tập luyện, sáng tạo trong các hoạt thể dục. Một số trẻ khác lại khá rụt rè nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Giải pháp này được áp dụng ở lớp mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường Mẫu giáo Bình Minh đã đạt kết quả tốt trong hoạt động phát triển vận động cho trẻ. Giải pháp này có thể nhân rộng ra áp dụng ở các đơn vị bạn trong toàn huyện.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp.
– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sau khi thực hiện các giải pháp trên tôi thấy trẻ lớp tôi ngày càng hứng thú và tích cực tham gia vận động. Qua một thời gian tiến hành và sửa đổi theo nhiều cách khác nhau để tìm ra những hướng tốt nhất cho trẻ khi tham gia vận động tôi nhận thấy hoạt động thể chất của lớp tôi có tiến bộ rõ rệt, trong giờ học, trẻ trở lên mạnh dạn, sôi nổi hơn, học hứng thú và tích cực hơn.Trẻ lĩnh hội sâu những kỹ năng vận động và nhớ lâu hơn các tiết dạy đơn thuần. Qua các hoạt động rèn luyện tố chất vận động cũng được phát triển tốt, chất lượng vận động của trẻ được nâng lên rõ rệt. Thể lực của trẻ được phát triển, cơ thể trẻ phát triển hài hòa cân đối, phản xạ của trẻ được tăng nhanh, trí lực của trẻ cũng được rèn luyện. Trẻ có cảm giác về nhịp điệu và sự định hướng không gian.
– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử :
+ Đối với giáo viên: qua áp dụng giải pháp, giáo viên có nhiều kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục trẻ phát triển vận động, lập kế hoạch giáo dục học tập khoa học phù hợp với trẻ. Trong giờ hoạt động thể dục,cô giáo biết tổ chức và có tác phong sư phạm hướng dẫn chính xác, chuyển tiếp nhẹ nhàng lôgic thu hút trẻ học tốt. Lồng ghép được giáo dục phát triển vận động vào các hoạt động khác, hình thức tổ chức đa dạng phong phú theo các chủ đề.
+ Đối với trẻ: Qua quá trình tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động giáo dục phát triển vận động với các biện pháp tôi nêu ở phần trên, trẻ lớp tôi đã mạnh dạn hơn trong tất cả các hoạt động, những trẻ nhút nhát đã tự tin hơn, không e dè sợ sệt nữa. Các cháu lớp tôi đã tiến bộ lên rất nhiều khỏe mạnh, thích học vận động, tập tốt bài vận động thậm chí luyện tập sức đề kháng tốt lên, trẻ suy dinh dưỡng giảm rõ rệt vì vậy trẻ ít ốm hơn đi học đều, ngoan hơn.
+ Đối với phụ huynh: thấy được tầm quan trọng của việc phát triển thể chất cho trẻ, luôn quan tâm đến sự phát triển sau này của con em mình, phối hợp ngày càng tốt hơn trong việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ. Đa số phụ huynh nhận thức tốt tác dụng của thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đối với việc phát triển vận động cho trẻ. Phụ huynh nhiệt tình giúp đỡ giáo viên trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi. Phụ huynh đã quan tâm hơn tới nội dung phát triển vận động, biết hướng dẫn, rèn luyện một số kỹ năng cơ bản cho trẻ lúc ở nhà.