Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chăm sóc giáo dục cho trẻ tại lớp Lá 2

Lượt xem:

Đọc bài viết

Việc dạy học bằng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non sẽ tạo ra môi trường học tập đầy hứng thú, tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội phát triển về mọi mặt. Muốn  ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chăm sóc giáo dục cho trẻ đạt kết quả cao. Trước tiên tìm ra những trở ngại và những yêu cầu cần thiết khi soạn giáo án điện tử. Để từng bước nâng cao trình độ tin học và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách tìm hiểu, khai thác thông tin, tư liệu trên mạng internet để đưa vào bài dạy theo từng lĩnh vực cho phù hợp. Đồng thời phải phối hợp với phụ huynh về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ và chia sẻ trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy. Từ đó nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của bản thân, đồng nghiệp, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, giúp trẻ hứng thú và tích cực hơn khi tham gia các hoạt động.

1. Tình trạng giải pháp đã biết:

Đất nước Việt Nam đang ngày một phát triển và hòa nhập cùng với nền kinh tế tri thức của toàn thế giới. Trong thời đại cộng nghệ 4.0 như hiện nay thì việc vận dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực giáo dục là một điều hết sức cần thiết và phải được quan tâm chú trọng. Ngành giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng thì cũng đã và đang tiếp cận với cộng nghệ thông tin hiện đại. Vì thế, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải năng động, sáng tạo và hiện đại phù hợp với sự phát triển của đất nước và nhu cầu của xã hội. Hiện nay việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy thể hiện rõ nét nhất là qua “giáo án điện tử” và đặc biệt thời buổi dịch covid 19 này thì nó còn thể hiện qua các video mà các giáo viên xây dựng, cắt ghép, chỉnh sửa gửi cho phụ huynh hướng dẫn cháu học tại nhà thông qua mạng như: zalo, facebook, google meet, zoom, viber,…

* Ưu điểm:

Được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, nhà trường có hỗ trợ thêm máy vi tính kết nối mạng internet, có tivi, phục vụ tốt cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 

 Bản thân là giáo viên được đào tạo chính quy với hơn 5 năm giảng dạy tôi hiểu được nhu cầu , khả năng, cách chăm sóc và những mong muốn của trẻ để có những cách thiết kế bài giảng hợp lý, phù hợp yêu cầu của độ tuổi trong từng hoạt động nhằm giúp trẻ có những khái niệm chính xác hơn về thế giới khách quan góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.

* Hạn chế: Tuy nhiên qua khảo sát các hoạt động tôi nhận thấy có một số trẻ phát triển về trí tuệ và sự linh hoạt nhạy bén về thế giới xung quanh ở mức độ vừa phải do mất tập trung khi cô truyền thụ kiến thức qua tranh ảnh phô tô vì thế chưa đem lại hiệu quả cao và chưa thu hút được trẻ trong quá trình giảng dạy. Kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin của  một số giáo viên còn hạn chế.

Với cái tâm của một giáo viên, tình yêu thương luôn hướng vào trẻ , tôi luôn băn khoăn, trăn trở trước những khó khăn và hạn chế đó, vì vậy tôi không ngừng suy nghĩ và học hỏi để tìm ra những phương pháp và cách làm tối ưu nhất để giúp các em có cách nhìn toàn diện về thế giới qua và đây cũng là động lực để tôi chọn đề tài: “Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chăm sóc giáo dục cho trẻ tại lớp Lá 2 Trường Mẫu Giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang”

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

– Mục đích của giải pháp:

Nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và tìm hiểu về một số thực trạng đối với giáo viên mầm non trong việc thiết kế giáo án điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.

Mở rộng thêm biện pháp giúp cho các chị em đồng nghiệp có thêm kiến thức trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy.

Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho trẻ, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, đáp ứng mục tiêu phát triển trẻ một cách toàn diện về thể chất, tình cảm – xã hội, ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ; việc đưa công nghệ thông tin vào hoạt động học tập – hoạt động vui chơi là giải pháp hữu hiệu giúp trẻ làm quen với một phương pháp học tập mới, hiện đại. Từ đó giúp các cháu có thêm cách nhìn về thế giới xung quanh một cách phong phú và sinh động hơn.

– Nội dung giải pháp: Việc thực hiện dạy học bằng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non sẽ tạo ra môi trường học tập đầy hứng thú, tạo diều kiện cho trẻ có cơ hội phát triển về mọi mặt. Để khắc phục những hạn chế nêu trên thì bản thân tôi đã đề ra một số giải pháp như sau:

Giải pháp 1: Tìm ra những trở ngại và những yêu cầu cần thiết khi soạn giáo án điện tử.

 Người giáo viên cần có những kiến thức căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm powerpoint và phải có niềm đam mê thật sự với công việc đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn sao cho phù hợp với bài giảng.

 Bản thân tôi đã tìm hiểu và tìm ra nguyên nhân, cách khắc phục ở những hạn chế khi soạn giáo án điện tử về việc tìm hình ảnh minh hoạ, âm thanh sôi động, tư liệu dẫn chứng phù hợp với bài giảng, tôi nhận thấy trong việc giảng dạy cho trẻ ở các môn điều không thể thiếu là tranh ảnh minh họa, và nhạc mp3, video. 

 Tôi thường xuyên lên mạng tìm các video và học hỏi cách cắt, ghép tạo hiệu hứng cho trình chiếu vì thế từ ngày tôi áp dụng những hiểu biết đó vào lớp học, đã tạo ra một không khí học tập và làm việc vô cùng thoải mái khác hẳn so với cách dạy trước đây.

 Đây giải pháp mới giúp người giáo viên tìm ra được những trở ngại thật sự và đặt ra những yêu cầu cần thiết khi soạn giáo án điện tử, tránh tình trạng lan mang làm mất nhiều thời gian mà bài giảng không đạt được hiệu quả như  mong muốn, tuy nhiên tuỳ thuộc vào tính chất của mỗi hoạt động học mà đặt ra những yêu cầu khác nhau, nếu đáp ứng được những nhu cầu đó thì đó là một điều tuyệt

vời.

Giải pháp 2: Nâng cao trình độ tin học và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin.

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là nhu cầu học tập của trẻ cũng phải theo kịp thời đại 4.0. Sự thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và giảng dạy trên giáo án điện tử hay không thì yêu tố đầu tiên quyết định đó chính là bản thân giáo viên. Do đó, nhà trường phải đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên. Một số giáo viên có đầy đủ về máy tính, điện thoại thông minh nhưng lại không am hiểu về công nghệ thông tin. Còn một số khác có kiến thức, kĩ năng nhưng lại không có điều kiện về cơ sở vật chất và một số thì lại ngại va chạm vào vì lười hoặc là không hứng thú,… vì thế nhà trường cần có cuộc khảo sát thực tế và khảo sát trên cả hồ sơ giáo viên để nắm rõ cả về bằng cấp, điều kiện, tâm tư nguyện vọng. Từ đó, đưa ra những giải pháp phù hợp cho đội ngũ giáo viên.

Chẳng hạn, trường có thể tổ chức lớp bồi dưỡng kĩ năng sử dụng máy tính và các phần mềm tin học cho những giáo viên khá về tin học, và sau đó những giáo viên khá sẽ kèm những giáo viên yếu về tin học. Trường cũng có thể tổ chức sinh hoạt chuyên đề trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Bộ phận chuyên môn chọn lọc những tài liệu cơ bản, dễ thực hành cho giáo viên tìm hiểu về lý thuyết trước sau đó thực hành. Bên cạnh đó, Nhà trường cần động viên giáo viên tích cực tự học, trao dồi, chia sẻ kiến thức cùng nhau tiến bộ vì sự phát triển của trẻ.

Giải pháp 3: Tìm hiểu, khai thác thông tin, tư liệu trên mạng internet để đưa vào bài dạy.

Một số trang wed hỗ trợ đắc lực cho giáo viên mầm non trong việc thiết kế các bài giảng điện tử, tìm kiếm nguồn tài nguyên khổng lồ để khai thác như là violet,  mamnon.com, google.com. Bạn có thể tìm thấy vô số hình ảnh, video, âm thanh… thậm chí cả những phần mềm tin học hỗ trợ rất tuyệt vời cho việc thiết kế giáo án điện tử của bạn.

           Phương pháp nào cũng có mặt tích cực và hạn chế nhưng quan trọng nhất là ở người giáo viên phải nắm rõ kiến thức chuyện môn, chọn lựa và thiết kế lên một giáo án mang lại hiệu quả cho trẻ, tùy vào từng tiết học mà có thể chọn cách dạy phù hợp miễn sao lấy trẻ làm trung tâm và trẻ phải đạt được mục tiêu mà bài học đưa ra.

Lựa chọn phông nền, màu chữ, hình ảnh và hiệu ứng phù hợp với bài dạy.

– Chỉ nên sử dụng chữ màu đậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền đậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu trắng hay vàng. Nên nền sử dụng màu đơn sắc không nên sử dụng các bức tranh có quá nhiều màu hoặc có quá nhiều chi tiết cầu kì làm nền dễ dẫn đến khó phối màu chữ  gây phân tán và rất dễ mất tập trung ở trẻ. Đối với trẻ mầm non, trẻ luôn thích thú, say mê với những gì nổi bật hoặc chuyển động, đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc nội dung, yêu cầu của bài dạy: cần cung cấp cho trẻ kiến thức gì” và cần làm nổi bật chi tiết nào? Để có thể giúp trẻ nhận biết, lĩnh hội tri thức một các đơn giản, dễ nhất.

– Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng hợp lý, không lạm dụng, không gây nhiễu loạn làm mất tập trung vào bài học. Các hiệu ứng và âm thanh xử lý phù hợp theo độ tuổi của trẻ. Việc lựa chọn hiệu ứng quá nhiều sẽ làm trẻ phân tán chú ý, mất tập trung dẫn đến kiến thức chính trong bài học bị ảnh hưởng bất lợi.

Biệp pháp trên là biện pháp hết sức cần thiết của một giáo án điện tử, nếu chỉ trình bày suông bằng hình ảnh đơn giản cũng chẳng có vấn đề gì cả, nhưng khi chúng ta đã làm giáo án điện tử thì không chỉ làm cho bài học của chúng ta phong phú hơn, mà còn tạo cho không khí lớp học vô cùng thoái mái và sinh động, không những giúp trẻ hứng thú học, mà còn giúp trẻ tích cực hoạt động xây dựng bài thuận lợi cho việc áp dụng dạy trẻ theo hướng dạy học lấy trẻ làm trung tâm. 

Giải pháp 4: : Ứng dụng công nghệ thông tin vào một số lĩnh vực phát triển

Lĩnh phát triển tình cảm xã hội: Chẳng hạn môn Môi trường xung quanh, khi dạy đề tài “Động vật sống trong rừng” thì chúng ta có thể vào youtube tải video về con Hổ, Voi, Khỉ,.. về trình chiếu cho trẻ xem. Khi trẻ xem thì trẻ sẽ có cảm giác là mình đang sợ hoặc là ngạc nhiên (đó là dạy cho trẻ biết cảm giác) và trẻ có thể quan sát con vật đồng thời biết được là con Hổ có bộ lông vằn, đi bốn chân, thức ăn của nó là thịt, tiếng kêu của nó rất là ghê sợ….Hoăc là khi dạy các hiện tượng tự nhiên thì tranh ảnh phô tô khó mà truyền tải  hết để trẻ hiểu về các hiện tượng tự nhiên như: mưa bão, động đất, núi lửa,… chúng ta cần phải lên internet tải video cho trẻ xem, vừa xem vừa trò chuyện hoặc là cho trẻ dự đoán chuyện gì sẽ xảy ra. Như vậy tiết dạy sẽ ít nhàm chán mà thay vào đó là cảm giác thích thú, trẻ nhớ nhanh và lâu hơn khi cô phải đi phô tô tranh rồi diễn giải các kiểu.

Lĩnh phát triển ngôn ngữ: Khi dạy 1 tiết chữ cái, thay vì cô giáo ngồi kẻ từng cái chữ in thường, viết thường, in hoa thì trên Powerpoint sẽ co tất cả đầy đủ các kiểu chữ, đặc biệt khi chúng ta cho trẻ phân tích cấu tạo của chữ cái thì trên phần mềm có cả hiệu ứng chạy từng nét chữ, có kèm cả âm thanh làm cho trẻ thích thú hơn khi học trên tranh mà cô in sẵn.

Lĩnh phát triển nhận thức: Khi cô lên tiết toán với số lượng 9, theo như những giáo viên không am hiểu về công nghệ thông tin thì một là họ sẽ bỏ công ra ngồi vẽ những lô tô cho cô và trẻ, như vậy sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức, nhiều khi không được thẫm mĩ cho lắm, hai là họ sẽ bỏ tiền ra in dịch vụ, như vậy thì lại tốn chi phí. Nhưng khi một giáo viên có một ít kỹ năng trên máy tính thì họ sẽ lên google.com.vn truy cập tình kiếm hình ảnh sao đó copy qua slide trên Powerpoint, chỉ cần thao tác trên chuột máy tính Copy và past, kèm theo một vài hiệu ứng nếu thêm vào thì dùng hiệu ứng “Xuất hiện”, bớt ra thì cô click vào hiệu ứng “Biến mất” như vậy rất nhanh, không tốn thời gian nhưng trẻ lại hứng thú hơn khi học trên máy như thế.

Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ: Trong lĩnh vực này, môn dễ áp dụng công nghệ thông tin mà trẻ lại hứng thú đó là môn Âm nhạc. Cô sẽ tạo bài giảng của mình trên powerpoint theo trình tự trong các slide cô chèn nhạc không lời vào khi click chuột nhạc sẽ tự động phát ra, click lần 2 nhạc tự động dừng lại hoạc cô dùng chuột không dây điều khiển từ xa, cô giáo không cần chạy tới chạy lui, loay hoay vì phải mở từng đoạn nhạc trên máy catset. Khi dạy trẻ múa minh họa theo bài hát thì cô có thể cho trẻ xem video bài múa mà mình muốn dạy cho trẻ xem 1 lần, sau đó cô sẽ múa lần 2, như vậy sẽ bớt nhàm chán hơn và cô cũng cảm thấy tiết dạy nhẹ nhàng khi có máy tính hỗ trợ.

Và một điều đặc biệt là khi ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy thì khi tổ chức trò chơi trên máy tính thì trẻ rất là thích và có kỹ năng sử dụng chuột máy tính trong quá trình thi đua rất nhanh và có vẻ thành thạo. Chẳng hạn như trò trơi về môn Làm quen với toán, cô sẽ cho chơi trò chơi ai nhanh nhất: đề tài là hôm nay học Số lượng 8 và chữ số 8, vậy cô sẽ cho rất là nhiều con số khác  trong các ô vuông và yêu cầu các bé là click chuột vào ô nào chứa số 8, đội nào click nhanh và chính xác sẽ là đội chiến thắng. Như vậy trẻ sẽ rất tập trung chú ý và cố gắng chơi làm sao cho đúng luật chơi và cách chơi, từ đó kỹ năng click chuột và kĩ năng sử dụng máy tính dần hình thành và phát triển.

Giải pháp 6: Phối hợp với phụ huynh về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ

Hiện nay, đại đa số phụ huynh học sinh 99% đều sử dụng điện thoại thông minh, một số có cả ipad, máy tính xách tay,…như vậy đây là điều kiện thuận lợi để giáo viên hợp tác với phụ huynh dễ dàng hơn. Bằng cách, giáo viên thiết lập Group zalo của lớp, hôm nay bé học gì cô có thể gửi qua zalo nhóm cho phụ huynh ở nhà cũng có thể biết con học gì, có thể rèn luyện học bài cùng con,…ví dụ hôm nay học bài thơ “Ong và bướm” cô có thể trích slide bài giảng của bài thơ, hoặc những câu hỏi gửi cho phụ huynh xem và dạy con ở nhà, như vậy cô giáo sẽ cảm thấy yên tâm, cha mẹ cũng hài lòng và trẻ thì lại được kiến thức và sự giáo dục chu đáo, đặc biệt là trong thời gian nghỉ dịch covid -19.

Giải pháp 7: Chia sẻ trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy.

Là một giáo viên công tác được hơn 5 năm, nhưng kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng còn hạn chế, bản thân tôi  thường học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong trường, tìm hiểu thêm trên trang mạng, sách báo, trao đổi những biểu hiện của cháu với các đồng nghiệp để tìm cách giáo dục trẻ phát triển một cách phù hợp nhất. Nhờ đó mà tôi có thể giải quyết kịp thời những vướng mắt và giáo dục trẻ tốt hơn. Và nhờ có sự giúp đỡ về phía Ban giám hiệu trong trang bị phương tiện, đồ dùng cũng như những tài liệu có liên quan để giáo dục trẻ tốt hơn và có khả quan hơn.